Home Chuyên Đề Bá tước Zinzendorf Và Hội Thánh Của Người Moravia: Lời Cầu Nguyện Tạo Nên Lịch Sử

Bá tước Zinzendorf Và Hội Thánh Của Người Moravia: Lời Cầu Nguyện Tạo Nên Lịch Sử

by thetravelingteam.org
30 đọc

Bá Tước Zinzendorf

Xuyên suốt lịch sử của Hội Thánh, luôn có những tình yêu nhiệt thành dành cho Chúa Giê-xu đến từ những con người luôn cầu xin sự hiện diện của Ngài. Điều đó là chắc chắn với một giai cấp của các thánh đồ mà Bá tước Zinzendorf là một phần trong đó. Với Zinzendorf, sự thông công với Đấng Christ là một biểu hiện cần thiết trong đời sống Cơ Đốc. Trong suốt cuộc đời của Bá tước, “Sự hiện diện phước hạnh của Ngài” là nền tảng hoàn toàn chi phối ông. Ngay từ những năm tháng còn trẻ, ông đã chọn lấy phương châm sống cho mình, nay là tín điều được nhiều người biết tới: “Tôi chỉ có một khát khao; đấy chính là Đức Chúa Giê-xu, và chỉ có Chúa Giê-xu mà thôi.”

Con Người Của Sự Cầu Nguyện

Dòng chảy tình yêu nhiệt thành của Zinzendorf dành cho Đấng Christ đi song song với một đời sống trung tín cầu nguyện. “Bá tước Zinzendorf sớm đã học được bí quyết để sự cầu nguyện trở nên phổ biến. Vì vậy ông bắt đầu phổ cập các vòng tròn cầu nguyện nay vẫn còn tiếp diễn tại trường đại học ở Halle. Ở tuổi 16, ông đã đã trao lại cho giáo sư Franke danh sách bảy hiệp hội cầu nguyện.” Trước thời kì phấn hưng của người Moravia năm 1727, Bá tước Zinzendorf đã được Chúa sử dụng để sự cầu nguyện được trở nên mới mẻ và dẫy đầy Thánh Linh. John Greenfield miêu tả cảnh tượng của buổi cầu nguyện thức canh theo sau sự phấn hưng năm 1727 như sau: “Trong toàn bộ lịch sử của Hội Thánh đã bao giờ có buổi cầu nguyện nào từ năm 1727  lạ lùng , tiếp diễn suốt mấy trăm năm sau đó chưa? Đó được gọi là ‘Cầu Thay Từng Giờ’. Nghĩa là nhờ sự tiếp nối của các anh chị em, lời cầu nguyện không ngừng được dâng lên cho Chúa bằng mọi việc làm và lòng mong muốn của Hội Thánh Ngài. Thuốc giải dành cho một Hội Thánh không có năng quyền chính là sức ảnh hưởng của một con người cầu nguyện. Sức ảnh hưởng bởi đời sống cầu nguyện của Bá tước Zinzendorf không chỉ ngừng lại ở một nhóm nhỏ mà tiếp tục lan truyền ra cả thế giới.

Các Linh Hồn Hư Mất Cho Chiên Con

Lòng yêu mến của Zinzendorf dành cho Đức Chúa Giê-xu tăng trưởng, cũng như tấm lòng của ông dành cho những người bị hư mất. Ông xác quyết trong việc truyền bá Phúc Âm khắp thế gian cùng một số thánh đồ. Họ được trang bị bởi tình yêu thương cháy bỏng dành cho Chúa Giê-xu và ân tứ cầu nguyện. Hội Anh Em Người Moravia sẵn sàng đón nhận và gìn giữ sự nhiệt huyết của người lãnh đạo còn mãi. Một con dấu được thiết kế để thể hiện lòng sốt sắng truyền giáo của họ. Con dấu được kết hợp bởi hình ảnh con chiên trên nền đỏ thẫm, với cây thập tự đại diện cho sự Phục Sinh và biểu ngữ vể sự khải hoàn với khẩu hiệu: “Chiên Con đã chiến thắng, hãy để chúng ta theo Ngài”. Hội Thánh người Moravia nhận thấy bản thân mình mang một món nợ với thế giới bởi vai trò được ủy thác Phúc Âm. Họ được dạy làm quen với lối sống bị khước từ, hi sinh và sẵn sàng vâng lời. Họ đi theo tiếng gọi của Chiên Con tới bất kì nơi đâu mặc cho đó là những nơi khắc nghiệt nhất như lời xác quyết ban đầu. Không một chiến binh thập tự nào từng cứng cỏi như những người tiên phong, kiên nhẫn hay bền bỉ hơn trong mọi khó khăn, quả cảm hơn trong khổ nạn,  hay tận hiến hoàn toàn cho Đấng Christ hơn tình thần của những con người  trong Hội Anh Em Moravia.

