Home Bài Viết Người Trung Hoa Và Dấu Tích Thờ Phượng Đức Chúa Trời

Người Trung Hoa Và Dấu Tích Thờ Phượng Đức Chúa Trời

by HoiThanh .Com
30 đọc

Ở các nền văn hóa giống như Hê-bơ-rơ và Trung Hoa, cha mẹ đặt tên cho con chủ yếu dựa vào ý nghĩa của cái hơn là âm tiết của nó. Cái tên được chọn này sẽ thể hiện mong mỏi và nguyện vọng của cha mẹ dành cho con cái về nhân cách hay thành công trong cuộc đời. “Giê-xu” có lẽ là ví dụ tốt nhất cho điều này, bởi nó có nghĩa là “Đấng Cứu Thế”. Trong câu chuyện Kinh Thánh về sự ra đời của Giê-xu, Đức Chúa Trời nói với Giô-sép: “ngươi khá đặt tên là Giê-xu, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội”. Cũng trong cả hai nền văn hóa, một người có thể đổi tên để phù hợp với sự thay đổi danh tiếng và địa vị xã hội. Ví dụ như, Abram, tổ phụ của người Do Thái và người Arab, đã đổi tên thành Abraham, có nghĩa là “Cha của muôn dân”. Người Trung Hoa cũng làm tương tự: khi một vị vua lên ngôi thì sẽ dùng một tên mới.

Hiểu tầm quan trọng ẩn sau ý nghĩa của cái tên trong cả nền văn hóa Hê-bơ-rơ và Trung Hoa, chúng ta cần phải nghiên cứu những cái tên mà người Hê-bơ-rơ và Trung Hoa đặt cho đấng tối cao của họ, chính là chủ thể chính trong sự thờ phượng của họ. Những cái tên này thể hiện đặc tính của Đấng sáng tạo vũ trụ này, là Đấng không có hình hài thể chất và không thể được miêu tả dưới dạng vật chất nào. Vì thế, Ngài chỉ được biết đến và thờ phượng thông qua sự hiểu biết về đặc tính và bản chất của Ngài. Người Hê-bơ-rơ thường bị chế nhạo bởi những kẻ thờ phượng thần tượng không hiểu về Chúa không nhìn thấy được và luôn thách thức họ “hãy chỉ cho chúng tôi Chúa của các người”. Để đáp trả, Thi Thiên viết:

Hỡi Đức Giê-hô-va, nhân vì sự nhân từ và sự chân thật Ngài,

Sự vinh hiển chớ về chúng tôi, chớ về chúng tôi,

Bèn là đáng về danh Ngài.

Vì sao các ngoại bang nói rằng: Đức Chúa Trời chúng nó ở đâu?

Đức Chúa Trời chúng tôi ở trên các từng trời;

Phàm điều gì vừa ý Ngài, thì Ngài đã làm,

Hình tượng chúng nó bằng bạc bằng vàng,

Là công việc tay người ta làm ra.

Hình tượng có miệng mà không nói;

Có mắt mà chẳng thấy;

Có tai mà không nghe;

Có lỗ mũi mà chẳng ngửi;

Có tay, nhưng không rờ rẫm;

Có chân, nào biết bước đi;

Cuống họng nó chẳng ra tiếng nào.

Phàm kẻ nào làm hình tượng, và nhờ cậy nơi nó. Đều giống như nó.

Thi Thiên 115:1-8

 

Những đặc tính của Chúa tạo hóa là một trong những lẽ thật quan trọng nhất chúng ta cần biết trong cuộc đời này. Lý do, như tác giả Thi Thiên đã tuyên bố, là vì chúng ta sẽ trở nên giống như đối tượng mà chúng ta thờ phượng: nếu chúng ta thờ phượng những thần ngu ngốc, chúng ta sẽ trở nên ngu ngốc mọi mặt – thuộc linh, tâm trí, cảm xúc, cũng như thể chất!

Chúa tạo hóa, như được tiết lộ trong Kinh Thánh, là một Thần Linh sống có nhân cách nhưng không nhìn thấy được. Ngài được phân biệt với những thần linh khác bởi những đặc tính được phân loại như: Về siêu hình, Chúa tự hữu, hằng hữu và không thay đổi. Về trí tuệ, Chúa toàn tri và khôn ngoan. Về đạo đức, Chúa công bình, trái ngược với ma quỷ, và thương xót. Về tình cảm, Chúa yêu thương, nhân từ và chậm nóng giận. Về mối quan hệ, Chúa chủ động trong mối quan hệ với loài người và chủ động dẫn dắt và hòa giải loài người với chính Ngài. Ngài không bị giới hạn, toàn năng và toàn tại.

Người Trung Hoa cổ biết và thờ phượng một Đấng có những đặc tính tương tự. Trong tất cả những đấng mà người Trung Hoa thờ phượng suốt hàng ngàn năm, có một Đấng nổi bật, một Đấng ưu tú về mọi đặc tính mà ngày nay chúng ta có thể nhận ra tương tự với Chúa trong Kinh Thánh. Ngạc nhiên là người Trung Hoa không cố tạo hình hài cho Đấng mà họ thờ phượng này. Mặc dù nhiều thần tượng được tìm thấy trong xã hội Trung Hoa, không nơi nào không có những hình ảnh hoặc hình tượng của Đấng Tối Cao này. Chúa trong Kinh Thánh cấm những hình ảnh đó, người Trung Hoa rõ ràng là tôn trọng lệnh cấm tương tự.

Đây là biển chỉ đường khác trong hành trình khám phá của tôi khi nghiên cứu những chi tiết quan trọng về Đấng này mà người Trung Quốc cổ biết đến như “Một Danh Trên Các Danh”. Tôi đã phát hiện thậm chí nhiều điểm tương quan hơn giữa những ghi chép lịch sử Hê-bơ-rơ và Trung hoa.

KHÁI NIỆM CHÚA CỦA TRUNG HOA CỔ.

Bằng chứng khảo cổ đã xác nhận sự tồn tại của các triều đại Trung Hoa đầu tiên mà sau này được tin là huyền thoại. Những bản giáp cốt văn và cổ vật khác tìm thấy trong các cuộc khảo cổ đã tìm ra vết tích của nhà Thương ……..(1756-1122 TCN), đến thời kỳ của vua Vũ Đinh ….. (1352 TCN), tương đương với giai đoạn lịch sử Kinh Thánh khi Giô-suê lãnh đạo đất nước Israel. Những phát hiện này cũng cho thấy nhà Thương đã có một nền tôn giáo phát triển ngay từ thời đầu lịch sử. Những cổ vật tiết lộ rằng họ tin vào 3 cấp thần linh:

Di …..– Chúa, hay Shang Di…… – Thượng Đế

Shen ….. – tự nhiên, thần

Zu xian ….. – tổ tiên

Sự tồn tại đồng thời của 3 cấp thần linh này dường như mâu thuẫn với những học thuyết cho rằng tôn giáo nhà Thương phát triển dần từ thờ các thần tự nhiên đến thờ tổ tiên và cuối cùng là thờ Thượng Đế độc nhất. Thực tế, ngay từ thuở ban sơ Shang Di(Thượng Đế) đã được người Thương tôn kính nhưng một vị thần tối cao và toàn năng. Đúng là có những giai đoạn trong lịch sử người Trung Hoa lãng quên Shang Di, Đấng đã cho họ đất nước, nhưng vị trí tối thượng của Ngài trong lịch sử Trung Hoa là không thể nghi ngờ.

Giáp cốt tự khẳng định sự tồn tại của nhà Thương cũng tiết lộ các đặc tính của Shang Di được người Thương tôn kính. Những ghi chép này cho rằng người Thương tin Ngài có thể đã ra lệnh kẻ thù xâm lược một nước Thương suy thoái như một hình phạt. Điều này cho thấy Shang Di không chỉ được xem là cai trị người Thương, nhưng cũng được coi là Đấng tối cao của các quốc gia lân cận. Những văn tự cũng chứng thực điều mà chúng ta biết về nhà Thương từ Ngũ Kinh của Nho giáo và Sử kí Tư Mã Thiên. Người Thương nhận biết rằng Shang Di cai quản gió, mây, sấm sét, hạn hán và mưa, do đó Ngài cũng cai quản mùa vụ trong nông nghiệp.

