Home Dưỡng Linh Ngày 21 – Hãy Thương Xót Giê-Ru-Sa-Lem

Ngày 21 – Hãy Thương Xót Giê-Ru-Sa-Lem

by SU Việt Nam
30 đọc

Trong tình cảnh khi đền thánh Giê-ru-sa-lem đã bị làm cho ô uế, và chính Giê-ru-sa-lem nằm trong đống đổ nát do sự xâm lược của người Ba-by-lôn, vị thi sĩ đã cầu xin Đức Chúa Trời bảo vệ dân Y-sơ-ra-ên bằng cách chuộc lại những tội lỗi cho họ và phán xét những công việc gian ác của tất cả các dân chế nhạo Đức Chúa Trời.

Thi Thiên 79:1-13 

1 Đức Chúa Trời ôi! Dân ngoại đã vào trong sản nghiệp Chúa;

Làm ô uế đền thánh của Chúa; và khiến cho Giê-ru-sa-lem trở nên đống gạch vụn.

2 Chúng đã ném thây các đầy tớ Chúa làm thức ăn cho chim trời. Cũng đã vứt thịt của các người trung tín với Ngài cho thú rừng trên đất.

3 Chúng đổ huyết họ ra như nước. Khắp nơi trong thành Giê-ru-sa-lem, và chẳng có ai chôn cất họ. 4 Chúng con đã trở nên sự sỉ nhục cho kẻ lân cận mình, vật nhạo báng và đồ chê cười cho những kẻ ở chung quanh chúng con. 5 Đức Giê-hô-va ôi! Cho đến chừng nào? Ngài sẽ giận mãi mãi sao? Lòng ghen tương Ngài sẽ cháy như lửa sao? 6 Xin đổ cơn giận của Chúa trên các dân không biết Ngài, và trên các vương quốc không cầu khẩn danh Ngài. 7 Vì chúng đã ăn nuốt Gia-cốp, và phá hủy chỗ ở của người. 8 Xin Chúa đừng nhớ lại các tội ác của tổ phụ chúng con mà phạt chúng con; nguyện sự thương xót Ngài mau mau đến đón rước chúng con, vì chúng con bị khổ nhục vô cùng. 9 Lạy Đức Chúa Trời là Đấng cứu rỗi của chúng con, xin giúp đỡ chúng con, vì vinh quang của danh Chúa; xin giải cứu và tha thứ cho chúng con, vì cớ danh Ngài. 10 Vì sao các dân nói rằng: “Đức Chúa Trời của chúng ở đâu?” Nguyện sự báo thù vì huyết mà các đầy tớ Chúa đã đổ ra được thi hành giữa các dân trước mắt chúng con.

11 Nguyện tiếng than thở của các tù nhân thấu đến trước mặt Chúa;

Tùy theo quyền năng lớn lao của Chúa,

Xin giải cứu những kẻ đang đối mặt với tử thần.

12 Lạy Chúa, xin báo trả trực tiếp các lân bang chúng con gấp bảy lần.

Về sự sỉ nhục mà chúng đã làm cho Ngài.

13 Còn chúng con là dân của Chúa và là bầy chiên của đồng cỏ Ngài,

Chúng con sẽ cảm tạ Chúa mãi mãi;

Từ đời nầy qua đời kia, chúng con sẽ truyền ra sự ca ngợi Ngài.

Suy ngẫm và hiểu

Giê-ru-sa-lem, đất của Đức Chúa Trời bị các dân xung quanh (đội quân của Ba-by-lôn) phá hủy cách đáng sợ. Cho dù những xác chết của dân sự Đức Chúa Trời để la liệt khắp nơi này, nhưng chẳng có ai chôn cất họ. Và những người của Đức Chúa Trời, những người đã trở thành tù binh chiến tranh, đã trở nên đối tượng chế giếu và cười nhạo của những kẻ lân cận họ (c.1-4). Vị thi sĩ tuôn đổ sự than khóc và sự cầu xin của mình, khi ông nghĩ đến tình cảnh khủng khiếp này. Ông cầu nguyện để Đức Chúa Trời rút lại cơn thịnh nộ của Ngài vì tội lỗi của dân Ngài, và thay vào đó giáng nó xuống các dân ngoại bang, những dân đã và đang chế nhạo Ngài và biến Y-sơ-ra-ên thành tro bụi. Sau đó với sự tin tưởng rằng Đức Chúa Trời sẽ đáp lại những lời nài xin của ông, vị thi sĩ đã quyết định tạ ơn và ngợi khen Đức Chúa Trời mãi mãi (c.5-13).

Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

C.9 Đức Chúa Trời nghe thấy những lời cầu xin của chúng ta, tha thứ tội lỗi của chúng ta, và cứu chúng ta khỏi sự chịu khổ của sự đoán xét. Hãy tìm kiếm sự nhân từ và sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời trong bất cứ tình cảnh nào của sự chịu khổ mà sự đoán phạt đưa đến trên chúng ta.

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.6-7, 10-12 Các dân ngoại bang được kêu gọi làm những công cụ của sự đoán xét của Đức Chúa Trời, nhưng chúng không biết hoặc không thừa nhận Đức Chúa Trời, và sỉ nhục Ngài qua việc đi quá những giới hạn bởi sự độc ác của chúng, khi chúng giết và hủy hoại dân sự của Ngài. Do vậy, vị thi sĩ cầu xin Đức Chúa Trời phán xét chúng và bày tỏ chính mình Ngài là Đấng tối cao chân thật và là Đấng duy nhất xứng đáng được tôn kính. Vị thi sĩ tin cậy rằng cho dù sức mạnh của các đạo quân ngoại bang có hùng mạnh đến đâu đi chăng nữa, Chúa sẽ báo trả cho chúng vì những việc gian ác của chúng bằng quyền năng rất lớn và bảo vệ dân của Ngài.

Tham khảo

79:9 xin tha tội cho chúng con. Thường phải có một sinh tế để có được “sự chuộc tội”, nhưng ở đây, đền thờ không còn nữa (câu 1), vì thế điều này dường như là một phép sử dụng từ theo lối ẩn dụ, có nghĩa là “sự tha thứ”. Điều này giúp bày tỏ rằng Cựu Ước không cho rằng cách nào đó tay của Đức Chúa Trời bị trói buộc và Ngài chỉ có thể tha thứ qua các sinh tế; ý tưởng kèm theo là các sinh tế không “tự động” có hiệu lực, nếu không có sự tôn trọng đức tin của người thờ phượng, thì cũng quan trọng đối với Cựu Ước.

Cầu nguyện: Chúa ôi, xin hãy tha thứ và bảo vệ đất này và các Hội Thánh của nó vì sự vinh hiển của danh Ngài.

Đọc Kinh Thánh trong năm: I Sử Ký 23-25

Bình Luận:

You may also like