Home Dưỡng Linh Ngày 02 – Hãy Nghiêm Khắc Khiển Trách Họ

Ngày 02 – Hãy Nghiêm Khắc Khiển Trách Họ

by SU Việt Nam
30 đọc

Có một số người trong số những người cải đạo được cắt bì ở Cơ-rết, những người đã dạy dỗ những Phúc Âm giả và gây ra sự lộn xộn trong Hội Thánh. Phản ứng với điều này, Phao-lô đã lệnh cho Tít làm cho họ câm miệng lại và nghiêm khắc quở trách họ.

Tít 1:10-16

10 Có nhiều người vô kỷ luật, nhất là những người chủ trương cắt bì, hay huênh hoang và lừa dối; con cần phải làm cho họ câm miệng lại. 11 Vì lợi lộc thấp hèn, họ đã dạy những điều không nên dạy, gây đổ vỡ toàn bộ gia đình người khác. 12 Một người trong họ, một nhà tiên tri của chính họ, đã nói: “Người Cơ-rết luôn là những kẻ nói dối, những con thú dữ, những kẻ ham ăn mà lười biếng.” 13 Lời chứng nầy là thật. Vì vậy, con hãy nghiêm khắc khiển trách họ, để họ được mạnh mẽ trong đức tin, 14 không chú tâm vào những chuyện hoang đường của người Do Thái cũng như các điều răn dạy của những người khước từ chân lý. 15 Với người trong sạch, mọi sự đều trong sạch; nhưng với những kẻ bại hoại và vô tín thì không điều gì là trong sạch cả. Trái lại, cả tâm trí và lương tâm họ đều đã bị băng hoại. 16 Họ tự nhận là người biết Đức Chúa Trời, nhưng hành động của họ lại từ chối Ngài. Họ thật đáng ghét, không vâng lời, không thể làm được một việc gì tốt đẹp cả.

Suy ngẫm và hiểu

Các giáo sư giả đã không làm theo những sự dạy dỗ của Phúc Âm. Cho nên, qua lời nói và sự dạy dỗ sai trật của họ về các nghi thức hơn là về đức tin, họ đang phá hoại Hội Thánh và toàn bộ các gia đình. Động cơ đáng xấu hổ của họ là để lừa dối người ta và kiếm tiền để thỏa mãn lòng tham của họ. Trong khi miệng thì xưng nhận Đức Chúa Trời, nhưng họ lại chối Ngài qua lối sống của họ. Vì điều này, Phao-lô bảo Tít nghiêm khắc quở trách những giáo sư giả này và những người theo họ, để ngăn Hội Thánh khỏi việc trở nên bại hoại (c.10-16).

Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

C.11, 13-14 Đối với Đức Chúa Trời, việc phá vỡ các gia đình và Hội Thánh qua những sự dạy dỗ sai trật thì cũng tương tự như tội thờ thần tượng. Đức tin thật được bày tỏ trong các gia đình, Hội Thánh và các mối quan hệ giữa những người lân cận. Vì thế, chúng ta hãy tìm kiếm đức tin thật, nơi mà lời nói của chúng ta phải phù hợp với hành động.

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.15-16 Đức tin phải được xưng nhận qua đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta xưng nhận rằng chúng ta tin cậy Đức Chúa Trời, nhưng đời sống của chúng ta lại không hậu thuẫn sự xưng nhận đó, thì chúng ta đang nói dối. Đức tin nơi Đức Chúa Trời là trọn vẹn khi chúng ta lắng nghe Lời Ngài và vâng phục (Gia-cơ 1:22-23). Ân điển của Đức Chúa Trời cho phép sự cứu rỗi qua đức tin không tách rời sự xưng nhận và hành động. Bởi thế, chúng ta hãy xưng nhận đức tin của chúng ta bằng đời sống của chúng ta để đức tin của chúng ta không trở thành những lời nói trống rỗng.

Tham khảo   

1:11 Con phải làm cho họ câm miệng lại. Trách nhiệm của những lãnh đạo Hội Thánh là ngăn chặn việc dạy dỗ sai trật khỏi việc có một bục giảng trong Hội Thánh. gây đổ vỡ toàn bộ gia đình người khác. Đức tin của một số người đã bị các giáo sư giả làm đảo lộn rồi. vì lợi lộc thấp hèn. Những giáo sư giả này bị thúc đẩy bởi lòng tham (tham chiếu I Ti-mô-thê 6:5; 9-10).

1:15 với người trong sạch, mọi thứ đều là trong sạch lặp lại sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus (Lu-ca 11:41) và trong thư trước đó của Phao-lô (Rô-ma 14:20). Trong ánh sáng tính chất Do Thái của việc dạy dỗ sai trật và những bối cảnh của việc dạy dỗ tương tự trước đó của Đức Chúa Jêsus và Phao-lô, vấn đề ở đây dường như liên quan đến luật về thức ăn của người Do Thái. Theo một cách nào đó, các giáo sư giả này có vẻ quan tâm đến sự thanh sạch về mặt nghi thức, mặc dù bản thân họ lại bị ô uế bởi sự vô tín và tội lỗi của họ.

Cầu nguyện: Xin hãy giúp chúng con nhận thức rõ được những sự dạy dỗ sai trật và xin ban cho chúng con sự cản đảm và khôn ngoan để khước từ chúng.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Giăng 4-6

Bình Luận:

You may also like