Một minh họa xưa cho điều này là chương Hồng Phạm của Chu Thư trong Kinh Thư. Hồng Phạm (Hong Fan), nghĩa là Phép lớn của Trời Đất và các học giả xem nó là văn bản chính để từ đó hiểu rõ về triết học, văn hóa và chính trị Trung Hoa cổ. Trong chương này, vua Vũ của nhà Chu, người diệt nhà Thương, tham vấn một cựu quan viên nhà Thương là Ji Zi, người nổi tiếng khôn ngoan trong việc trị quốc. Lời giảng dạy của Ji Zi chứa đựng quan sát rằng Shang Di là đấng cai quản và quản trị các yếu tố tự nhiên và sự phật lòng của Shang Di dấy lên khi loài người phá hủy môi trường.

Ji Zi trả lời “ Ta hiểu rằng thời xưa, Ji chịu trách nhiệm ngăn chặn lũ lụt nhưng ông ta làm bằng cách tùy tiện sắp xếp lại năm yếu tố tự nhiên. Hành động của ông khiêu khích sự tức giận của Di. Di rút lại Hồng Phạm bao gồm cửu trù (khỏi Ji). Do đó các nguyên tắc cai trị bị bại hoại. Ji chết lưu vong. Yu lớn lên. Trời giao Hồng Phạm cửu trù cho y. Chín nguyên tắc trị quốc từ đó được thiết lập.”

Kinh Thư, Chu Thư, Hồng Phạm, đoạn 3

So sánh sự hiểu biết này về Shang Di với Chúa trong Hê-bơ-rơ:

“Trong các đời trước đây, Ngài để cho mọi dân đi theo đường lối của họ. Dù vậy, Ngài vẫn làm chứng về mình qua những việc tốt lành, ban cho anh em mưa từ trời, mùa màng bội thu, thực phẩm dồi dào và khiến lòng anh em tràn đầy vui mừng”

Công vụ 14:16-17

Người Thương cũng tin rằng Shang Di cai trị việc xây dựng thành trì, kết cục chiến tranh và hạnh phúc và bất hạnh của loài người. Điều ngạc nhiên là mặc dù quyền năng như vậy nhưng Shang Di không được sự thờ phượng nào. Điều này ngợi ý rằng ý muốn của Ngài quá khôn lường để bị con người ảnh hưởng. Shang Di là Đấng Cai Trị. Shang Di có thẩm quyền tối thượng trên thế gian. Vì Shang Di có tầm ảnh hưởng đến xã hội nhà Thương nên Ngài phải rất để lại nhiều hình ảnh thực tế đối với họ.

Nhà Thương bị diệt vong bởi nhà Chu (1122-249 TCN). Nhà Chu cũng thờ phượng một Đấng tối cao, nhưng họ biết Ngài với cái tên Tian(Thiên). Khi người Chu so sánh Shang Di với Tian của họ, thì rất rõ ràng rằng họ thờ phượng cùng một Chúa với người Thương. Do đó, trong một thời gian dài họ sử dụng cả hai thuật ngữ thay thế nhau, nhưng đến cuối triều đại, người Chu gần như sử dụng duy nhất Tian.

Giống như người Thương, người Chu tin rằng Chúa Tạo Hóa rất gần gũi và sống động ở giữa họ. Bách khoa toàn thư Britainica xác nhận rằng đây là một quan điểm bắt rễ sâu trong một bài viết “Nho giáo: Hoàn cảnh lịch sử”

Họ tin rằng mạng lệnh của Thiên (chức năng tương đương với ý muốn của Đấng Tối Cao) không thay đổi và không có sự đảm bảo nào rằng hậu thế của nhà Chu sẽ được giao phó vương quyền, vì “Thiên nhìn như con người nhìn và Thiên nghe như con người nghe”, do đó đức hạnh của vua là thiết yếu để duy trì quyền lực và quyền thế. Điều này nhấn mạnh sự cai trị nhân từ, được thể hiện trong nhiều văn bản khắc trên đồng, là sự phản ứng lại với sự suy đồi của nhà Thương và cũng như khẳng định một quan điểm đã bắt rễ sâu”

Hiện tại, chúng tôi không có bằng chứng mang tính kết luận nào từ khảo cổ hay văn học cổ về nguồn gốc của khái niệm “Tian” hay “Di”. Có lẽ là vì người Trung Hoa cổ xem Đấng Tối Cao, Shang Di là vĩnh cửu, không có khởi đầu hay kết thúc: cho dù được biết đến như Shang Di hay Tian thì Ngài đã luôn tồn tại.

DANH SHANG DI, DI VÀ TIAN

Vậy ai là Shang Di, Di hay Tian này?

Một từ gốc, “di” hay “ti” có thể bị đơn lập trong các ngôn ngữ và các họ ngôn ngữ trên thế giới. Nó là một yếu tố ngôn ngữ hay một hình vị mà hàm chứa:

–          Danh của Chúa

–          Danh từ chung cho các thần linh

–          Khái niệm thiêng liêng

–          Danh hiệu cao quý cho tổ tiên hoặc vua chúa.

Là một hình vị, nó đã tồn tại trong những tấm đất sét chữ hình nêm đầu tiên ( niên đại 3000 TCN) được khai quật ở Trung Đông. Nó cũng phổ biến trong họ ngôn ngữ Âu Châu. Tiếng Anh sử dụng “deity” là một thuật ngữ tổng quát về một Chúa tối cao cũng như các thần. “Deity” bắt nguồn từ từ Latin “Deus”, mà ngay tức khắc liên hệ đến “Dio” của tiếng Ý, “Dieu” của tiếng Pháp, “Dios” của tiếng Tây Ban nha, “Dia” của tiếng Ireland cổ, “Duw” của tiếng xứ Wales, “Doue” của tiếng Breton, “Dievas” của tiếng Lithuania, “Dieus” của tiếng Lettish, “Dyu” của tiếng Sanskrit, “Theos” của tiếng Hi Lạp,…

Yếu tố ngôn ngữ “di” hay “ti” hiện diện như một từ hoàn chỉnh trong cả những ngôn ngữ đơn lập như tiếng Trung và ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh. Nó được sử dụng là một tiền tố, hậu tố, trung ố trong các ngôn ngữ khác nhau như Phần Lan và Navajo. Chắc chắn sự hiện diện ở khắp nơi của nó là bằng chứng mạnh mẽ rằng yếu tố ngôn ngữ học này đã lan rộng khắp thế giới từ một nguồn chung.

Ba danh được sử dụng cho Đấng tối cao ở Trung Hoa – Shang Di, Di và Tian- tất cả chứa cùng một hình vị thế giới này cho “thần linh”. Cả ba thuật ngữ này không thể dễ dàng bị tách biệt trong các cuộc thảo luận bởi vì chúng thường được dùng thay phiên nhau. Shang Di là danh phổ biến nhất dùng cho Chúa dưới thời nhà Thương. 上(Shang) của Shang Di (上帝)nghĩa là “ở trên” hay “tối cao” và 帝(Di) nghĩa là “Chúa”, “Hoàng đế”, hay “Thần”. Do đó, Shang Di nghĩa là “Đấng tối cao trên tất cả đấng cầm quyền khác” – hoàn toàn phù hợp để đề cập đến Chúa tối cao!

Khang Hy tự điển tiết lộ nhiều hơn về sự giàu có của những cái tên này. Nó đưa ra ý nghĩa đầu tiên của 上(Shang) là “ ở trên, trên cao, để tôn vinh, để tôn kính”. Ý nghĩa thứ hai được đưa ra là “cai trị” hoặc “cao nhất” hoặc “ đáng tôn vinh nhất”, thứ ba là “thứ tự đầu tiên”. Do đó, khi thuật ngữ này được áp dụng cho người cai trị, nó có nghĩa là “cao nhất” và “đáng tôn vinh nhất”, khi được áp dụng cho vua của Trời, nó chính xác được dịch là “tối cao”.

