Home Chuyên Đề Chặt Đứt Gốc Rễ Của Sự Lo Lắng

Chặt Đứt Gốc Rễ Của Sự Lo Lắng

by Ban Biên Tập
30 đọc

Tàn dư của rượu say thật kinh khủng, nhưng tôi có thể chịu đựng được.

Sự mệt mỏi cảm nhận được rõ ràng, nhưng tôi biết rồi nó sẽ qua.

Kỷ luật nặng nề, nhưng tôi biết tôi xứng đáng phải nhận nó.

Chỉ một điều mà tôi không thể chịu đựng được đó là mặc cảm tội lỗi.

Là trụ cột trong gia đình nhưng tôi cũng được biết đến là kẻ tàn phá bởi nghiện rượu. Bố tôi luôn cho tôi biết rõ rằng, nghiện rượu sẽ dẫn đến nhiều rắc rối và những rắc rối đó sẽ dẫn đến sự đau khổ. Hơn một lần tôi đã hứa với bố rằng sẽ không bao giờ uống rượu nữa. Nhưng sau đó tôi lại uống. Tôi không hiểu tại sao? Khi tôi 16 tuổi, tôi đã say xỉn đến nỗi không thể lái xe được? Tôi lại lái xe đi linh tinh? Tôi thường đi ngủ với đầu óc quay cuồng, và dạ dày thì cồn cào bởi uống quá nhiều.

Khi tôi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, đầu tôi đau như búa bổ, tôi trở thành người cha thất vọng, nhưng kinh khủng hơn tôi phải sống với một lương tâm đầy mặc cảm định tội. Nó như một khối bê tông nặng trĩu đè nặng trong lòng tôi.

Bạn đã từng cảm nhận điều đó chưa?

Nan đề của bạn có lẽ không phải là rượu, nhưng có thể là tình dục, đánh nhau, trộm cắp, nói dối, nghiện ngập, hay những cơn giận dữ bùng phát dữ dội… Tội lỗi của bạn có lẽ là hậu quả, không phải là trong một khoảnh khắc cuộc sống, mà suốt cả cuộc đời. Bạn thất bại trong vai trò là người cha, người mẹ. Bạn mệt mỏi với công việc của mình. Bạn lãng phí tuổi trẻ và tiền bạc. Những mặc cảm tội lỗi đó chính là những hạt giống sản sinh ra sự lo lắng.

Danh sách của những yếu tố gây ra sự lo lắng bao gồm: lịch trình bận rộn, những nhu cầu không thực tế, hay giao thông đông đúc. Nhưng sâu hơn nữa. Đằng sau sự biểu hiện của những khuôn mặt lo lắng là những hối hận, tiếc nuối không khuôi. Thực tế, lịch sử đã chứng mình sự lo lắng đầu tiên bắt nguồn từ sau sự phạm tội.

Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi qua vườn, A-đam và vợ mình ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời.” (Sáng thế Ký 3:8)

Chuyện gì đã xảy ra với gia đình đầu tiên? Tại thời điểm đó, không có dấu hiệu của sự sợ hãi hay lo lắng. Họ đã không phải trốn tránh Đức Chúa Trời. Thật vậy, họ không có gì để giấu. “Vả, A-đam và vợ, cả hai đều trần truồng, mà chẳng hổ thẹn.” (Sáng thế Ký 2:25)

Nhưng sau khi con rắn và trái cấm xuất hiện. Họ đã nói “có” với cám dỗ và nói “không” với Thượng Đế. Và trong giây lát, mọi thứ đã thay đổi. A-đam và Ê-va đã lấy lá che thân và giấu mình sau bụi rậm. Họ đã làm những gì mà những người lo sợ làm; Họ đã bắt đầu lo lắng che giấu chính mình.

Hãy chú ý đến chuỗi sự việc xảy ra. Tội lỗi đến trước rồi sự lo lắng, sợ hãi đến sau. Tội lỗi lái xe tải còn lo lắng nổi lên trong sàn xe. A-dam và Ê-va đã không biết cách để giải quyết những sai lầm của họ. Chúng ta phải trả giá đắt khi chúng ta phạm tội và không tìm đúng cách để khắc phuc nó.

