Home Chuyên Đề Mâu Thuẫn Khổng Lồ Trong Tư Duy Khoa Học – Phần 4: Khoa học bị làm cho méo mó ngày nay chỉ là một dạng tôn giáo khác

Mâu Thuẫn Khổng Lồ Trong Tư Duy Khoa Học – Phần 4: Khoa học bị làm cho méo mó ngày nay chỉ là một dạng tôn giáo khác

by Viethungpham.com
30 đọc

Nhiều nhà khoa học không có khả năng nhận ra sai lầm logic của họ

Nhiều nhà khoa học, thật đáng buồn, không nắm được những lỗ hổng to lớn trong hệ thống niềm tin của họ. Họ không có khả năng nhận ra rằng nhiều niềm tin của họ dựa trên một hệ thống đức tin chứ không phải là một hệ thống tư duy hợp lý.

Khi các nhà khoa học nói về sự tiến hóa, họ xuất phát hoàn toàn từ sự kiêu ngạo, cho rằng họ đúng một cách mặc định. Bất cứ ai dám tranh luận với họ đều phải chứng minh rằng họ sai, nhưng bản thân họ không có nghĩa vụ phải chứng minh họ đúng. Niềm tin của chủ nghĩa duy khoa học không đòi hỏi bằng chứng, chỉ có đức tin. Tin một sự kiện nào đó là đúng là một nguyên tắc then chốt của thứ tôn giáo duy khoa học.

Đây không phải là điều bất thường trong các tôn giáo. Chẳng hạn Thiên Chúa giáo cho rằng Chúa tồn tại và không cần phải “chứng minh” điều đó. Sự tồn tại của Ngài được chấp nhận như một sự kiện của đức tin. Điều này chẳng đúng mà cũng chẳng sai; nó là đặc trưng của một hệ thống tín ngưỡng mà khoa học tuyên bố bác bỏ. Tuy nhiên, chính khoa học cũng đi theo một khuôn mẫu y như thế.

Ngay cả lý thuyết chọn lọc tự nhiên dựa trên sự thừa kế di truyền thuần túy cơ học cũng có những lỗ hổng rất lớn về logic, và do đó nó là một sự kiện của đức tin. Đầu tiên là không có đủ dữ liệu lưu trữ trong bộ gene của con người để có thể mô tả đầy đủ sự thừa kế về mặt vật chất và về mặt hành vi của con người. Sự thất bại to lớn của Dự án Giải mã Gene Người cũng làm cho chúng ta phải suy nghĩ: Đây là một dự án hứa hẹn giải quyết điều bí ẩn về nguồn gốc của hầu hết các bệnh tật. Một khi hệ gene của con người đã được giải mã hoàn toàn, bệnh tật sẽ được loại bỏ khỏi loài người, chúng ta đã được hứa hẹn như vậy.

Những lời hứa này giờ đây không chỉ là những ví dụ đáng buồn về ảo tưởng từ một dự án duy khoa học thất bại mà phần lớn là dẫn đến những công ty công nghệ sinh học phá sản, thay vì những việc chữa bệnh thần kỳ.

Phần lớn các nhà khoa học cho rằng con người là những robots không biết suy nghĩ

Một mâu thuẫn rõ rệt khác giữa nhiều nhà khoa học là niềm tin hài hước của họ rằng tất cả mọi người khác là một robot sinh học không biết suy nghĩ trừ chính họ! Vâng, chỉ riêng họ có suy nghĩ thông minh dựa trên ý chí tự do, nguồn cảm hứng và sự sáng tạo. Chúng ta nên đọc sách của họ, vì sách của họ xuất phát từ những tư tưởng độc đáo được vận dụng bởi những tư duy độc nhất vô nhị.

Tuy nhiên, niềm tin này mâu thuẫn với toàn bộ quan điểm của họ về người khác. Họ tuyến bố “tư tưởng” chỉ là ảo giác, và không có cái gọi là ý thức. Nếu bạn tin vào những gì họ nói, thì tất cả những cuốn sách do Dawkins, Hawking hay những người tôn thờ chủ nghĩa duy khoa học khác, theo tuyên bố của riêng họ, chỉ là những lời nói ngớ ngẩn vô giá trị được tạo ra thông qua một quá trình “viết tự động” do các phản ứng hóa học vô hồn, phi tư tưởng trú ngụ trong một khối neuron cơ học trôi lềnh bềnh trong hộp sọ. Do đó, những cuốn sách của họ hoàn toàn thiếu ý nghĩa và không phục vụ cho một mục đích nào cả. Từ ngữ chứa trong đó chỉ đơn thuần là “đầu gối viết ra” từ những chiếc máy tự động có hình dạng của con người.