Cuốn từ điển cũng tiết lộ một khía cạnh thú vị khác của những thuật ngữ Trung Hoa về thần. Từ帝 (Di) liên quan cũng được phát âm là “di”. “Di” này có một bộ “ngôn” 言 (yan) để phân biệt với từ gốc. Như chúng ta đã biết trong chương 2, một bộ trong chữ viết tiếng Trung là một phần của một chữ để giảm hoặc thêm vào nghĩa của từ. …. (Di) này, với bộ ngôn nghĩa là “phán xét”, “xem xét cẩn thận”, “kiểm tra chính xác’, “phân biệt đúng và sai” và nó chủ yếu được dùng như một danh từ, “người phán xét”. Điều này cho thấy rằng được thêm vào ký tự tiếng Trung của “người phán xét” là một tham chiếu đến Chúa đạo lý định nghĩa cho loài người về tiêu chuẩn của đúng và sai, công bình và bất công bình. Đặc tính tương tự cũng được tìm thấy ở Chúa của Kinh Thánh, Đấng được gọi là “Đấng đoán xét toàn thế gian”.

“Không lẽ nào Chúa làm điều như vậy, diệt người công bình luôn với kẻ độc ác; đến đỗi kể người công bình cũng như người độc ác. Không, Chúa chẳng làm điều như vậy bao giờ! Đấng đoán xét toàn thế gian, há lại không làm sự công bình sao? 26 Đức Giê-hô-va phán rằng: Nếu ta tìm được trong Sô-đôm năm mươi người công bình, vì tình thương bấy nhiêu người đó ta sẽ tha hết cả thành.”

Sáng Thế Ký 18:25

Đây là một manh mối khác về chữ 帝 (Di) này và tại sao nó có nghĩa là Chúa Tạo Hóa trong tiếng Trung. Hãy nhớ về chữ tường hình và cơ sở biểu ý của ngôn ngữ Trung Hoa. Tượng hình của 帝 có thể có hai gốc. Đầu tiên, nó giống nụ hoa và ban đầu thực sự là từ “nụ”. Khi từ này được dùng cho nghĩa “thần linh”, từ gốc của nụ được thêm một bộ thảo, do đó là …. Nếu cách diễn giải này đúng, thì người sáng tạo ra chữ này đang mô tả lại quyền năng sáng tạo của Chúa, một nụ hoa là khởi đầu của một sự sống mới. Thật vậy, Di là Đấng sáng tạo vũ trụ và Đấng ban sự sống. Một cách giải thích khác là chữ tượng hình này thể hiện một của lễ thiêu với một đống gỗ và vật tế. Sự liên kết giữa hoạt động thờ phượng này với hình thức đầu tiên của chữ Di khiến ta càng tin quan điểm rằng người Trung Hoa đã thờ phượng Di ngay từ buổi đầu của nền văn minh.

Còn về danh 天 (Tian), hay Heaven, Thiên, một số người tranh luận rằng nó có thể sử dụng để đề cập đến Chúa. Việc này không chỉ khá thường xuyên trong chính Kinh Thánh, mà còn phổ biến trong văn nói tiếng Anh ngày nay, như trong “Oh, heaven help us”. Đối với người Trung Hoa, Shang Di được dùng thành một tên riêng của Chúa, trong khi Tian dường như trở thành một khái niệm trừu tượng hơn. Theo The Great Chinese Electronic Encyclopedia, cách sử dụng của Tian cho Đấng cai trị của vũ trụ bắt nguồn từ nhà Hạ (2207-1766 TCN), triều đại đầu tiên của Trung Hoa. Cuốn bách khoa toàn thư này cũng chỉ ra rằng dù nó có thể nói đến bầu trời tự nhiên nhưng trong hầu hết các cách dùng xưa và cách dùng trong nhiều trường hợp trong Ngũ Kinh, thuật ngữ này có thể chỉ có nghĩa là “thần”.

Tian thường được sử dụng trong Ngũ Kinh theo một nghĩa rộng, vô định, tương tự với cách từ “Heaven” thay thế cho “God” trong tiếng Anh khi nói những điều như “Heaven helps those who help themselves” (Trời giúp những người tự giúp mình). Theo Ci Yuan, một cuốn từ điển nguyên từ học chữ Trung Hoa, Tian được xếp vào “đầu”, nghĩa là “người lãnh dạo”, “trưởng” hay “người có trách nhiệm” trong Shuo Wen Jie Zi, cuốn từ điển tiếng Trung đầu tiên. Một nghĩa như vậy cũng được thể hiện trong từ tượng hình gốc của chữ Tian, mà bao gồm nghĩa “nhất” 一 ở trên “đại” 大. Nói một cách khác, Tian là Đấng trên cả vĩ đại nhất. Kinh Thư tuyên bố rằng Tian tiêu diệt nhà Hạ bởi vì tội ác chồng chất, đề xuất rằng Tian là Đấng cai trị, là Đầu, đấng thực thi sự phán xét trên các quốc gia trên thế giới.

Mặc dù Shang Di và Tian là hai thuật sự khác nhau để nói về Chúa nhưng chúng chỉ đến chung một Ngôi vị. Zheng Xuan, một học giả nhà Hán (206 TCN – 220 SCN) đã diễn đạt một cách đơn giản trong một bình luận trong Sử Ký

Shang Di là một danh khác của Tian. Các thần linh không có hai Chúa

Shen hay Thần linh

Người Trung Hoa sử dụng một thuật ngữ khác nữa cho Thần linh: 神 (Shen). Trong một cuốn từ điển Anh – Trung, từ tiếng Trung “Shen” sẽ được dịch ra nghĩa “god” (chữ “g” thường). Từ tiếng Anh “Almighty” được liệt kê nghĩa “Shang Di”. Một từ điển khác đưa ra định nghĩa cho 神 (Shen) là: “một thế lực được tôn trọng hay được thờ phượng vì có sức mạng siêu nhiên và kiểm soát con người, hình tượng trên gỗ hoặc đá… đại diện cho thế lực đó”. Tuy nhiên, địnhn nghĩa của 上帝 (Shang Di) là “đấng sáng tạo và cai quản vũ trụ”. Herbert A.Giles, được xem là mọt trong những nhà Hán học vĩ đại nhất, đưa ra định nghĩa 帝 (Di) trong cuốn từ điển năm 1912 của ông: “Chúa, Đấng cai quản tối cao của vũ trị, chúa, một thế lực được phong thần, ví dụ như một vị hoàng đế đã băng hà. Hoàng đế, người cai quản tối cao trên đất hay phó nhiếp chính của Chúa”. Vậy nên chúng ta thấy rằng từ Di tự nó có thể nói về các chúa, các vua hay Chúa, nhưng Shang Di luôn đề cập về Chúa tạo hóa. Dù người Trung Hoa nhận ra rằng có nhiều thế lực thuộc linh, ví dụ như “shen”, nhưng chỉ có một Đấng tối cao trong tư tưởng của họ và đấng ấy là Shang Di, mà đôi khi cũng được gọi là Tian.

Điều quan trọng cần chỉ ra rằng trong tiếng Anh có một sự khác biệt lớn giữa “God” và “gods” hay “god”, những thuật ngữ này cũng phản ánh sự khác biệt về thứ hạng giữa “God” và “god”. Tương tự vậy, trong Kinh Thánh, có một Chúa toàn năng  và các thế lực thuộc linh khác, và mối quan hệ của họ rất rõ ràng trong thơ ca, thơ vịnh Kinh thánh, ví dụ như:

Họ đi tới, sức lực lần lần thêm; Ai nấy đều ra mắt Đức Chúa Trời tại Si-ôn

Thi Thiên 84:7

Hãy nhớ lại những sự ngày xưa; vì ta là Đức Chúa Trời, và chẳng có Chúa nào khác; ta là Đức Chúa Trời, chẳng có ai giống như ta

Ê-sai 46:9

Có thể thấy rằng những cuốn từ điển này đều đồng ý về định nghĩa của Shang Di và Shen. Dựa vào tiền đề đã được đồng thuận rằng các cuốn từ điển thể hiện sự hiểu biết và cách sử dụng thông dụng của đại chúng, chúng ta có thể kết luận rằng có một sự hiểu biết khái quát ở người Trung Hoa về Shang Di là Chúa Tạo hóa tối cao và shen là các thần linh thấp hơn. Như chúng ta sẽ thấy dưới đây, Shang Di cùng là Chúa Tạo hóa được người Hê-bơ-rơ thờ phượng là Yahweh và được Cơ Đốc nhân thờ phượng là Chúa Giê-xu. Ngài không từ bỏ chính mình mà không có nhân chứng ở Trung Hoa.