Hãy trở lại với câu chuyên tuổi 16 của Max, chàng thanh niên trong một chuỗi tội lỗi. Giả sử anh ấy chọn xử lý tội lỗi giống như A-đam và Ê-va. Anh ta sẽ xem nhẹ hoặc bỏ qua chuyện đó. Có lẽ anh ta sẽ chọn con đường tự trừng phạt bản thân. Sau đó, anh ấy sẽ lại uống rượu say rồi lại lẩn trốn trong tội lỗi một thời gian cho đến khi nào anh ta tỉnh lại.

Cái gì sẽ xảy đến với Max nếu anh ấy không bao giờ phát hiện ra cách giải quyết tốt cho tội lỗi của mình? Loại người nào mà tội lỗi liên tiếp sẽ tạo ra? Người lo sợ; luôn trốn chạy; chối bỏ; thiếu trung thực.

Tội lỗi đem cuộc sống tốt đẹp ra khỏi tâm hồn chúng ta.

Nhưng tạ ơn Chúa, chúng ta có một cách khác để có thể phục hồi nó.

Không ai có nhiều lí do để cảm nhận được gánh nặng của tội lỗi hơn là sứ đồ Phao-lô đã cảm nhận. Ông là một phiên bản cổ của ISIS, đưa các tín hữu vào giam giữ và làm đổ máu họ (Công-vụ 8:3). Về mặt pháp lý ông dường như đang rất hợp pháp để làm việc đó (Phi-líp 3:4-6). Ông ta có máu trên tay và các bằng cấp tôn giáo trên tường của ông ta. Nhưng một lần kia trên đường đến Đa-mách. Phao-lô đã được gặp Đấng Christ và ông đã tìm thấy ân điển để rồi ông làm những điều mà ông chưa từng làm trước đó. “Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi đã coi mọi sự lời tôi như là sự lỗ vậy. Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jesus Christ là quý hơn hết, Ngài là Chúa tôi.” (Phi-lip 3:7-8)

Tôi có thể chứng minh được quyền năng biến đổi của ân điển Chúa. Trong bốn năm tôi sống trong vỏ bọc tội lỗi; không phải từ đêm lần đầu tiên uống rượu mà là hơn trăm lần như thế. Tội lỗi làm rối cuộc đời tôi và tôi đã phải đối mặt với khoảng thời gian dài của sự đau đớn tột cùng. Nhưng sau đó tôi nghe thấy một nhà truyền giáo kể lại cho tôi điều mà bây giờ tôi đang cố gắng làm: mô tả về ân điển thiêng liêng đã biến một đứa con hoang đàng thành một nhà truyền giáo. Và khi ông ấy hỏi có ai muốn nhận được ân điển đó không, thì những xích xiềng sắt đã không thể kìm chặt tôi được nữa.

Đó là 40 năm về trước. Những năm tháng khó khăn của sự sợ hãi, bất an. Nhưng giờ đây tôi chưa từng có lúc nào lo lắng nữa vì tội lỗi của tôi đã được giải quyết. Sự tha thứ của Chúa dành cho tôi quá sâu không thể đo được, quá cao không thể chạm được.

Bạn thân mến! Bạn có muốn nhận ân điển đó không, bạn có muốn thoát ra khỏi đáy cùng của sự bất an, sợ hãi không. Có thể bạn từng nghĩ rồi thời gian sẽ khiến bạn quên đi được nhưng nguyên nhân chính là bởi tội lỗi chưa được giải quyết.

Hãy nộp chúng lên Chúa. Hãy nói với Ngài về những vi phạm mà bạn đã làm và ăn năn xin lỗi Ngài. Rồi Ngài sẽ thay thế sự sợ hãi trong bạn bằng sự bình an, và hy vọng.

Đừng chìm đắm trong sự đoán phạt của chính bạn nữa. Đức Chúa Trời muốn viết lên một chương mới trong cuộc đời bạn rồi bạn sẽ nói như Phao-lô rằng: “Tôi cứ làm một điều, quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jesus Christ.” ( Phi-lip 3:14)

Bettina Nguyễn dịch

Nguồn: Max Lucado

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like