Làm sao ý thức có thể tiến hóa nếu không phục vụ cho một mục đích nào cả?

Và có một mâu thuẫn lớn khác trong cộng đồng khoa học. Hầu hết các nhà khoa học thông thường cho rằng ý thức là một ảo tưởng mà bằng cách nào đó phát sinh từ chọn lọc tự nhiên để các thành viên cá thể của một loài có thể hoạt động dưới ảo tưởng về ý chí tự do. Tuy nhiên, họ đồng thời tuyên bố “tư tưởng” giả tạo này không có tác động thực tế lên thế giới hiện thực vì theo định nghĩa nó là một ảo giác.

Vậy làm thế nào một hiện tượng huyền ảo có thể dẫn đến chọn lọc tự nhiên và tiến hóa nếu nó không tác động đến thế giới thực?

Đây là một mâu thuẫn sâu sắc thể hiện những niềm tin sai lệch của các nhà duy vật (tức là các nhà khoa học chính thống). Với đủ thời gian và công sức, tôi có thể đặt tên cho hàng trăm mâu thuẫn hiển nhiên mà họ không xấu hổ quảng bá là “sự thật”.

Thực ra nhiều “sự thật” khoa học đã đắm chìm trong “niềm tin”.

Khoa học bị làm cho méo mó ngày nay chỉ là một dạng tôn giáo khác

Tại sao tôi lại trình bày tất cả những điều này trên Natural News? Bởi vì nếu chúng ta tiến lên phía trước như một nền văn minh, chúng ta phải vượt qua niềm tin ngớ ngẩn cho rằng bất kể cái gì được mưu cầu dưới lá cờ của “khoa học” hiện đại đều nghiễm nhiên cao hơn (thậm chí là thần thánh) so với tất cả các dạng nhận thức khác.

Bất kỳ hệ thống tư duy nào không chịu được những câu hỏi chất vấn hoặc những thách thức đối với niềm tin của nó thì đều không phải là khoa học gì hết.

Để giải trí và khảo sát tỉ mỉ, bạn có thể nêu lên những câu hỏi sau đây, nhằm chất vấn những người theo chủ nghĩa duy khoa học và nhanh chóng bóc trần niềm tin sai lầm của họ:

  • Có vaccine nào không an toàn không? Phải chăng mọi vaccine đều hiển nhiên an toàn theo định nghĩa?
  • Bạn có đánh con chó của bạn không? Nếu động vật không có linh hồn và không có ý thức, thì liệu bạn có đồng ý rằng sẽ chẳng có hệ lụy gì về đạo đức khi tra tấn cá heo và voi không? Còn động vật linh trưởng thì sao? Mèo? Người hàng xóm?
  • Nếu ý chí tự do không tồn tại, thì không ai có thể chịu trách nhiệm về hành động của họ. Tất cả các hành động, theo định nghĩa, là “tự động” và không có lỗi của người đó bởi vì không có sự lựa chọn nào trong một bộ não vô ý thức. Nếu bạn tin điều này, bạn có còn ủng hộ việc giải phóng tất cả những kẻ giết người và kẻ hiếp dâm khỏi nhà tù vì họ không chịu trách nhiệm về hành động của họ không? Mục đích của hình phạt là gì nếu bọn tội phạm bạo lực không có “lựa chọn” vì họ không có ý chí tự do?
  • Nếu bộ gene người không có đủ thông tin để mô tả một dạng người hoàn chỉnh, thì sự thừa kế di truyền thuần túy cơ học là như thế nào?
  • Nếu ý thức là một ảo giác, bởi cơ chế gì mà bộ não tạo ra ảo giác này? Và vì mục đích gì? Lợi thế tiến hóa nào có thể phục vụ được điều này nếu “ảo giác về ý thức” không thể có bất kỳ tác động “thực tế” nào đối với hành vi? Theo định nghĩa, chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải những chức năng vô dụng của bộ não. Vậy làm thế nào mà ý thức cứ tồn tại vô cùng lâu dài như vậy?
  • Nếu chọn lọc tự nhiên chỉ có thể hoạt động trên các dạng sống đã tồn tại từ trước, vậy sự sống đầu tiên đến từ đâu? Nó phát sinh như thế nào? (Phải chăng do ma thuật?)
  • Cái gì gây ra Big Bang? Nếu không có gì gây ra nó, làm thế nào để bạn giải thích một vũ trụ được chi phối bởi “những định luật” mà bản thân nó xuất hiện không theo định luật nào cả?
  • Nếu các định luật của vũ trụ xuất hiện trong quá trình Big Bang, và nếu các vũ trụ song song khác có thể có các hằng số khác điều chỉnh sự thay đổi của các định luật vật lý mà chúng ta biết và hiểu, thì vũ trụ của chúng ta làm thế nào mà “nhớ” được những định luật đã được lựa chọn của nó? Hằng số vật lý có thể thay đổi không? Tốc độ ánh sáng có thể thay đổi không? Phải chăng nó biến đổi trong một mô hình lặp lại?