 

CÁC THUỘC TÍNH CỦA CHÚA

Khi chúng ta nghiên cứu những điều người Trung Hoa cổ biết về Shang Di và mối quan hệ họ có với Ngài và Ngài với họ, chúng ta có thể tự tin nói rằng Shang Di tương đương với Chúa Tạo Hóa của người Hê-bơ-rơ và Cơ Đốc nhân. Hình ảnh hiện ra trùng khớp gọn gẽ và tương đương với Đấng được miêu tả trong Kinh Thánh Hê-bơ-rơ và Cơ Đốc giáo đến nỗi chúng ta có thể nhận ra Ngài cũng là Đấng đó.

Hình ảnh đó được tạo ra bằng cách so sánh các thuộc tính của Shang Di được ghi chép lại trong Ngũ Kinh với những tiết lộ của Kinh Thánh về thuộc tính của Đức Chúa Trời. Những đặc tính này là đặc điểm phân biệt của thần tính của Ngài mà hình thành nền tảng cho sự tương tác của Ngài với loài người. Chỉ bằng cách đặt các thuộc tính này với nhau, chúng ta mới có thể có được sự hiểu biết phải lẽ về bản tính và ngôi vị của Chúa Chân Thần. Điều quan trọng là phải hiểu rằng thuộc tính của Ngài không giống như công việc hay biển hiện của Ngài. Chúng không “thêm” điều gì cho Ngài, nhưng chúng tiết lộ bản tính của Đức Chúa Trời. Mặc dù dưới đây chúng ta sẽ xem xét từng thuộc tính nhưng tổng thể của chúng sẽ tiết lộ hoàn chỉnh bản tính của Ngài, và chúng ta không đặt bản tính nào ưu tiên hơn bản tính nào.

Nỗ lực so sánh những thuộc tính thiêng liêng được tiết lộ trong Ngũ Kinh và Kinh Thánh không thể nào, trong giới hạn của chương ngắn này, đầy đủ. Chúng tôi sẽ không thể đề cập đến hoàn cảnh của phân đoạn mà chúng ta trích dẫn. Nên một số người đọc có thể phản đối rằng những điều chúng dẫn chứng ở đây chỉ là những văn bản hỗ trợ ý tưởng tiền định của chúng tôi. Chúng tôi hi vọng rằng những người nghi ngờ giá trị của phép so sánh này sẽ tự nghiên cứu hoàn cảnh của các văn bản được trích dẫn để xác định liệu kết luận của chúng tôi có cơ sở đầy đủ hay không.

Những người khác có thể phản đối rằng những trích dẫn từ Ngũ Kinh không thể đại diện cho khái niệm Chúa phổ biến của người Trung Hoa ngày nay. Thực sự, đó chính là quan điểm của chúng tôi: kiến thức cổ về Chúa này về nhiều mặt phản ánh một cách hoàn hảo những tiết lộ Kinh thánh về các đặc tính của Chúa, thực tế rằng Trung Hoa ngày nay có những nhận thức sai lầm về những đặc tính thiêng liêng này, bỏ phế kiến thức mà người Trung Hoa cổ đã từng có về Chúa.

Theo giáo sự William Henry Medhurst, một nhà Hán học hàng đầu trong những năm đầu 1900, Shang Di được đề cập 175 lần trong Ngũ Kinh. Chỉ một lần thuật ngữ này được sử dụng để đề cập đến người cai trị loài người. Trong tất cả các trường hợp con lại, nó nói về Chúa tạo hóa và chỉ một trường hợp trong đó có ý gièm pha về Đấng Tạo Hóa. Từ những lần đề cập đó, có thể xác định được liệu Shang Di có sở hữu những thuộc tính giống như Chúa được tiết lộ trong Kinh Thánh không. Medhurst tiếp tục nói,

Không có trường hợp nào chúng tôi thấy Shang Di được thể hiện dưới bất kỳ hình thức hình tượng nào, thực sự cảnh báo chúng tôi không được nhầm lẫn Ngài với các hình tượng trong đền chùa, vì Đấng tối cao đã được tuyên bố nhiều lần rằng khác biệt với những ông trời hữu hình. Ý niệm chính gắn liền với Shang Di là quyền tối thượng trên khắp vũ trụ, sức mạnh vô song, công bình, vinh hiển và quyền thế.

Một tác giả được kính trọng khác ở Trung Quốc, James Legge, bản dịch Ngũ Kinh của ông được trích dẫn trong cả cuốn sách này, cũng đi đến kết luật tương tự như Medhurst.

Năm 1852 ông viết:

“Nhưng người Trung Hoa khác biệt với những quốc gia vô thần khác ở 2 điểm – rằng hình dung của họ về Shang Di luôn nhất quán và rằng họ không bao giờ tôn cao một đấng nào khác ngang bằng Ngài. Ngài luôn như nhau – Đấng Tạo hóa và Đấng Cai trị, thiêng liêng, công bình và tốt lành. Và không ai khác được sánh ngang với Ngài. Ngài không có đối thủ.

Có một số cách để phân loại các thuộc tính của Chúa. Chúng tôi sẽ chia chúng thành những thuộc tính tự nhiên và những thuộc tính đạo đức. Những thuộc tính tự nhiên của Chúa là những thuộc tính chỉ duy Ngài có. Những thuộc tính đạo đức là thuộc tính mà Ngài tương tác với con người. Chúng ta chia sẻ về những thuộc tính đạo đức của Ngài nhưng chỉ là những hình dung nghèo nàn và hình ảnh méo mó. Trách nhiệm của chúng tà là phát triển trong những thuộc tính này bằng sức mạnh phục hồi đến từ việc biết Ngài một cách cá nhân và thân mật.

ĐẶC TÍNH TỰ NHIÊN CỦA CHÚA

Chúa là Đấng Cai Trị:

Ngài có ý muốn của Ngài và không gì có thể xảy ra trừ khi Ngài cho phép. Dù chúng ta là những tác nhân đạo đức tự do nhưng chúng ta là đối tượng của ý muốn và mục đích cai trị của Ngài. Mặc dù Ngài có thể làm việc trong im lặng và gián tiếp nhưng Ngài là đấng kiểm soát tối hậu. Kinh Thánh nói về Chúa Giê-xu như sau:

Có một lưỡi gươm bén ở miệng Ngài ra, Ngài sẽ lấy nó mà đánh các dân, và cai trị họ bằng một cây gậy sắt. Ngài giày đạp thùng rượu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời toàn năng. Trên áo tơi và trên đùi Ngài, có đề một danh là Vua Của Các Vua Và Chúa Của Các Chúa.

