Home Tin tức Sự Thật Được Hé Lộ: Benjamin Franklin Muốn Hợp Tác Với Nhà Truyền Giáo George Whitefield Trong Cuộc Đại Phấn Hưng Tại Nước Mỹ

Sự Thật Được Hé Lộ: Benjamin Franklin Muốn Hợp Tác Với Nhà Truyền Giáo George Whitefield Trong Cuộc Đại Phấn Hưng Tại Nước Mỹ

30 đọc

Những người theo chủ nghĩa thế tục hiện đại muốn giới thiệu Franklin là một người Vô thần muốn tách Cơ Đốc giáo ra khỏi phạm vi công chúng… Giống như tất cả những Người Sáng Lập khác, ông không muốn nhà thờ nhà nước giống như các quốc gia Châu Âu. Tuy nhiên, điều ông muốn lại là một xã hội mà người dân được lãnh đạo bằng những nguyên tắc Cơ Đốc về phẩm hạnh và đạo đức.

Trong một lá thư đề ngày 2/7/1957, Benjamin Franklin đã viết một lời đề nghị với George Whitefield, một mục sư nổi tiếng nhất của Cuộc Đại Phấn Hưng, cùng nhau hợp tác để thiết lập một thuộc địa  Cơ Đốc “ở Ohio,” là vùng biên giới vào thời điểm bấy giờ.

Trong lá thư, Franklin bày tỏ một cách tự tin rằng Chúa sẽ ban cho họ thành công trong dự án như vậy, “Nếu chúng ta làm điều đó với sự chân thành để tôn vinh Ngài.” Ông viết:

“Tôi hình dung ra chúng ta có thể làm điều đó một cách hiệu quả và không để đất nước phải tốn kém. Điều đó sẽ thật tuyệt vời, định cư ở đất nước tốt đẹp đó, với một thân thể lớn mạnh của những người tôn giáo (Cơ Đốc nhân) và siêng năng. Nó sẽ mang đến an ninh cho các thuộc địa khác; và mang lợi ích cho người Anh, bằng cách gia tăng dân cư, lãnh thổ, sức mạnh và thương mại của họ. Có thể sẽ không dễ dàng để giới thiệu tôn giáo thuần túy ở giữa người ngoại đạo, nếu chúng ta có thể, thì thuộc địa như vậy sẽ cho họ thấy một tấm gương tốt hơn của Cơ Đốc nhân…?

Làm Bạn Cho Đến Cuối Cùng

Flanklin trở thành bạn bè với Whitefield 18 năm kể từ khi Whitefield đến thăm Philadelphia và rao giảng phúc âm cho đám đông lớn ngoài trời. Franklin đã dự buổi hôm đó và bị thu hút bởi nhà phấn hưng trẻ, nóng cháy nhỏ hơn mình 9 tuổi này. Điều này đã được chứng minh bởi một tình bạn thân thiết và lâu dài được nhóm lên.

Franklin và Whitefield trở thành đối tác khi Franklin in ấn và phân phát những tạp chí và bài giảng của Whitefield và là cố vấn cho ông trong việc kinh doanh. Whitefield từng ở lại trong nhà Franklin khi đến thăm Philadelphia và Franklin đã viết thư cho anh trai của mình ở Boston, “Whiteflied là một người đàn ông tốt và tôi yêu quý anh ấy.”

30 năm tiếp theo, họ vẫn giữ mối quan hệ sống động và cởi mở. Whitefield thường nói về đức tin trong Đấng Christ và nhắc nhở Franklin phải đảm bảo chắn chắn rằng ông đã chuẩn bị khi qua đời. Khi Whitefield qua đời ở Newburyport, Connecticut, vào ngày 30/9/1770, lúc mà Flanklin đang ở London. Cảm nhận rõ ràng sự mất mát sâu sắc này, ông viết,

“Tôi đã biết anh ấy một cách sâu sắc hơn 30 năm; sự liêm chính, không vu lợi, và sự sốt sắng không biết mệt mỏi của anh trong sự theo đuổi mọi việc lành, tôi chưa từng thấy ai được như anh ấy, tôi sẽ không bao giờ thấy người vượt hơn anh ấy.”

