Số lượng Cơ đốc nhân tại Trung Quốc đang gia tăng một cách đều đặn, dự tính tới năm 2030, Trung Quốc sẽ có nhiều tín đồ nhóm lại hơn cả ở Mỹ.
Hội thánh Liushi với sức chứa hơn 5000 người – một nơi đáng tự hào vì có gấp đôi số lượng chỗ ngồi so với Hội thánh tại Westminster Abbey và một cây thập tự giá cao 206 thước mà ai cũng có thể trông thấy từ cách xa nhiều dặm xung quanh đó – đã mở cửa vào hồi cuối năm ngoái với lời tuyên bố của một nhà thần học rằng: nơi đây là “một phép màu khiến một thị trấn nhỏ xây dựng được một nhà thờ lớn như vậy”
8 triệu Euro chi phí xây dựng cũng được đánh giá là một trong những dấu hiệu về sự thay đổi nhanh chóng để Trung Quốc trở thành một trong những cộng đồng Cơ đốc lớn nhất trên trái đất.
“Thật là một điều tuyệt vời khi trở thành môn đồ của Chúa Jesus. Điều đó đem đến cho chúng tôi một sự tự tin rất lớn” – Jin Hongxin, du khách 40 tuổi – một nguời ngưỡng mộ chiếc thập tự giá bằng vàng phía trên đền thờ Liushi – cho hay. Cô nói thêm “Nếu mọi người ở Trung Quốc đều tin Chúa Jesus thì có lẽ chúng tôi không cần đến đồn cảnh sát nữa. Sẽ chẳng còn những người xấu và vì vậy cũng sẽ không còn tội ác”.
Cộng đồng Cơ đốc nhân điển hình đã tăng vọt kể từ khi các nhà thờ bắt đầu mở cửa trở lại sau cái chết của Chủ tịch Mao Trạch Đông vào năm 1976, báo hiệu kết thúc của Cuộc cải cách Văn hóa.
“Theo tính toán của tôi thì Trung Quốc được định trước sẽ trở thành đất nước Cơ Đốc lớn nhất thế giới sớm thôi” – Fenggang Yang – một giáo sư xã hội học tại trường Đại học Purdue và là tác giả của cuốn ‘Tín ngưỡng tại Trung Quốc: Tồn tại và hồi sinh dưới chế độ của Đảng” – cho biết. “Không có nhiều người chuẩn bị cho sự thay đổi ngoạn mục này. Có lẽ sẽ ít hơn một thế hệ.”
Cộng đồng người Tin lành Trung Quốc, vào năm 1949 đã có hơn một triệu người, nay đã vượt hơn cả con số tương đương của các quốc gia mà thường được liên tưởng đến trong thời kì Phúc âm bùng nổ. Theo một diễn đàn của Trung tâm nghiên cứu Pew về tôn giáo và đời sống công cộng, tính đến năm 2012 có hơn 58 triệu người Tin lành tại Trung Quốc so với 40 triệu ở Brazil và 36 triệu ở Nam Phi.
Giáo sư Yang – một chuyên gia đi đầu về tôn giáo ở Trung Quốc – tin rằng con số đó sẽ còn tăng lên tới khoảng 160 triệu tính đến năm 2025. Điều đó khả năng sẽ đưa Trung Quốc lên trước Hoa Kỳ, là quốc gia đã có khoảng 159 triệu người Tin lành trong năm 2010 nhưng cộng đồng này đang giảm dần.
“Đến năm 2030, tổng số Cơ đốc nhân của Trung Quốc, gồm cả những tín đồ Thiên Chúa giáo, có thể sẽ đạt đến con số 247 triệu, thay thế vị trí của Mexico, Brazil và Hoa Kì trở thành một Cộng đồng Cơ đốc lớn nhất thế giới”, ông dự đoán. “Mao nghĩ rằng ông có thể loại bỏ tôn giáo. Và ông nghĩ rằng ông đã thực hiện được điều này”, giáo sư Yang cho hay. “Điều đó thật là mỉa mai – họ đã không làm được. Họ thực sự đã thất bại hoàn toàn”.
Giống như nhiều nhà thờ Trung Quốc, nhà thờ ở thị trấn Liushi, cách 200 dặm về phía nam của Thượng Hải ở tỉnh Chiết Giang, đã có một lịch sử bất ổn. Nó được thành lập vào năm 1886, sau thời của William Edward Soothill – một nhà truyền giáo Yorkshire và là một giáo sư tương lại của trường đại học Oxford, hội thánh Liushi đã bắt đầu công cuộc truyền giáo Phúc âm của mình cho cộng đồng địa phương thời điểm đó. Nhưng đến cuối những năm 1950, khi khu vực đó bị áp chế bởi chiến dịch chống lại Cơ đốc nhân vô cùng tàn bạo của Mao, nó đã bị buộc phải đóng cửa.