Khải Huyền 19:15-16

Khái niệm “Thiên Mệnh” của Trung Hoa là sự phản chiếu tốt nhất cho sự hiểu biết của họ rằng Shang Di hay Tian có ý muốn cai trị. Khái niệm này sẽ được xem xét chi tiết trong Chương 7 nhưng nói đơn giản, Mệnh này là ý muốn không thể bị từ chối của Chúa chọn lựa người cai quản. Ngũ Kinh tiết lộ thêm rằng người Trung Hoa cổ hiểu Shang Di hay Tian là Đấng cai trị trong việc chỉ định người cai quản loài người:

Sự chỉ định mang tính thuyết phục của Thiên đặt lên người ngươi và cuối cùng ngươi phải lên ngôi báu

Trời cao và sáng láng. Ai thắp sáng và cai trị thế gian thấp hèn này

Di thiết lập các nước và người cai quản từ Tai Bo đến Vua Ji

Mệnh lệnh từ Trời

Giao ngôi báu cho Vua Wen

Thiết lập kinh đô và Nhà Chu

Từ đó, Shang Di trao quyền cai quản cho Vua Wen

Kinh Thư, Ngu Thư, Đại Vũ mô, cuối đoạn 14

Chúa là Vĩnh Cửu:

Từ “Vĩnh cửu” có hai ý nghĩa. Thứ nhất là sự tồn tại có bắt đầu nhưng không có kết thúc, đây là trường hợp của thiên sứ và linh hồn con người. Thứ hai là nghĩa đen nói về sự tồn tại không có khởi đầu cũng không có kết thúc. Sự tồn tại của Chúa nằm ở nghĩa thứ hai, vì Ngài không có khởi đầu hay kết thúc. Ngài không bị giới hạn hay hạn chế bởi thời gian, Ngài vượt trên tất cả các giới hạn thời gian. Tác giả Thi thiên diễn tả sự vĩnh cửa của Ngài bằng cách này:

Trước khi núi non chưa sanh ra, Đất và thế gian chưa dựng nên, Từ trước vô cùng cho đến đời đời Chúa là Đức Chúa Trời.

Thi Thiên 90:2

Người Trung Hoa cũng có khái niệm về sự sống vĩnh cửu. Sách Kinh Thi nói về hoàng đế, “Nguyền xin Thiên Tử sống đời đời”. Người Trung Hoa tin rằng những vị vua đức hạnh sẽ sống trong sự hiện hiện của Shang Di, vì thế họ chắc hẳn đã xem Shang Di là vĩnh cửu. Hãy xem xét ví dụ này

Vua Wen sống trên trời

Đức hạnh của Ngài sáng láng trên trời

Dù nước Chu đã lâu đời, Thiên Mệnh vẫn ở cùng chúng ta

Nước Chu chưa được thiết lập khi thời điểm của Thiên Mệnh chưa tới

Linh hồn của vua Wen vẫn sống động và ngài sống trong sự hiện diện của Shang Di

Kinh Thi, Đại Nhã, Vương Văn Chi Thập, Vương Văn, câu 1-2

Sử Kí của Tư Mã Thiên xuyên xuốt giai đoạn lịch sử từ 2400 TCN đến 721 TCN và nó không cố gắng giải thích về nguồn gốc của Shang Di hay Tian. Do đó, sẽ không hợp lý nếu kết luận rằng người Trung Hoa xưa tin Shang Di không có khởi đầu hoặc kết thúc và rằng họ luôn xem Ngài là Chúa Tối cao.

Chúa bất biến:

Chúa bất biến ở chỗ Ngài không thay đổi, Ngài không cần thay đổi bởi vì Ngài là toàn hảo. Ngài không cần thay đổi sự tồn tại của Ngài, sự toàn hảo của Ngài, những mục đích của Ngài và những lời hứa của Ngài. Kinh Thánh chép lời Chúa nói rằng:

Vì Ta là Đức Giê-hô-va, Ta không hề thay đổi; bởi cớ đó, các ngươi là con trai Giacốp, chẳng bị diệt vong

Ma-la-chi 3:6

Ngũ Kinh chứa đựng những hiểu biết về sự bất biến của Shang Di. Những hiểu biết này hình thành nên nền tảng của sự tin cậy và ổn định trong các thế hệ của xã hội Trung Hoa.

Chỉ mình Shang Di là không thể dò xét được. Ngài ban phước cho những người làm điều lành. Ngài đổ tai họa xuống những người làm điều ác. Chúng ta không được quên làm những hành động công chính nhỏ nhoi vì chính bởi sự tích tụ của chúng mà các nước vui mừng. Chúng ta không được quên tránh những điều không công chính nhỏ nhoi vì chính bởi sự tích tụ chúng mà cả một thế hệ suy đồi.

Kinh Thư, Thương Thư, Y Huấn, đoạn 8 câu 2

Shang Di không thay đổi trong các nguyên tắc của Ngài nhưng Ngài linh hoạt trong cách đối đãi với con người. Vì Ngài không thay đổi, Ngài mong đợi chúng ta luôn thành tín trong mọi sự

Chúa toàn năng:

Chúa toàn năng ở chỗ Ngài có thể thực hiện mọi điều Ngài muốn. Sức mạnh của Chúa không chấp nhận biên giới hay giới hạn nào trừ khi Ngài thiết lập giới hạn vì mục đích riêng của Ngài. Điều Ngài định làm, Ngài sẽ hoành thành. Sự toàn năng của Ngài ngụ ý về khả năng kiểm soát toàn bộ các quốc gia và lĩnh vực. Sách Gióp trong Kinh Thánh nói về Chúa:

Con biết Chúa là Đấng Toàn Năng, Ý định Ngài không ai cản trở được.

Gióp 42:2

Shang Di cảnh báo cho con người về những tai họa sắp tới bằng những “dấu hiện” trên trời. Khi những người cai trị nhà Hạ suy đồi, Ngài thay thế họ bằng nhà Thương. Sau đó Ngài lại thi hành quyền năng của Ngài khi Ngài phế quyền lực nhiều người nhà Thương hơn và giao đất nước cho nhà Chu.

Hậu thế nhà Thương số lượng hơn hàng trăm nghìn người

Nhưng khi Shang Di ra lệnh, họ trở thành dân của nhà Chu

Kinh Thi, Đại Nhã, Vương Văn chi thập, cuối chương 4

Trời toàn năng đã ban quốc gia trung nguyên này cũng người dân và các bộ tộc cho các vua tổ tiên của chúng ta. Người đương cai trị của chúng ta phải dùng đức hạnh để tập hợp và dẫn dắt những tàn dư cố chấp của người Yin

Kinh Thư, Chu Thư, Tử Tài, đoạn 6

Chúng ta cũng tìm thấy điều này trong Kinh Thi:

Trời toàn năng một cách bí ẩn có thể ban sức cho bất kỳ thứ gì

Kinh Thi, Đại Nhã, Đãng Chi Thập, Homage, Chương 7 câu 4

Chúa toàn tri:

Vì Chúa toàn hảo nên Ngài biết hết mọi điều. Ngài biết mọi điều thực tế và có thể xảy đến, quá khứ, hiện tại và tương lai. Sự hiểu biết của Ngài là trực quan và ngay lập tức, nó không đến từ cảm giác. Ngày biết mọi thứ cùng lúc. Tác giả Thi thiên miêu tả sự tuyệt diệu của sự hiểu biết của Ngài như sau:

Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã dò xét tôi, và biết tôi

Chúa biết khi tôi ngồi, lúc tôi đứng dậy; Từ xa Chúa hiểu biết ý tưởng tôi

Chúa xét nét nẻo đàng và sự nằm ngủ tôi, Quen biết các đường lối tôi.

Vì lời chưa ở trên lưỡi tôi, Kìa, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã biết trọn hết rồi.

Chúa bao phủ tôi phía sau và phía trước, Đặt tay Chúa trên mình tôi.

Sự tri thức dường ấy, thật diệu kỳ quá cho tôi, Cao đến đổi tôi không với kịp!