Tầm Nhìn Truyền Giáo Của Franklin

Từ kết quả của tình bạn này, Franklin bước ra khỏi quan điểm Vô thần của mình và quay lại với nguồn gốc Thanh giáo (Puritan) của mình. Tình yêu và sự tôn trọng sâu sắc của Franklin đối với Whitefield được thấy rõ bằng thực tế khi ông muốn Whitefield trở thành đối tác của ông trong việc thiết lập một thuộc địa mới ở biên giới Ohio. Chú ý rằng Flanklin muốn gia tăng dân số những người “tôn giáo” và siêng năng. Khi Franklin, hoặc bất kỳ Người Sáng Lập nào, nói về những người “tôn giáo”  là họ đang nói đến các Cơ Đốc nhân.

Chú ý đến động lực truyền giáo mà Franklin đã trình bày với Whitefield. Ông không chỉ là muốn tăng dân số thuộc địa bằng các Cơ Đốc nhân, mà ông còn muốn thuộc địa này trở thành một cơ sở để giới thiệu với những người thổ dân Mỹ về vùng đất mà ông gọi là “tôn giáo thuần túy.”

Từ khi ông viết thư cho Whitefield, không nghi ngờ khi nói “tôn giáo thuần túy” trong quan điểm của Franklin là Tin Lành phấn hưng mà Whitefield đã rao giảng tại Philadelphia và khắp các thuộc địa khác.

Mặc dù thời gian và hoàn cảnh đã không cho họ có cơ hội để bắt đầu dự án này, tôi đoán chắc rằng tầm nhìn của Franklin cho một xã hội Cơ Đốc không bao giờ chết đi nhưng đã trở thành hiện thực trong việc thành lập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, ông là một trong những Người Cha Sáng Lập quan trọng nhất.

Sự Cam Kết của Franklin với Các Giá Trị Cơ Đốc

Franklin không phải là một nhà truyền giáo nóng cháy như Whitefield, nhưng ông đã bị thuyết phục rằng chỉ có Cơ Đốc giáo mới có thể mang lại một hệ thống đạo đức cho một xã hội ổn định và thịnh vượng. Ông biết rằng Cơ Đốc nhân không hoàn hảo, nhưng ít ra họ nhận biết được một tiêu chuẩn phẩm hạnh, đạo đức để hướng đến, để họ nỗ lực và được kêu gọi để bám chặt lấy.

Niềm tin của Franklin với Cơ Đốc giáo là một sức mạnh đạo đức cần thiết trong xã hội là lý do tại sao ông lại chối bỏ một bản thảo từ nhà Vô thần nổi tiếng, Thomas Paine, khi Paine tấn công Cơ Đốc giáo chính thống. Franklin, trong một ngôn từ rất mạnh mẽ, yêu cầu Paine không được in bản thảo đó hoặc thậm chí không cho người khác thấy nó. Ông viết:

“Tôi sẽ khuyên ông, vì thế… hãy đốt miếng giấy này trước khi bất kỳ ai thấy nó; nhờ đó ông sẽ cứu được chính mình khỏi một sự sỉ nhục lớn bởi những kẻ thù mà nó có thể dấy lên để chống lại ông, và có lẽ nên ân hận và ăn năn. Nếu con người còn độc ác khi có tôn giáo (Cơ Đốc giáo), họ còn trở nên thế nào nếu không có tôn giáo.”

Franklin Kêu Gọi Hội Lập Hiến Cầu Nguyện

Sự ảnh hưởng của Whitefield trên Franklin có thể thấy được tại Hội Nghị Lập Hiến 17 năm sau khi Whitefield qua đời. Khi Hội Nghị không tìm được giải pháp và có nguy cơ tan rã mà chưa hoàn thành công việc, chính Franklin, giờ ông đã 81 tuổi, đã đứng lên và kêu gọi hội nghị cầu nguyện.

