Home Chuyên Đề Làm Thế Nào Billy Graham Tránh Được Các vụ Bê Bối Trong Suốt Cả Cuộc Đời Mình

Làm Thế Nào Billy Graham Tránh Được Các vụ Bê Bối Trong Suốt Cả Cuộc Đời Mình

by Van Anh
30 đọc

Nhà truyền giáo Billy Graham đã sống 99 năm, đã viết 30 quyển sách, gặp gỡ 12 vị tổng thống Hoa Kỳ và đã giảng Phúc Âm cho hàng triệu người. Ông đã được chôn vào thứ Sáu vào ngày 2 tháng 3, tại Charlotte, North Carolina là quê hương của ông. Ông sẽ được nhớ đến không chỉ là một vị anh hùng đức tin thay đổi thế giới nhưng mọi người sẽ nhớ đến ông như một diễn giả khiêm nhường, người có tính cách thanh liêm đã thiết lập tiêu chuẩn vàng cho mỗi giáo sĩ tại đất nước này.

Tại sao người đàn ông này rất được tôn trọng? Làm thế nào ông đã có thể gìn giữ    được mục vụ của mình sạch sẽ không bê bối trong hơn 75 năm?

Vào năm 1948, khi Graham mới chỉ 30 tuổi, ông và các thành viên trong nhóm mục vụ nhỏ của mình đã nhóm nhau lại để học Kinh Thánh và cầu nguyện trong một nhà nghỉ tại Modesto, California. Những người trong buổi nhóm đó bao gồm trợ lý truyền giáo Grady Wilson, ca sĩ George Beverly Shea và người hướng dẫn bài hát Cliff Barrows. Ông Graham đã thách thức họ cầu nguyện về những nguyên tắc phẩm hạnh họ cần áp dụng để giữ cho mục vụ này được trong sạch.

Kết quả của buổi nhóm lại đó đã được tiên tri sâu sắc. Những người đàn ông đó đã nêu ra những gì đã trở thành “Bản tuyên ngôn Modesto” – một danh sách những giá trị nguyên tắc trong mục vụ trở thành những nguyên tắc hướng dẫn của Hiệp Hội Truyền Giáo Billy Graham (BGEA). BGEA đã được thành lập hai năm sau đó, vào năm 1950, chỉ một năm sau khi báo chí đưa tin về chiến dịch Phúc Âm kéo dài tám tuần của Graham ở tại Los Angeles đã khiến ông trở thành một người nổi tiếng thế giới.

Đội mục vụ bao gồm Cliff Barrows, Grady Wilson, Billy Graham và George Beverly Shea đứng vững trong nguyên tắc Kinh Thánh rất lâu sau sự kiện Modesto Manifesto diễn ra/BGEA/BillyGraham.org

Dưới đây là bốn tiêu chuẩn chính của Bản Tuyên Ngôn Modesto, cùng với những ghi chú của Cliff Barrow đã ghi lại trong buổi nhóm lại của họ:

  1. Thành thật: “Điều này đã giúp tất cả các truyền thông trước báo chí và với hội thánh sẽ không bị thổi phòng hay phóng đại lên. Kích cỡ của đám đông và số lượng người tham gia sẽ không bị phóng đại lên để làm cho BGEA trông tốt hơn.”
  2. Thanh liêm: “Điều này đã giải quyết các vấn đề tài chính. Tài chính sẽ được trình lên với ban giám đốc để xem xét và điều chỉnh cho các khoản chi tiêu. Mọi cuộc truyền giảng của địa phương sẽ duy trì một chính sách công khai và xuất bản một bản ghi chép về việc chi tiêu và chi tiêu như thế nào.”
  3. Thánh Khiết: “Điều này giúp cho các thành viên trong nhóm sẽ chú ý đến việc tránh xa sự cám dỗ bằng cách không bao giờ ở riêng với người phụ nữ khác, chịu trách nhiệm với nhau… Một hành động thực tế để thông tin các người vợ về các hoạt động của họ trên đường và giúp đỡ họ cảm thấy được là một phần của bất kỳ và tất cả các cuộc truyền giảng để họ được khích lệ.”
  4. Khiêm nhường: “Điều này giúp cho các thành viên trong nhóm không bao giờ nói xấu các mục vụ Cơ Đốc khác, bất kể việc liên kết các hệ phái với nhau hay quan điểm thần học và thực tiễn khác nhau. Sứ mạng truyền giáo bao gồm mạnh sức và xây dựng Thân Thể của Đấng Christ.”