Thi Thiên 139:1-6

Vì Chúa biết hết, không gì trốn khỏi sự phán xét của Ngài được, như những đoạn Ngũ Kinh dưới đây công nhận:

Trời biết tất cả và quan sát, Hoàng đế hãy theo gương Ngài,

Thì công việc của ngài sẽ tôn cao ngài và người dân sẽ được cai trị tốt

Kinh Thư, Thương Thư, Duyệt Mệnh Trung, đoạn 3

Trời thấy như người dân thấy, Trời nghe như người dân nghe

Kinh Thư, Chu Thư, Thái Thệ Chung

Thượng Đế quyền năng

Ngài đến với chúng tôi trong sự uy nghi của Ngài

Ngài phân định mọi điều đang xảy ra

Vì sự bình an của người dân

Kinh Thi, Đại Nhã, Vương Văn Chi Thập, Huang Yi, câu 1

Chúa Toàn Tại:

Chúa hiện diện ở khắp mọi người, điều khác rất khác với những ai nói rằng Chúa ở trong mọi vật, là chủ nghĩa phiếm thần. Nói một cách khác, Chúa không hiện diện khắp nơi về mặt thực thể. Sự toàn tại của Ngài nói về sự tồn tại ở khắp mọi nơi, lấp đầy mọi không gian của Ngài, bao gồm cả trái đất. Trung tâm của Ngài ở mọi nơi và không có phạm vi nào. Không gì có thể thoát khỏi sự hiện diện của Chúa. Đây là cách chính Ngài bày tỏ với tiên tri Cựu Ước Giê-rê-mi:

Đức Giê-hô-va phán: Ta có phải là Đức Chúa Trời ở gần mà không phải là Đức Chúa Trời ở xa sao?  Đức Giê-hô-va phán: Có người nào có thể giấu mình trong các nơi kín cho ta đừng thấy chăng? Đức Giê-hô-va phán: Há chẳng phải ta đầy dẫy các từng trời và đất sao?

Giê-rê-mi 23:23-24

Có một câu nói phổ biến của người Trung Hoa rằng “Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát”. Trong Kinh Thư, sự toàn tại của Chúa được miêu tả như sau:

Shang Di được tôn trọng bởi vì ý muốn của Ngài kéo dài tới 9 giới hạn (nghĩa là: ở khắp nơi)

Lễ Kinh, Khổng Tử Nhàn Cư, đoạn 29

Chúa Vô Hạn:

Chúa vượt quá các phép đo lường. Ngài vượt qua mọi giới hạn thời gian. Có sự phân biệt giữa sự toàn tại của Chúa mà đã được giải thích ở trên và sự vô hạn của Ngài. Sự toàn tại của Ngài nhấn mạng sự tồn tại ở khắp mọi nơi trong khi sự vô hạn nhấn mạnh sự siêu việt về không gian của Ngài. Không giống như những tạo vật bị xác định bởi không gian, Đấng Tọa hóa vượt qua mọi giới hạn và khu trú. Khi vua Solomon của người Hê-bơ-rơ hoàn thành một đền thờ lộng lẫy hoành tráng cho Chúa, ông tuyên bố:

Nhưng quả thật rằng Đức Chúa Trời ngự trên đất này chăng? Kìa, trời, dầu đến đỗi trời của các từng trời chẳng có thể chứa Ngài được thay, phương chi cái đền này tôi đã cất!

1 Các vua 8:27

Thực tế là người Trung Hoa đã nhận ra Shang Di là Đấng toàn quyền, toàn năng, toàn tại nghĩa là họ cũng đã xem Ngài là vô hạn. Ngũ Kinh công nhận điều này khi chép cụ thể rằng:

Trời sinh ra muôn dân

Và đủ rộng lớn để cai quản tất cả tạo vật với các quy luật và nguyên tắc

Kinh Thi, Đại Nhã, Đãng Chi Thập, Bách Tính, đầu đoạn 1

Chỉ duy Thiên Mệnh là tuyệt đối và vĩnh hằng, oai nghiêm và vô hạn

Kinh Thi, Thương Tụng

Ôi Trời rộng lớn và vĩ đại, là phụ mẫu của chúng con

Kinh Thi, Tiểu Nhã, Tiểu Mân Chi Thập

 

CÁC THUỘC TÍNH ĐẠO ĐỨC CỦA CHÚA

Khi các thuộc tính tự nhiên của Chúa chỉ duy Ngài có, Ngài cũng bày tỏ những thuộc tính đạo đức với loài người. Kinh Thánh nói chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Chúa và theo tượng Ngài (Sáng Thế ký 1:26: Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta)

Chúa là Tình Yêu Thương:

Chúa là tình yêu thương ở chỗ Ngài luôn luôn mong muốn truyền đạt tấm lòng của Ngài đến những tạo vật của mình. Tình yêu này không phải là cảm xúc bốc đồng nhưng là tình cảm duy lí và tự nguyện dựa trên sự tốt lành và chân lý của Ngài. Tình yêu của Ngài không lưu tâm đến giá trị của đối tượng được yêu ngay cả khi tình yêu của Ngài không được đáp trả. Tình yêu của Ngài là khách quan, chứ không dựa trên cảm xúc, nhưng không có nghĩa là không có cảm xúc. Sứ đồ Giăng của Chúa Giê-xu viết về tình yêu của Chúa như vầy:

Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống. 10 Nầy sự yêu thương ở tại đây: ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta.

1 Giăng 4:8-10

Những kẻ thờ phượng thần tượng không được biết về loại tình yêu này; trong tôn giáo của họ, sự sợ hãi được dùng để mang sự vâng phục đến các thần. Mặc dù, loại tình yêu này của Chúa khó được nhìn thấy trong xã hội Trung Hoa truyền thống ngày nay, nhưng Ngũ Kinh đã nói về tình yêu Ngài dành cho tạo vật của mình. Điều này rất tuyệt vời và đi ngược với các nguyên lý tôn giáo Trung Hoa phổ biến mà đòi hỏi tín đồ phải xoa dịu một loạt các vị thần hay thay đổi, thất thường và bé nhỏ. Những tôn giáo này đôi khi yêu cầu tín đồ dâng các thần và các linh hồn những lễ vật đắt đỏ. Nói chung, những tôn giáo này vận hành theo nguyên tắc thưởng và phạt hơn là tình yêu vô điều kiện và ân điển.

Trời yêu người dân, người cai trị nên tôn trọng Trời

Kinh Thư, Thương Thư, Thái Thệ Trung, đoạn 4

Trời bảo vệ và thiết lập ngươi…. Ngươi có thể tận hưởng mọi hạnh phúc

Kinh Thi, Tiểu Nhã, Lộc Minh Chi Thập, chương 1

Chúa Thánh Khiết:

Nghĩa cơ bản của thánh khiết trong Kinh Thánh nghĩa là “được biệt riêng” hay “sự biệt riêng”. Chúa hoàn toàn tách biệt với tất cả những điều ác và điều cơ bẩn. Sự thánh khiết của Ngài hàm ý sự toàn hảo, thuần khiết của Ngài và sự thánh thiện tuyệt đối của bản chất của Ngài. Sự thánh khiết của Ngài ngấm vào tất cả những thuộc tính khác bởi vì nó đặt Ngài tách biệt với chúng ta và bày bỏ Ngài trong sự huy hoàng oai nghiêm của Ngài. Đây chính là đặc tính mà Chúa dường như muốn chúng ta nhớ rõ hơn những cái khác. Đó là vì cách nhìn của chúng ta về Ngài và sự nhận thức của chúng ta về nhu cầu cần Ngài bị ảnh hưởng rất lớn bởi cách nhìn của chúng ta về sự thánh khiết của Ngài. Cái nhìn thấp về sự thánh khiết của Ngài sẽ dẫn đến mối quan hệ cẩu thả với Ngài. Sự thật là Chúa quá thánh khiết đến nỗi chúng ta không thể vươn tới Ngài bằng cách riêng của mình. Người Hê-bơ-rơ nói về Chúa:

Hỡi Đức Giê-hô-va! trong vòng các thần, ai giống như Ngài? Trong sự thánh khiết, ai được vinh hiển như Ngài. Đáng sợ, đáng khen Hay làm các phép lạ?

Xuất Ê-díp-tô 15:11

Và tiên tri Ê-sai nói:

Đấng cao cả, ở nơi đời đời vô cùng, danh Ngài là Thánh, có phán như vầy: Ta ngự trong nơi cao và thánh, với người có lòng ăn năn đau đớn và khiêm nhường, đặng làm tươi tỉnh thần linh của những kẻ khiêm nhường, và làm tươi tỉnh lòng người ăn năn đau đớn.