… vân vân và vân vân. Những câu hỏi như thế này là một cách đơn giản để vạch trần những người tin vào chủ nghĩa duy khoa học là những người có trình độ tư duy kém cỏi.

Đã đến lúc hạ bệ các Linh mục cao cấp của Chủ nghĩa duy khoa học

Nếu chúng ta muốn tiến lên phía trước như là một nền văn minh, chúng ta phải hạ bệ các linh mục cao cấp của chủ nghĩa tôn thờ khoa học và trở lại một quá trình khoa học thực sự, nơi những câu hỏi được hoan nghênh, sự khiêm tốn được phục hồi, và tinh thần khám phá không kiêu ngạo thống trị trên hết.

Đây là quá trình tôi đang nắm giữ ở Natural News, và đó là lý do tại sao hàng triệu độc giả khắp thế giới đang chuyển sang Natural News thay vì đọc các ấn bản khoa học kiêu ngạo như Scientific American, một tạp chí theo chủ nghĩa duy khoa học dựa trên đức tin hiện nay hoạt động không chỉ là một công ty bán hàng tuyên truyền “kinh thánh của chủ nghĩa duy khoa học” cho các tín đồ của họ. Bất kỳ ấn phẩm nào nói rằng mọi người không nên biết những gì nằm trong thực phẩm của họ (dán nhãn GMO) tất nhiên là không mang tinh thần khoa học thực sự bởi vì khoa học thực sự là sự theo đuổi tri thức, chứ không phải là sự chôn vùi các sự kiện vì lợi ích của công ty. Không có khoa học hợp pháp nào muốn từ chối sự hiểu biết của công chúng.

“Khoa học” hiện đại ngày này đang bị thách đố bởi mâu thuẫn khổng lồ và những lỗ hổng tri thức. Phần lớn những người tôn thờ kiểu “khoa học” này tự xác định mình như những robots sinh học vô tri vô nghĩa, sống cuộc đời vô mục đích. Tất cả họ đều tin rằng giết người, hãm hiếp và thậm chí lạm dụng tình dục trẻ em cũng không có bất kể hệ lụy đạo đức nào vì không ai chịu trách nhiệm về những hành động của chính họ, bởi vì ý chí tự do là “ảo giác” như họ từng giải thích. Đạo đức của Jerry Sandusky[2] được xem như tương đương với đạo đức của Mẹ Theresa[3].

Những người theo chủ nghĩa duy khoa học này sẽ không bao giờ thừa nhận bất kỳ một khoảng trống nào trong kiến thức của họ, vì họ tin rằng họ có tài năng trời phú không thể chối cãi được và không thể bị chất vấn và không bao giờ cần phải thẩm định. Không cần phải có bằng chứng nào để hỗ trợ cho những niềm tin cốt lõi của họ như “thủy ngân trám răng là vô hại” hoặc “hóa học trị liệu cứu sống con người”. Tất cả các tuyên bố của các công ty dược phẩm, các công ty công nghệ sinh học và các công ty hóa chất được tự động chấp nhận như là Lời của Đức Chúa Trời vì họ là những người biết tất cả, toàn năng và không bao giờ bị thẩm vấn.

Để thành công như là một nền văn minh, chúng ta phải cùng nhìn nhận sự sai lầm của hệ thống niềm tin sai lầm dựa trên đức tin này và trở lại với một quá trình khám phá chân thực vượt qua những thất bại của khoa học hiện đại.

Và thậm chí đừng bắt tôi phải chứng kiến sự nổi lên của những tên robot giết người và trí thông minh nhân tạo. Đó là một trường hợp khác, khi mà sự kiêu ngạo và ảo tưởng về khoa học hiện đại có thể dẫn đến sự tàn phá nhân loại vĩnh viễn.

(Còn tiếp)

Nguồn: Viethungpham.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like