Hội Thánh người Moravia trình bày về động lực cho sứ mệnh của họ trong đoạn báo cáo truyền giáo năm 1791 một cách đẹp đẽ: “Mục đích đơn giản của những anh em trong Chúa trong việc rao giảng tới các quốc gia xa xôi đã và đang là khao khát mạnh mẽ để  giục giã sự cứu rỗi đến các bằng hữu bằng cách cho mọi người biết đến Phúc Âm về Chúa Cứu Thế Giê-xu Christ. Họ đau buồn khi nghe thấy tiếng của hàng ngàn hay thậm chí hàng triệu con người đang ở trong bóng đêm, kêu khóc dưới ách của tội lỗi và sự bạo hành của Sa-tan; họ nhớ về lời hứa tốt lành trong Lời Chúa, rằng những người theo Ngài sẽ được ban thưởng nhờ sự khổ hình và cái chết của Chúa Giê-xu; dựa vào mạng lệnh của Ngài cho những người theo Ngài, đấy là đi khắp thế gian giảng Phúc Âm cho muôn loài, họ tràn đầy hi vọng cách tự tin rằng nếu họ tiến bước trong sự vâng lời và tin cậy Lời Ngài, công sức của họ sẽ không trở thành hư vô trong mắt Đức Chúa Trời. Họ không đánh mất tinh thần dầu ít ỏi trong năng lực bản thân và các phương tiện, và rằng họ khó mà mường tượng được cách thức để đem đến sự cứu rỗi cho những người ngoại đạo mà bản thân hằng mong mỏi, hay viễn cảnh của những thử thách cam go mà họ kiên trì chịu đựng, thậm chí có thể ảnh hưởng tới mạng sống của bản thân trong nỗ lực đó. Tuy nhiên, tình yêu của họ tới Đấng Cứu Thế và những người tội nhân thân thương mà Chúa đã đổ huyết cho, còn mang sức nặng hơn cả. Họ tiến bước trong năng quyền của Chúa và Ngài thực hiện những điều kì diệu qua họ.”

Hội Thánh người Moravia học được bí quyết để yêu lấy linh hồn con người đấy chính là yêu Đấng Cứu Thế của con người. Tháng 8 năm 1732, một chiếc tàu Hà Lan rời cảng Copenhagen hướng về Đan Mạch phía Tây Ấn Độ. Trên tàu là hai người truyền giáo đầu tiên: John Leonard Dober là thợ gốm, và David Nitschman là thợ mộc. Cả hai đều là những nhà phát ngôn khéo léo và sẵn sàng bán chính mình cho đoàn nô lệ để có thể động chạm tới giới nô lệ phía Tây Ấn Độ. Khi chiếc thuyền rời đi, họ thốt lên một câu mà một ngày nào đó có thể trở thành lời triệu tập cho những người truyền giáo Moravia. “Cầu cho Chiên con đã bị giết nhận được phần thưởng  nhờ sự thương khó Ngài”. Lòng nhiệt thành của người Moravia cho những linh hồn chỉ vượt trội bởi lòng nhiệt thành của họ dành cho Chiên Con là Đức Chúa Giê-xu Christ.