Ê-sai 57:15

Ngũ Kinh rất đề cao đức hạnh, đặc biệt đức hạnh của những người cai trị. Khi người cai trị vô đức, đó là một dấu hiệu rằng người đó đã mất Thiên Mệnh. Nó nói về Vũ, vị vua đầu tiên của Nhà Hạ (trị vì từ khoảng 2207 TCN):

Chính đức hạnh cảm động Trời. Không có khoảng cách nào nó không chạm tới

Kiêu ngoại mang đến thất bại, khiêm nhường mang đến phần thưởng. Đó là cách của Trời

Kinh Thi, Đường Thư, The Counsel of Great Yu, giữa đoạn 21

Nói về ông, Kinh Thư nói:

Trong những người xưa là minh họa cho sự kính sợ này có người dựng nên nhà Hạ. Khi nước nhà vững mạng, người tìm kiếm những người có khả năng để tôn vinh Shang Di

Kinh Thư, Chu Thư, Lập Chính, Đoạn 2, câu 2

Vì thế chúng ta thấy ở đây rằng vua Vũ, được gọi là Đại Vũ và là vị vua đầu tiên của chế độ đầu tiên của Trung Hoa, giữ một lòng kính sợ Chúa. Những đoạn dưới đây từ Ngũ Kinh sẽ về sự kính sợ thánh này:

Vua cúi lạy hai lần, sau đó đứng lên và nói “ Ta hoàn toàn không đáng chi và chỉ là đứa chẻ, sao ta có thể trị cả 4 phương đất nước với sự kính sợ sự oai nghiêm của Trời?

Kinh Thư, Chu Thư, Cố Mệnh, cuối đoạn 25

 

Nếu ngươi không tìn thấy chứng cứ minh họa nào thì đừng nghe trường hợp này nữa.

Sự oai nghiệm của Trời có trong mọi sự

Kinh Thư, Chu Thư, Lã Hình, cuối đoạn 17

 

Nhưng Trời không ở cùng y bởi vì y không tìm cách làm hình mẫu cho đức hạnh của Ngài.

Khắp thế gian, cho dù đất nước to hay nhỏ, mất ngôi là sự phán xét cho sự bất tuân của nó

Kinh Thư, Chu Thư, Đa Sĩ, câu 11

 

Minh họa của ta không lấy từ chuyện quá khứ xa xưa

Trời cao không phạm sai lầm

Nếu ngươi cố suy đồi đức hạnh

Ngươi sẽ mang sự khốn cùng cho người dân

Kinh Thi, Đại Nhã, Đãng Chi Thập, đoạn 12, câu 4

 

Shang Di sáng láng và huy hoàng

Ngài sẽ ban cho chúng ta một năm dư dật

Kinh Thi, Tụng, Thần Công Chi Thập, đoạn 1

 

Chúa Đầy Ân Điển:

Ân điển có thể được hiểu là ân huệ không xứng của Chúa dành cho những người đáng bị trừng phạt. Đặc biệt, ân điển này được thể hiện trong món quà cứu rỗi của Chúa thông qua Chúa Giê-xu Christ người đã cho phép chúng ta được tự do bước vào mối quan hệ vĩnh cửu với chính Ngài. Ân điển của Chúa Giê-xu cho chúng ta sự sống thay vì sự chết mà chúng ta đáng nhận vì tội lỗi của mình. Mặc dù ân điển là ân huệ không xứng mà có được, nhưng nó phải thông qua đức tin nơi Chúa Giê-xu. Như sứ đồ Phao-lô giải thích:

Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Đấng đã làm cho chúng ta cậy đức tin vào trong ơn nầy là ơn chúng ta hiện đang đứng vững; và chúng ta khoe mình trong sự trông cậy về vinh hiển Đức Chúa Trời.

Rô-ma 5:1-2

Một vị vua được mong đợi thi hành ân điển, do đó “ân điển dư dật” chỉ được dùng khi nói về người cai trị. Thực tế, mọi điều ông làm đều được cho là làm với ân điển, lợi ích cho người dân. Ân điển như thế chỉ có thể đến từ Chúa Tạo Hóa, như được thể hiện trong những đoạn trích dưới đây:

Trời Cao đã làm ơn cho nhà Thương và ban cho ngươi

Hỡi vị vua trẻ tuổi, hãy sống đức hạnh, đây thực sự là điều vĩ đại cho những thế hệ tiếp theo

Kinh Thư, Thương Thư, Thái Giáp Trung, Câu 2

 

Có sự bình an trên khắp các phương của chúng ta

Có liên tiếp các năm dồi dào

Trời không mỏi mệt trong ân điển

Kinh Thi, Tụng, Mẫn Dư Tiểu Tử Chi Thập, Wen Yu, Huan, câu 1

 

Shang Di đoái xem nàng với ân điển

Không có bi thương hay đau đớn

Ngày tháng của nàng đã trọn

Nàng hạ sinh Hou Ji là người nhận hết phước lành của Ngài

Kinh Thi, Tụng, Lỗ Tụng, Palace of Bi, câu 3

Chúa Thành Tín:

Chúa thành tín ở chỗ Ngài sẽ không bỏ rơi chúng ta, cũng không phá vỡ những lời hứa của Ngài. Sự thành tín của Ngài được thiết lập mãi mãi muôn đời, có cũng được thiết lập trong giao ước vĩnh hằng của Ngài. Ngài luôn luôn giữa lời hứa giao ước của Ngài, Ngài nhìn xem những thất bại của chúng ta một cách âu yếm và tha thứ cho chúng ta. Sách Ca Thương trong Kinh Thánh đã miêu tả sự thành tín của Chúa một cách tuyệt đẹp

Ấy là nhờ sự nhân từ Đức Giê-hô-va mà chúng ta chưa tuyệt. Vì sự thương xót của Ngài chẳng dứt.

Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm.

Ca Thương 3:22-23

Người Trương Quốc có câu “ác giả ác báo, thiện giả thiện lai. Nếu chúng ta không phải nhận điều xứng đáng với chúng ta, thì đó là bởi vì ngày giờ chưa tới’. Những đoạn trích dưới đây từ Ngũ Kinh cho thấy sự tin tưởng của người Trung Hoa về sự thành tín của Chúa:

Trời biết đức hạnh của người và giao phó mạng lệnh lớn của Ngài cho người, rằng người nên trấn an và cai quan nhiều phương

Kinh Thư, Thương Thư, Thái Giáp Thượng, giữa đoạn 2

 

Thiên Pháp – thật cao sâu và vô tận

Kinh Thi, Tụng, Chu Tụng, Thanh Miếu Chi Thập, Wei Tian Zhi Min

Chúa Tốt Lành:

Tốt lành nghĩa là có mong muốn nhân lên niềm hạnh phúc trong mọi người. Sự tốt lành của Chúa được tiết lộ trong tất cả các tạo vật. Thế giới xung quanh chúng ta đầy ắp những sự sống được tạo ra để mang niềm vui đến cho chúng ta. Mặc dù tội lỗi đã phá hỏng sự sáng tạo hoàn hảo củaChúa, nhưng không một vật nào tồn tại trong tự nhiên được tạo ra nhằm tạo ra đau thương. Chúng ta không thể đếm hết những cách Chúa tạo ra vũ trụ này vì sự hạnh phúc và tốt lành của chúng ta – không khí chúng ta thở, nước chúng ta uống, trái cây chúng ta ăn, cảnh đẹp thiên nhiên… Tác giả Thi Thiên nói về tốt lành này

Chúa dọn bàn cho tôi Trước mặt kẻ thù nghịch tôi;

Chúa xức dầu cho đầu tôi, Chén tôi đầy tràn.

Quả thật, trọn đời tôi Phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi;

Tôi sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-va Cho đến lâu dài.

Thi Thiên 23:5-6

Vua Vũ, người dựng nên nhà Hạ, đã dành được ngôi báu vì

Trời quyền năng ban cho người mạng lệnh đầy ân điển của Ngài

Cho người cả bốn biển để người trị vì dưới đất

Kinh Thư, Ngu Thư, Đại Vũ Mô, cuối đoạn 4

Tuyên bố này từ Kinh Thư tiết lộ sự tốt lành của Shang Di từ sự ban phước cho Vua Vũ, và thông qua sự cai trị của Vua Vũ, ban phước cho người Trung Hoa. Khi nhà Hạ suy đồi và người cai trị không còn thi hành đức hạnh mà Shang Di mong muốn, Ngài dấy người cai trị khác lên, Tang, để phản chiếu đức hạnh của Ngài.