Ông Graham luôn luôn là vị anh hùng thuộc linh đối với tôi trong giai đoạn này. Thực tế, ngay từ đầu mục vụ của mình, trước khi ông trở nên nổi tiếng, ông nhận ra rằng mục vụ của ông là người quản gia đến từ Đức Chúa Trời và ông không thể lái mục vụ đi theo bất kỳ điều gì ông muốn. Ông đã quản lý theo nguyên tắc rõ ràng trong Kinh Thánh.

Ông Graham không bao giờ quên đi gốc rễ khiêm nhường của mình, và không bao giờ để cho sự nổi tiếng thay đổi mình trở thành một con quái vật tự cao tự đại. Mặc dù được mời đến dùng bữa với các vị tổng thống, hoàng hậu và những người nổi tiếng khác nhưng sự đam mê của ông vẫn luôn là mang sứ điệp của Đấng Christ đến với người ngoài xã hội. Và khi một người gác cửa cố gắng tách riêng khu vực người da màu và người da trắng trong một hội trường ở Chattanooga, Tennessee, vào năm 1953, ông Gramham đã tự mình bỏ đi những chỗ chắn đó.

Trong một lần, ông Graham nói: “Tôi không phải một diễn giả vĩ đại, và tôi không cố gắng trở thành một diễn giả vĩ đại. Tôi đã nghe những bài giảng vĩ đại nhiều lần và ước ao được một trong những diễn giả vĩ đại đó. Tôi là một diễn giả bình thường, tôi chỉ nói ra Phúc Âm theo cách tốt nhất mà tôi biết.”

Ông cũng mang theo mình một nỗi sợ lành mạnh rằng có thể ông đã cố chạm vào vinh hiển của Đức Chúa Trời hay là lấy đi công trạng của những kết quả truyền giáo.

Ông Graham nói: “Rất nhiều người nghĩ rằng bằng cách nào đó tôi đang mang đi sự phấn hưng trong va-li, và họ chỉ cần thông báo cho tôi và điều gì đó sẽ xảy ra, nhưng điều đó không phải là sự thật. Đây là công việc của Đức Chúa Trời, và Kinh Thánh cảnh báo rằng Đức Chúa Trời sẽ không nhường cho bất kỳ ai sự vinh hiển của Ngài. Tất cả những kết quả với công chúng mà chúng tôi nhận được đôi khi khiến tôi sợ hãi bởi vì tôi cảm thấy đó là một mối nguy hiểm lớn. Nếu Đức Chúa Trời cất đi bàn tay của Ngài khỏi tôi, tôi sẽ không có bất kỳ quyền năng thuộc linh nào cả. Toàn bộ bý quyết của các thành công trong các buổi nhóm lại là thuộc linh, đó là Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện. Tôi không thể nhận công cho bất kỳ điều gì ở đó.”

Rất nhiều điều mục vụ ngày nay đang bị tổn hại bởi bản ngã, tiếp thị và các chương trình do con người tạo ra. Một số những diễn giả “đầy dẫy Đức Thánh Linh” của chúng ta vui mừng khi bán đi một sự chữa lành hay một phép lạ về tài chính với giá 29.95 đô la Mỹ. Những người khác tuyên bố sự ưu việt thuộc linh hơn vì họ có số lượng người theo dõi lớn nhất trên các phương tiện truyền thông xã hội hay bởi vì rất nhiều người xếp hàng để tham dự các hội nghị của họ.

Chúng ta đã trao đổi về sự thành thật, thanh liêm, thánh khiết và sự khiêm nhường vì nhịp điệu, sự xức dầu giả mạo, những bức ảnh bị lạm dụng, những báo cáo số người tham dự bị phóng đại, sự nhục dục và sự kiêu ngạo. Xin Chúa tha thứ cho chúng ta.

Ông Billy Graham đã dấy lên một rào cản cho tất cả những người hầu việc Chúa. Tôi cầu nguyện rằng chúng ta sẽ không bao giờ quên đi di sản mà ông để lại.” – J. Lee Grady

 

Puih Nấu dịch

Nguồn: breakingchristiannews.com

Bình Luận:

You may also like