Họ Đều Có Điểm Chung

Thêm một khải tượng nữa của Bá tước Zinzendorf ấy là sự phục hồi của cộng đồng Sứ Đồ. Ông nỗ lực thành lập một cộng đồng gồm các thánh đồ yêu thương và hỗ trợ người khác qua lời cầu nguyện, khuyến khích và giải thích. Tới một mức độ lớn, khải tượng của Zinzendorf đã trở thành hiện thực trong một ngôi làng nhỏ ở Herenhut. Một ý thức sâu sắc trong cộng đồng được duy trì bởi các nhóm nhỏ dựa vào nhu cầu và sở thích chung, bằng các bài thánh ca chính gốc, đồng nhất và bằng các buổi cầu nguyện không ngừng. Năm 1738, John Wesley đã ghé thăm “nơi hạnh phước này” và bởi quá ấn tượng, ông lưu lại nhận xét trong tờ nhật báo của mình: “Tôi rất sẵn lòng dành cuộc đời của mình ở nơi này…Ôi, khi nào thì Cơ Đốc giáo bao phủ cả Trái Đất như nước ngoài biển?”

Ông Không Có Niềm Hạnh Phước Nào Hơn Là Được Gần Chúa

Cuộc đời của Bá tước Zinzendorf không hề hoàn thiện, nhưng không ai có thể chống lại mà bị thay đổi bởi lòng nhiệt thành của ông và bị chiếm lấy bởi con người của Đức Chúa Giê-xu Christ. Ta có thể bắt lấy khoảnh khắc về tình yêu cháy bỏng của ông dành cho Chúa Giê-xu qua lá thư sau: “Cách thức để tuyên bố sự cứu rỗi ấy chính là: chỉ ra cho từng tâm hồn một biết về tình yêu của Chiên Con, Đấng đã chết thế cho chúng ta, mặc dầu Ngài là con của Đức Chúa Trời nhưng Ngài vẫn hy sinh bản thân mình đền tội cho chúng ta,…bằng cách rao giảng về huyết của Ngài, và tình yêu thương của Ngài cho đến chết, ngay cả khi Ngài phải chết trên thập tự giá, sẽ không bao giờ, ngay cả trong đàm luận hay tranh luận,  mà tình yêu của Chiên Con trở nên lầm lạc dù là một giây phút nào: không có một đức hạnh nào ngoại trừ ở trong Ngài, từ Ngài và nguyên bởi Ngài; không rao truyền điều răn nào ngoại trừ đức tin trong Ngài, không nhờ một tòa án nào nhưng là bởi sự cứu chuộc Ngài, không có sự thánh hóa nào khác nhưng là gánh nặng tội lỗi không còn nữa, không có niềm hạnh phước nào hơn ấy là được gần Chúa, suy ngẫm về Chúa và làm theo ý Ngài, không còn sự khước từ nhưng là sự khao khát Ngài và khao khát ơn phước Ngài; không một sự khốn khó nào nhưng là làm đẹp lòng Ngài; không một ai khác trong đời nhưng duy chỉ Chúa mà thôi.”

Sự thành công của Bá tước Zinzendorf  được thêm lên nhờ sự trung tín và tình yêu dành cho CHÚA GIÊ-XU CHRIST! Cũng như vậy, nguyên nhân thất bại của Hội Thánh thời nay nằm tại lòng cung hiến nửa vời và không quan tâm đến Đấng yêu các linh hồn . Là Cô dâu của Đấng Christ, chúng ta cần giữ một số điều lỗi thời, thấu tâm can, sự ăn năn THẬT. Ngày nay, Chúa Giê-xu, Chàng rể với trái tim tan nát, vẫn đang kêu gọi chúng ta: “Nhưng điều ta trách ngươi, là ngươi đã bỏ lòng kính mến ban đầu.Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu, hãy ăn năn và làm lại những công việc ban đầu của mình…” – Khải Huyền 2:4-5

H.U dịch

Nguồn: thetravelingteam.org

Ảnh: common.wikimedia.org, christianitytoday.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like