Home Chuyên Đề Làm Thế Nào Để Lên Tiếng Về Tội Lỗi Của Người Khác

Làm Thế Nào Để Lên Tiếng Về Tội Lỗi Của Người Khác

by Crosswalk.com
30 đọc

Có bao giờ bạn bị một người nào đó biết về tội lỗi của bạn và gọi riêng bạn ra nói về điều đó? Bạn cảm thấy như thế nào? Xấu hổ? Tức giận? Hay biết ơn?

Tôi trở thành Cơ Đốc nhân ở tuổi khá trẻ và đã sống một cuộc đời Cơ Đốc tin kính. Trong giai đoạn đó, tôi bắt đầu nghĩ rằng tôi tốt hơn các Cơ Đốc nhân khác bởi vì “tội lỗi của tôi không tệ như tội lỗi của họ.” Đó là một thái độ kiêu ngạo và tự lừa dối, mà tôi vẫn phạm phải.

Vào năm cuối đại học, tôi đã có một kinh nghiệm thay đổi tôi mãi mãi. Tôi ở trong xe hơi với một người bạn và nhìn thấy một cô gái mà tôi không ưa nổi. Tôi nhìn bạn mình và nói, “Cậu có thấy cô gái kia không? Thật tệ phải không…” và tiếp tục với một danh sách những thứ tiêu cực về cô gái đó.

Khi tôi ngồi đó tự thỏa mãn về những mặt tốt của mình, anh bạn của tôi nhìn tôi và nói, “ Sarah, tại sao bạn nghĩ mình tốt đẹp hơn cô đó? Bạn không biết rằng những gì xảy đến trong cuộc sống làm cô ấy trở thành con người như thế. Chúng ta đều là tội nhân, và Chúa Giê-xu đã chết cho cô ấy. Bạn cũng phạm tội, và Chúa yêu cô gái đó nhiều như yêu bạn vậy.”

Tôi muốn đáp trả với một số bắt bẻ dí dỏm, nhưng tôi không thể. Cậu ấy đã đúng.

Tôi đã từng phạm tội.

Cũng đầy tội lỗi.

Cũng cần một Đấng Cứu Rỗi như nhau.

Dạ dày của tôi vẫn bứt rứt mỗi khi nghĩ về thời điểm đó.

Ngẫm lại về cái rác

Tôi đã nhận thấy rằng ngay cả trong văn hóa Cơ Đốc, chúng ta thường tránh đi việc có ai đó coi chừng tội lỗi của chúng ta. Khi tôi nói về chủ đề này, tôi thường dùng những câu sau đây trong Ma-thi-ơ 7:1–5:

Các ngươi đừng đoán xét ai, để mình khỏi bị đoán xét. Vì các ngươi đoán xét người ta thể nào, thì họ cũng đoán xét lại thể ấy; các ngươi lường cho người ta mực nào, thì họ cũng lường lại cho mực ấy. Sao ngươi dòm thấy cái rác trong mắt anh em ngươi, mà chẳng thấy cây đà trong mắt mình? Sao ngươi dám nói với anh em rằng: Để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt anh, mà chính ngươi có cây đà trong mắt mình? Hỡi kẻ giả hình! Trước hết phải lấy cây đà khỏi mắt mình đi, rồi mới thấy rõ mà lấy cái rác ra khỏi mắt anh em mình được.”

Sau khi chúng ta đã loại bỏ cây đà của mình, chúng ta có thể loại bỏ cái rác khỏi mắt của người khác.

Tôi nhận thấy rằng mọi người thường xuyên dừng lại tại cụm từ “đừng phán xét” mà không để ý đến tất cả lẽ thật theo sau đó. Nếu họ cho qua phân đoạn này, tôi thường nghe phòng vệ “đà”. Nếu chúng ta đang đi bộ xung quanh với những cái đà tục ngữ trong mắt chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ có thể giúp đỡ lẫn nhau.