Liushi đã đóng cửa trong suốt cả thập kỉ của Cuộc cải cách Văn hóa bắt đầu từ năm 1966, vì tất cả những nơi thờ phượng đều bị phá hủy trên toàn quốc. Kể từ khi mở cửa trở lại vào năm 1978, cộng đồng tôn giáo của hội thánh này đã phát triển vô cùng mạnh mẽ giống như một phần của hội thánh Cơ đốc giáo chính thức được công nhận của Trung Quốc – kèm theo đó là hàng ngàn người khác – là những người đã chấp nhận chịu sự giám sát của Đảng – được phép quay trở lại thờ phượng.
Ngày nay, nơi này có đến 2600 tín đồ thường xuyên nhóm lại và tiếp tục duy trì 70 lễ báp têm mỗi năm, theo Shi Xiaoli, một nhà truyền giáo 27 tuổi của hội thánh này cho biết. “Sự hồi sinh của hội thánh này đã đạt đến một đỉnh cao vào hồi cuối năm ngoái với sự mở cửa của hội thánh mới và nó được coi là lớn nhất ở Trung Quốc Đại lục.
“Nhà thờ cũ của chúng tôi rất nhỏ và khó tìm,” cô Shi cho hay. “Không có đủ chỗ trong tòa nhà cũ đó cho tất cả mọi tín đồ, đặc biệt là vào dịp Giáng Sinh hay Phục sinh. Nhà thờ mới này thật lớn và bắt mắt.”
Nhà thờ Liushi không hề đơn độc. Từ tỉnh Vân Nam ở một khu vực dễ chịu phía Tây Nam Trung Quốc cho đến Liaoning ở khu vực Công nghiệp phía Đông bắc, các cộng đồng cơ đốc đang bùng nổ và người ta cho rằng nhiều người Trung Quốc sẽ tham gia vào những buổi nhóm sáng Chúa nhật mỗi tuần nhiều hơn các Cơ đốc nhân trên toàn Châu Âu.
Trong số các Cơ đốc nhân Tin lành cũng có hàng triệu người thờ phượng tại một số “hội thánh tư gia”. Những hội thánh tư gia kiểu này thường đứng sau các hoạt động truyền giáo thời kì đầu của Trung Quốc – một sự đảo ngược của nhiều vai trò sau khi đất nước là mục tiêu của các nhà truyền giáo nước ngoài trong nhiều thế kỉ. Hiện nay, những hội thánh này bắt đầu cử những nhà truyền giáo của chính họ ra nước ngoài, đặc biệt là vào khu vực Bắc Triều Tiên để tìm kiếm những linh hồn lầm lạc.
“Chúng tôi muốn giúp đỡ và sẽ dễ dàng cho chúng tôi hơn là những nhà truyền giáo người Anh, Nam Hàn hoặc Mỹ,” một lãnh đạo hội thánh ngầm ở phía Bắc Trung Quốc giấu tên cho biết.
“Nó giống như việc một đứa trẻ đột nhiên trưởng thành và những bậc cha mẹ thì không biết phải đối mặt như thế nào với những đứa trẻ thành niên,” một nhà truyền giáo của một hội thánh ngầm ở Trung Quốc cho biết.
Một vài nhà chức trách tranh luận rằng các nhóm tôn giáo có thể cung cấp những dịch vụ xã hội rất tốt.
Họ dường như đồng ý với David Cameron, thủ tướng Anh, người đã lên tiếng vào tuần trước rằng “Cơ đốc giáo có thể giúp thúc đẩy ‘tinh thần, thể chất và đạo đức’ của Anh.
Cô Shi, một nhà truyền giáo của Liushi, người đã vô cùng cẩn thận mô tả hội thánh cô ấy là hội thánh yêu nước, cô nói rằng: “ Chúng tôi có hai nguồn động lực: thứ nhất là sứ điệp Phúc âm và thứ hai là phục vụ Cộng đồng. Cơ đốc nhân cũng có thể đóng vai trò trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong xã hội. Nếu không có Chúa, con người có thể làm bất cứ điều ác nào họ muốn.”
Hồng Ân dịch
Nguồn: www.telegraph.co.uk.