Home Dưỡng Linh Ngày 12 – Vua Của Dân Do Thái Chịu Khổ

Ngày 12 – Vua Của Dân Do Thái Chịu Khổ

by SU Việt Nam
30 đọc

Phi-lát biết rằng Đức Chúa Jêsus vô tội, nhưng vẫn giao Ngài đi đóng đinh bởi vì sự chống đối mạnh mẽ của người Do Thái.

Giăng 18:399:16

39 Nhưng theo thông lệ của các ngươi, cứ đến lễ Vượt Qua thì ta tha cho các ngươi một tên tù. Vậy, các ngươi có muốn ta tha vua dân Do Thái cho các ngươi không?” 40 Họ lại la lớn lên: “Đừng tha nó, hãy tha Ba-ra-ba!” Ba-ra-ba vốn là một tên cướp.

19 1 Bấy giờ, Phi-lát cho đem Đức Chúa Jêsus đi đánh đòn. 2 Bọn lính đan một chiếc mão gai, đội trên đầu Ngài, và mặc cho Ngài một chiếc áo điều. 3 Họ đến gần Ngài và nói: “Lạy vua dân Do Thái!” Rồi họ tát vào mặt Ngài.

4 Phi-lát trở ra một lần nữa và nói với dân chúng: “Đây nầy, ta dẫn ông ấy ra ngoài cho các ngươi, để các ngươi biết ta không tìm thấy ông ấy có tội gì cả.” 5 Vậy, Đức Chúa Jêsus đi ra, đầu đội mão gai, mình mặc áo điều. Phi-lát nói với họ: “Hãy xem người nầy.” 6 Nhưng khi các thầy tế lễ cả và những thuộc hạ thấy Ngài thì la lên: “Đóng đinh nó trên cây thập tự! Đóng đinh nó trên cây thập tự!” Phi-lát bảo chúng: “Các ngươi hãy tự đem ông ấy đi mà đóng đinh, vì ta không tìm thấy ông ấy có tội gì cả.” 7 Những người Do Thái đáp: “Chúng tôi có luật, chiếu theo luật ấy nó phải chết, vì nó tự xưng là Con Đức Chúa Trời.”

8 Khi nghe lời nầy, Phi-lát càng sợ hãi. 9 Ông lại trở vào dinh và nói với Đức Chúa Jêsus rằng: “Ngươi từ đâu đến?” Nhưng Đức Chúa Jêsus không trả lời. 10 Vì vậy, Phi-lát nói với Ngài: “Ngươi không nói gì với ta sao? Ngươi không biết rằng ta có quyền tha, cũng có quyền đóng đinh ngươi sao?” 11 Đức Chúa Jêsus đáp: “Nếu không do trên ban cho thì ngươi chẳng có quyền gì trên Ta; vì thế, kẻ nộp Ta cho ngươi còn nặng tội hơn.” 12 Từ đó, Phi-lát tìm cách tha Ngài, nhưng các người Do Thái la lên: “Nếu quan tha người nầy thì quan không phải là trung thần của Sê-sa, vì bất cứ ai tự xưng là vua đều là kẻ chống lại Sê-sa.”

13 Khi Phi-lát nghe những lời nầy thì đem Đức Chúa Jêsus ra, rồi ngồi vào chỗ xử án, tại nơi gọi là Chỗ Lát Đá, tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Ga-ba-tha. 14 Bấy giờ là ngày Chuẩn Bị cho lễ Vượt Qua, vào khoảng giữa trưa. Phi-lát nói với những người Do Thái rằng: “Đây là vua của các ngươi!” 15 Họ gào lên: “Hãy trừ nó đi, trừ nó đi! Đóng đinh nó trên cây thập tự!” Phi-lát nói: “Ta sẽ đóng đinh vua các ngươi trên cây thập tự sao?” Các thầy tế lễ cả đáp: “Chúng tôi không có vua nào khác, ngoài Sê-sa.” 16 Phi-lát giao Đức Chúa Jêsus cho họ để đem đi đóng đinh trên thập tự giá.

Vậy họ giải Đức Chúa Jêsus đi.

Suy ngẫm và hiểu

Mặc dù Phi-lát nhận biết rằng Đức Chúa Jêsus vô tội, nhưng đám đông của Thầy Tế lễ Thượng phẩm kêu gào đòi đóng đinh Đức Chúa Jêsus. Họ muốn cho thấy Đức Chúa Jêsus là một người bị luật pháp rủa sả bởi phải chết trên một cây thập tự giá, để vẫn giữ sự tiên đoán của người Do Thái về Đấng Mê-si-a. Phi-lát không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc giao Đức Chúa Jêsus cho người ta giết. Dầu vậy, thực sự cái chết của Đức Chúa Jêsus không phải ở trong tay của Phi-lát. Phi-lát và đám đông của Thầy Tế lễ Thượng phẩm chỉ đơn giản là phương tiện, qua đó Đức Chúa Jêsus sẽ làm ứng nghiệm kế hoạch của Đức Chúa Trời tình nguyện hiến mình làm Chiên con của Lễ Vượt Qua, Đấng sẽ mang tất cả tội lỗi (18:39-19:16).

Đức Chúa Jêsus là Đấng như thế nào?

19:1-5 Mặc dù vô tội, Đức Chúa Jêsus đã phải chịu đựng sự sỉ nhục. Ngài bị những tên lính, những kẻ đã đội lên đầu Ngài một cái mão gai và mặc cho Ngài một cái áo choàng đỏ tía, chế giễu và đánh đập. Nhưng thập tự giá là con đường của sự vinh quang đối với Con Người (17:1), do vậy, thời điểm Ngài bắt đầu sự thử thách của thập tự giá, Đức Chúa Jêsus đã làm thành vai trò của vị Vua thực sự.

Ngài ban cho tôi bài học gì?

18:39-40 Những người Do Thái đòi tên cướp Ba-ra-ba phải được tha, chứ không phải là Đức Chúa Jêsus, Đấng chăn chiên. Điều này cho thấy rằng họ là một bầy, những người không nhận biết được tiếng người chăn của mình, cũng như thực tế các lãnh đạo tôn giáo, những người sử dụng bầy để giết Đức Chúa Jêsus, chính họ không hơn gì những kẻ cướp (10:1, 8).

Tham khảo

19:9 Ngươi từ đâu đến? Nguồn gốc của Đức Chúa Jêsus luôn là vấn đề khi Ngài giải quyết với các đối thủ của mình (ví dụ 7:27-28; 8:14; 9:29-30). Đối với Giăng, có những ngụ ý thuộc linh rõ ràng đối với câu hỏi về nguồn gốc của Phi-lát (so sánh với 18:36-37). Sự im lặng của Đức Chúa Jêsus là sự gợi nhớ đến sự mô tả về người đầy tớ của Chúa trong Ê-sai 53:7 (so sánh với Mác 14:61; 15:5; I Phi-e-rơ 2:22-23).

Cầu nguyện: Chúa ôi, xin hãy giúp chúng con không đưa ra những sự lựa chọn ngu ngốc vì thế gian này, những kẻ đã đóng đinh Ngài.

Đọc Kinh Thánh trong năm: II Các Vua 14-17

Bình Luận:

You may also like