Điều này không đúng. Nếu bạn đọc câu cuối cùng, bạn thấy rõ rằng sau khi chúng ta đã loại bỏ cây đà của chính mình, giống như tôi đã làm trong trường đại học, sau đó chúng ta có thể loại bỏ hiệu quả cái rác ra khỏi mắt của người anh chị em của chúng ta. Bạn tôi đã có thể loại bỏ thành công cây đà khỏi mắt tôi mà chính tôi không biết mình có. Tôi vô cùng biết ơn cậu ấy đã nhận trách nhiệm theo Kinh Thánh một cách nghiêm túc.

Phần 1: Hai lý do dể chịu trách nhiệm giải trình với nhau.

Dưới đây là hai lý do chúng ta cần có trách nhiệm với nhau.

  1. Tránh né tội lỗi

Tội lỗi thật sự nghiêm trọng! Nó chia rẽ chúng ta với Chúa và phá vỡ những mối quan hệ giữa con người.

Trong Ma-thi-ơ 5: 29-30, Chúa Giê-xu phán “Vậy nếu con mắt bên hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy móc mà quăng nó cho xa ngươi đi; vì thà chịu một phần thân thể ngươi phải hư, còn hơn là cả thân thể bị ném vào địa ngục. Lại nếu tay hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy chặt mà liệng nó cho xa ngươi đi; vì thà chịu một phần thân thể ngươi phải hư, còn hơn là cả thân thể vào địa ngục.

Không có chỗ cho sự diễn giải sai ở đây: Tất cả tội lỗi đều nghiêm trọng.

Nếu chúng ta thấy một Cơ Đốc nhân phạm tội trong cuộc sống mà không nhận ra, với trách nhiệm là một Cơ Đốc nhân cùng niềm tin chúng ta cần phải lên tiếng.

  1. Tăng trưởng trong sự thánh khiết

Chúa trao mỗi Cơ Đốc nhân cho nhau để giúp nhau trên bước đường của chúng ta, giống như người bạn đã giúp tôi. Lý do thứ hai để giữ trách nhiệm giải trình với nhau để tăng trưởng trong sự hiểu biết và làm mạnh mẽ nhau trong bước đường với Chúa.

Ê-phê-sô 4:14-16 tóm gọn ý này:

Ngài muốn chúng ta không như trẻ con nữa, bị người ta lừa đảo, bị mưu chước dỗ dành làm cho lầm lạc, mà day động và dời đổi theo chiều gió của đạo lạc, nhưng muốn cho chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật, để trong mọi việc chúng ta đều được thêm lên trong Đấng làm đầu, tức là Đấng Christ. Ấy nhờ Ngài mà cả thân thể ràng buộc vững bền bởi những cái lắt léo, khiến các phần giao thông với nhau, tùy lượng sức mạnh của từng phần, làm cho thân thể lớn lên, và tự gây dựng trong sự yêu thương.

Chịu trách nhiệm với nhau chính là yêu thương nhau.

Khi chúng ta gọi riêng người đó ra trong tình yêu và chấp nhận một cách tự nguyện, điều đó giúp chúng ta phát triển hoặc “trưởng thành” trong bước đi của chúng ta với Đấng Christ. Chúng ta trở nên giống Chúa Giê-xu hơn.

Giữ cho nhau có trách nhiệm là điều lành mạnh và không phải là một trận chiến cho sự vượt trội thuộc linh; đó là một cách để yêu thương lẫn nhau bằng cách giúp đỡ nhau sống như Chúa muốn. Có một cách chính xác và theo Kinh Thánh để chúng ta làm điều này.

Phần 2: Cách lên tiếng về tội lỗi của người khác

Các câu sau giải thích cách giữ một người nào đó có trách nhiệm một cách hiệu quả.

Nói sự thật trong tình yêu thương

Tốt hơn là nói sự thật trong tình yêu thương, chúng ta lớn lên theo mọi cách trong Ngài là đầu, vào Đấng Christ, từ đó cả thân thể, được kết nối với các khớp nối mà nó được trang bị, khi mỗi phần đang hoạt động đúng cách, làm cho cơ thể phát triển để nó xây dựng chính nó trong tình yêu thương(Ê-phê-sô 4: 15–16).

