Home Chuyên Đề Tại Sao Chúng Ta Phải Nghiên Cứu Sách Phi-líp?

Tại Sao Chúng Ta Phải Nghiên Cứu Sách Phi-líp?

by Crosswalk.com
30 đọc

Hơn cả việc ăn uống và niềm vui

Khi tôi lớn lên trong hội thánh, tôi thường nghe từ “thông công” rất nhiều. Trong bối cảnh của chúng tôi, từ đó có nghĩa là “Cơ Đốc nhân đến với nhau trong đó có thức ăn”. Người lớn thì nói với nhau “nhiều thứ” khi họ ăn, và những đứa trẻ thì tìm cái gì đó vui để chơi.

Không có điều gì sai trái trong việc Cơ Đốc nhân đến với nhau để ăn uống, trò chuyện, và/hoặc cùng chơi với nhau. Nhưng, có những điều sâu xa hơn trong “sự thông công” được đề cập như chủ để chính ở trong sách Phi-líp.

Khải tượng của Phao-lô về thông công cũng giống như J.R.R. Tolkien trong “the fellowship of the Ring” (Chúa tể những chiếc nhẫn). Gandalf và những cộng sự của ông cùng chia sẻ một sứ mạng. Họ chia sẻ những kinh nghiệm lạ thường, đau đớn. Điều này mang đến sự kết nối một cách sâu sắc và đầy ý nghĩa.

Đây là ý nghĩa của sự thông công – chia sẻ sự kết nối về nhân diện, mục tiêu, sứ mạng và kinh nghiệm.

Mối thông công trong thập tự giá

Đằng sau sách Phi-líp là một câu chuyện đầy mê hoặc về Phao-lô và những người Cơ Đốc nhân ở Phi-líp – đó là cái mà chúng ta có thể gọi là “mối thông công trong thập tự giá”. Họ cùng chia sẽ tình yêu thương, cảm xúc, cho đến những giọt nước mắt. Họ đọc những điều này khi đối mặt với sự cầm tù, dọa giết, sự hy sinh lớn lao, sự chống đối, và lòng dũng cảm – tất cả những điều này đến từ sự hân hoan thật sự trong phúc âm và hướng đến sứ mệnh cuối cùng là phúc âm được lan truyền ra khắp thế giới.

Ép-ba-phô-đích, một người hầu và là người đưa thư cho hội thánh Phi-líp đã phải liều cả tính mạng của mình để có thể mang những thông tin cho Phao-lô khi Phao-lô đang ở trong trận chiến tại nhà tù của người La Mã (Phi-líp 2:25-30). Những người Phi-líp trong rất nhiều dịp đã hỗ trợ Phao-lô trong sứ mạng rao truyền phúc âm bằng cả tài chánh lẫn những lời cầu thay. Phao-lô viết sách Phi-líp phần lớn là để gửi lời cảm ơn tới hội thánh về những sự chăm sóc và cũng như cập nhật những thông tin mới nhất cho họ thông qua Ép-ba-phô-đích, người đã an toàn và trở về nhà với bức thư cho người Phi-líp.

Mối thông công giữa một sứ đồ, một hội thánh, và thông điệp này có mặt ở khắp mọi nơi trong sách Phi-líp (Phi-líp 1:5, 7, 14-19, 27; 2:1-8, 17-18, 22, 25, 30; 3:16-17; 4:1-3, 10-16). Họ cùng đồng công trong việc chia sẻ phúc âm của sự ân điển cũng như chia sẻ về sứ mạng của phúc âm. Thực ra, thông qua sự hỗ trợ cũng như những lời cầu thay, những người Phi-líp đang đồng công với Phao-lô “trong vòng xiềng xích (tôi), hoặc trong khi binh-vực và làm chứng đạo Tin Lành” (Phi-líp 1:7).

Hội thánh Phi-líp đồng công trong phúc âm cũng như sứ mạng về phúc âm không chỉ với Phao-lô nhưng ở giữa chính hội thánh của họ. Giống như việc Phao-lô kêu nài họ sống trong sự hiệp một, khiêm nhường không vị kỉ cũng như hoà thuận với mọi người xung quanh (Phi-líp 1:27; 2:1-5; 4:2-3). Một lần nữa, bởi vì những gì chúng ta cùng nhận lãnh trong Đấng Christ nên lời kêu gọi của Phao-lô cho sự hiệp một và hoà thuận được kêu nài một cách mạnh mẽ và lặp đi lặp lại nhiều lần.

Một thư tín đặc biệt

Có một số chủ đề liên quan đáng chú ý ở đây. Phi-líp là một thư tín chứa đựng sự niềm nở đặc biệt cũng như một lá thư cá nhân sâu sắc. Ngòi bút của Phao-lô tuôn chảy cùng với cảm xúc cũng như sự cảm kích đối với những môn đồ tại hội thánh Phi-líp. Và đặc biệt, thư tín Phi-líp chứa đựng một trong số những kiến thức thần học quan trọng nhất (đặt biệt là Cơ Đốc học) trong toàn bộ kinh thánh (Phi-líp 2:5-11). Nó chưa đựng một sự giải thích rõ ràng và cá nhân nhất về phúc âm (Phi-líp 3:1-11), cũng như các công việc cụ thể của phúc âm. (Phi-líp 3:12-4:9).

Cuối cùng, Phao-lô có kinh nghiệm sâu sắc khi thường xuyên đưa các Cơ Đốc nhân đến mối thông công với Đấng Chirst (Phi-líp 3:10, 20). Đấng Christ này là đấng họ cùng đồng công. Mối quan hệ và sự thông công của họ dựa trên phúc âm của Ngài, ân điển của Ngài, sứ mạng của Ngài, sự hiện diện của Ngài, những lời hứa của Ngài và sự bình an trong Ngài.

Tất cả đều được tụ hội trong bốn phân đoạn ngắn này.

Vì những lý do trên cũng như một số lý do khác nữa, Phi-líp là một sách đòi hỏi chúng ta không chỉ đọc mỗi ngày nhưng phải cẩn thận nghiên cứu và suy ngẫm.

Ngay giờ đây, hãy cùng suy ngẫm những câu cuối của phân đoạn đầu đã được tóm tắt một cách khéo léo về mục tiêu của Phao-lô cũng như chủ đề trong toàn bộ thư tín Phi-líp:

“Anh chị em hãy sống thế nào cho xứng đáng với Tin Mừng của Chúa Cứu Thế để dù cho tôi đến thăm hay ở xa anh chị em tôi cũng vui vì nghe rằng anh chị em đứng vững vàng trong Chúa Cứu Thế, theo đuổi cùng một mục tiêu, chung nhau chiến đấu cho đức tin trong Tin Mừng, và rằng anh chị em không sợ những người chống đối mình. Đó là bằng chứng cho thấy kẻ chống đối anh chị em sẽ bị tiêu diệt còn anh chị em sẽ được Thượng Đế cứu. Vì anh chị em được vinh dự là không những tin Chúa Cứu Thế mà thôi, lại còn chịu khổ vì Ngài nữa. Anh chị em đã tham dự vào những cuộc thử nghiệm mà tôi đã trải qua, và bây giờ anh chị em cũng vẫn nghe về những cuộc thử nghiệm ấy.”

(Phi-líp 1:27-30)

Dịch: Sam

Nguồn: Crossway.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like