Trong lời kêu gọi của mình, Franklin đã trích dẫn từ cả Thi thiên và các sách Phúc Âm và nhắc nhở những người tham gia hội nghị khi Chúa đã trả lời lời cầu nguyện của họ trong thời chiến. Phát biểu với chủ tịch hội nghị George Washington, Franklin nói,

“Thưa ngài, làm sao điều đó có thể xảy ra, trong khi chúng ta chưa từng có suy nghĩ hạ mình cầu khẩn với Người Cha của sự sáng để soi sáng sự hiểu biết của chúng ta? Vào lúc bắt đầu cuộc tranh luận với Vương Quốc Anh, khi chúng ta cảm thấy nguy hiểm, chúng ta đã cầu nguyện mỗi ngày trong căn phòng này để xin sự bảo vệ của Chúa. Thưa ngài, lời cầu nguyện của chúng ta đã được lắng nghe và trả lời một cách nhân từ. Thưa ngài, tôi đã sống một thời gian dài và giờ tôi còn sống, các bằng chứng thuyết phục hơn mà tôi thấy về lẽ thật này là Chúa cai trị công việc của con người. Và nếu một chim sẻ không thể rớt xuống đất mà không ở trong ý muốn của Ngài, thì liệu một đế chế có thể được dấy lên mà không bởi sự giúp đỡ của Chúa không? Thưa ngài, chúng ta đã được đảm bảo trong các ghi chép thánh rằng nếu Chúa không xây ngôi nhà, thì thợ xây nhà là luốn công. Tôi chắc chắc tin vào điều này. Vì thế tôi cầu xin cho phép để, từ nay trở đi, những lời cầu nguyện khẩn nài sự giúp đỡ của Thiên Đàng và ơn phước từ đó có trong các cuộc tranh luận của chúng ta trong khi diễn ra hội nghị vào mỗi buổi sáng trước khi chúng ta tiến hành làm việc.”

Mặc dù đề xuất của ông không “chính thức” được thông qua, nhưng đã có nhiều cá nhân đáp ứng bởi họ tôn trọng đề nghị của ông. Theo những người có mặt, “một bầu không khí hòa giải dường như bao trùm cả hội trường.” Các lời phàn nàn nhỏ mọn và lợi ích địa phương đã bị gạt sang một bên, và các đại biểu tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Hiến Pháp và Dự Luật Quyền Lợi của Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng Whitefield đã mỉm cười từ Thiên Đàng với người bạn già của ông!

Đúng vậy, Franklin Muốn Một Nước Mỹ Cơ Đốc

Những người theo chủ nghĩa thế tục hiện đại muốn giới thiệu Franklin là một người Vô thần muốn tách Cơ Đốc giáo ra khỏi phạm vi công chúng. Vô thần muốn Cơ Đốc giáo ra khỏi phạm vi công cộng. Đó đúng là quan điểm của Franklin, tuy nhiên, dựa trên những câu trích dẫn có chọn lọc bị lấy ra khỏi bối cảnh mà không đề cập đến sự thay đổi quan điểm của ông về Chúa và Cơ Đốc giáo khi ông đã chín chắn. Di sản Thanh giáo và tình bạn thân thiết với Whitefield của ông cũng bị bỏ qua.

Giống như tất cả những Người Sáng Lập khác, ông không muốn nhà thờ nhà nước giống như các quốc gia Châu Âu. Tuy nhiên, điều ông muốn lại là một xã hội mà người dân được lãnh đạo bằng những nguyên tắc Cơ Đốc về phẩm hạnh và đạo đức. Điều này đã được làm rõ trong lá thư của ông viết cho Whitefield, và trong ý nghĩa này, rõ ràng là Benjamin Flanklin đã có một tầm nhìn cho một Nước Mỹ Cơ Đốc.

 

Dịch: Puih Nấu

Nguồn: Breakingchristiannews.com

Bình Luận:

You may also like