Trước khi tôi được kinh nghiệm một ai đó yêu thương chỉ ra tội lỗi của chính tôi, quan điểm của tôi về việc giải trình không hề là tình yêu thương. Đáng lẽ tình yêu phải được ưu tiên.

Tại sao bạn muốn chỉ ra tội lỗi?

Nếu bạn thân thiết với ai đó nhận mình là Cơ Đốc nhân và bạn thấy được tội lỗi của họ, tự hỏi bản thân tại sao bạn muốn chỉ ra tội lỗi ấy với họ. Điều đó có giúp họ tăng tưởng trong bước đường và giữ họ khỏi phạm tội hay không, hay là làm cho bạn thấy mình trở nên giỏi hơn vì bạn nghĩ mình tốt đẹp hơn họ?

Nếu tình yêu thương không phải là động lực của bạn, bạn sẽ vấp ngã và thân thể của Đấng Christ sẽ bị tổn thương.

Làm theo các bước sau

Ma-thi-ơ 18: 15–17 cung cấp các bước rõ ràng về trách nhiệm giải trình.

Nếu anh em ngươi phạm tội cùng ngươi, thì hãy trách người khi chỉ có ngươi với một mình người; như người nghe lời, thì ngươi được anh em lại. Ví bằng không nghe, hãy mời một hai người đi với ngươi, hầu cứ lời hai ba người làm chứng mà mọi việc được chắc chắn. Nếu người không chịu nghe các người đó, thì hãy cáo cùng Hội thánh, lại nếu người không chịu nghe Hội thánh, thì hãy coi người như kẻ ngoại và kẻ thâu thuế vậy.”

Các bước được chia nhỏ như sau:

Bước 1: Bắt đầu bằng cách gặp riêng chỉ hai người để nói cho người đó biết. Bằng thái độ yêu thương, giải thích những gì bạn thấy xảy ra và hỏi xem họ có thấy điều đó không.

Bước 2: Nếu họ từ chối, sau đó yêu cầu một vài người tham gia với bạn là những người quan tâm đến người đó và cũng đã nhìn thấy hành vi. Bằng cách này, người đó sẽ biết bạn không phải đang bịa chuyện.

Bước 3: Không phải lúc nào cũng đi đến bước thứ ba, đó là nói với hội thánh. Nếu người đó không lắng nghe sau hai bước đầu tiên, hãy nhờ sự giúp đỡ của một mục sư hoặc trưởng ban thanh thiếu niên.

Bước 4: Nếu tất cả các biện pháp này thất bại, Chúa cho phép chúng ta không phải mang lấy gánh nặng làm cho người đó thấy sự thật. Ngài có thể tìm một cách khác để tiếp cận người đó ngay cả khi điều đó không có bạn.

Bước cuối cùng, đừng bao giờ ngừng cầu nguyện rằng mắt của người đó sẽ được mở ra ngay cả khi họ không lắng nghe bạn.

Điều quan trọng là phải giữ cho nhau có trách nhiệm.

Tôi khao khát được thấy các Cơ Đốc nhân chịu trách nhiệm với nhau, bởi vì điều này đã thực sự thay đổi cuộc đời tôi và tôi mãi mãi biết ơn. Bởi vì một ai đó đủ dũng cảm để chỉ ra tội lỗi trong cuộc đời tôi, đã giúp tôi lớn lên trong đức tin của tôi và tiếp cận mọi người theo cách yêu thương hơn. Tôi làm việc hiệu quả hơn trong chức vụ vì ân tứ trách nhiệm, và tôi nghĩ chúng ta có thể hiệu quả hơn trong Thân Thể của Đấng Christ nếu chúng ta không sợ phải chịu trách nhiệm với nhau.

Dịch: Trường Vinh

Nguồn: Crosswalk.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like