Tang, lên ngôi, thi hành Thiên Pháp sáng loáng

Kinh Thư, Chu Thư, Lập Chính, đoạn 4, câu 2

Chúa là tốt lành ở chỗ Ngài luôn mang sự bình an, an ủi và mùa màng bội thu cho người dân, như những trích đoạn từ Kinh Thư viết:

Ta đã nghe rằng Chúa dẫn loài người đến sự bình an yêu tịnh, nhưng nhà Hạ không theo đuổi sự bình anh như thế, nên Chúa giáng xuống sự phán xét, bày tỏ ý Ngài với nhà Hạ

Kinh Thư, Chu Thư, Đa Sĩ, đầu câu 5

 

Ngươi tìm kiếm điều chi? Cách nào để được những mùa màng mới bội thu? Lúa mỳ và lúa mạch mới đẹp làm sao. Chúng ta sẽ nhận sản vật của ai!

Shang Di sáng láng và huy hoàng sẽ ban cho chúng ta một năm dư dật

Kinh Thi,Tụng, Thần Công Chi Thập, Thần Công Chung

Kinh Thi cũng nói Chúa ban phước cho tạo vật của Ngài

Nhận ân phước của Trời

Nhận ân phước của Di

Kinh Thi, Đại Nhã, Vương Văn Chi Thập, Huang Yi, cuối chương 4

 

Chúa Thương Xót và Nhân Từ: Sự thương xót và nhân từ của Chúa nói về sự tốt lành của Chúa dành cho chúng ta giữa những đau khổ và khó khăn. Nó nhấn mạnh sự thành tín của Chúa cho dù chúng ta bất tín. Sự thương xót luôn luôn được thể hiện trong sự liên kết với tội lỗi của người nhận sự thương xót. Chúa là Chúa của những cơ hội thứ 2, và Ngài sẽ trả giá cao cho sự khỏe mạnh về thuộc thể và thuộc linh của chúng ta. Sự nhân từ khiến Ngài chia sẻ bớt những gánh nặng của chúng ta, dù chúng ta khó khăn vì tội lỗi. Tác giả Thi Thiên viết:

Đức Giê-hô-va có lòng thương xót, hay làm ơn, Chậm nóng giận, và đầy sự nhân từ.

Ngài không bắt tôi luôn luôn, Cũng chẳng giữ lòng giận đến đời đời.

Thi Thiên 103:8-9

Dưới các triều đại Trung Hoa, người thân hay bằng hữu của phạm nhân được phép đợi trước của Hoàng Cung của vua với hi vọng cầu xin ân xá cho phạm nhân đó. Những người Trung Hoa trong thời kì phong kiến mong đợi vua cai trị công bình nhưng họ cũng mong đợi người sẽ thương xót, ban cho con dân cơ hội thứ hai. Mong muốn này mở rộng tới tất cả các cấp quan quân, và nó phản ánh hiểu biết của họ về ân điển của Shang Di và Tian, như những đoạn dưới đây:

Ôi Trời có lòng nhân từ cho người dân khắp mọi nơi. Thiên mệnh ưu ái của Ngài ban cho ông cha khởi nghiệp. Vua hãy trau dồi đức hạnh và tôn kính

Kinh Thư, Chu Thư, Quân Thích, cuối đoạn 10

 

Trời cao và sáng suốt

Sao Ngài có thể không thể hiện lòng nhân từ cho chúng con?

Kinh Thi, Đại Nhã, Đãng Chi Thập, Sang Rou

 

Chúa Công Bằng Và Ngay Thẳng:

Sự công bằng và ngay thẳng là phần mở rộng của sự thánh khiết của Chúa. Chúng nói về đạo đức tuyệt hảo của Ngài. Chúa sẽ luôn luôn làm đúng. Ngài thi hành sự phán xét của mình không thiên vị, và Ngài không cần phải suy nghĩ lại. Ngài không hành động một cách phi lý hay tùy ý hay với những tâm tánh bất thường của những thần giả như những vị thần của thần thoại Hy Lạp. Chúa ghét tội lỗi bởi vì Ngài công bình và ngay thẳng. Đó là lý do tại sao để đáp ứng yêu cầu phục hồi mối quan hệ đã gãy đổ với con người của chính Ngài, Ngài sai Con Ngài phải chết để trả giá cho tội lôi của chúng ta. Như thế, sự công bằng và ngay thẳng của Ngài cũng được đáp ứng. Vua Đa-vit viết:

Đức Giê-hô-va ngự trong đền thánh Ngài;

Ngôi Ngài ở trên trời;

Con mắt Ngài nhìn xem,

Mí mắt Ngài dò con loài người.

Đức Giê-hô-va thử người công bình;

Nhưng lòng Ngài ghét người ác và kẻ ưa sự hung bạo.

Ngài sẽ giáng xối trên kẻ ác những bẫy, lửa và diêm;

Một ngọn gió phỏng sẽ là phần của chúng nó.

Vì Đức Giê-hô-va là công bình;

Ngài yêu sự công bình

Những người ngay thẳng sẽ nhìn xem mặt Ngài.

Thi Thiên 11:4-7

Ngũ Kinh nhiều lần dạy rằng Chúa phán xét người cai trị và các nước bằng đức hạnh của họ. Tiêu chuẩn đúng sai của Ngài là tuyệt đối và không thể nghi ngờ

Vì nhiều tội lỗi của nhà Hạ, Trời đã phạt tiêu diệt họ

Kinh Thư, Thương Thư, Thang Thê, cuối câu 1

Dưới thời nhà Thương, họ cũng biết rằng con người phải ngay thẳng trước Chúa nếu người đó muốn nhận ân phước của Ngài.

Trong sự phán xét con người dưới đất, Ngài trước hết nhìn vào sự ngay thẳng của. Ngài gia thêm các năm của họ hay ngược lại. Trời không chặt ngắn cuộc đời loài người – chính họ tự chặt ngắn cuộc đời mình

Kinh Thư, Thương Thư, Cao Tông Dung Nhật, đầu đoạn 3

 

Thiên Mệnh không khó giữ gìn

Đừng tự khiến mình hủy diệt

Công bố và thi hành sự ngay thẳng

Nhìn xem sự sụp đổ của nhà Ân do Trời mang đến

Kinh Thi, Đại Nhã, Vương Văn Chi Thập, Vương Văn, đoạn 7

 

Chắc chắn những kẻ bị Trời Cao phản đối

Sẽ chảy từ nước từ suối

Cùng trôi đến hủy hoại

Kinh Thi, Đại Nhã, Đãng Chi Thập, Yi, đầu đoạn 4

Tất nhiên, có những lần loài người nghi ngờ sự công bình của Chúa. Sách Gióp trong Kinh Thánh cho thấy điều này. Xu hướng tương tự ngày nay vẫn tồn tại. Khi mọi chuyện sai hướng, Chúa sẽ bị đổ lỗi đầu tiên. Trích dẫn dưới đây là câu trả lời từ Ngũ Kinh tới những ai nghi ngờ sự công bình của Chúa:

Không phải Shang Di gây ra thời gian khổ nạn này

Nhưng nó khởi nguồn từ nhà Ân không làm theo những cách đã được chứng thực

Mặc dù ngươi không có những người nam có tuổi và kinh nghiệm

Nhưng có những hình mẫu xưa (để noi theo)

Nhưng ngươi không lắng nghe họ

Vậy nên Thiên Mệnh bị mất đi

Kinh Thi, Đại Nhã, Đãng Chi Thập, Đãng, câu 2

 

Chúa Khôn Ngoan:

Sự hiểu biết và khôn ngoan của Chúa liên quan chặt chẽ với nhau. Sự khôn ngoan cho phép Ngài chọn lựa những kết cục hợp lý và làm thành những kết cục ngày thông qua những phương pháp hợp lý. Sự khôn ngoan của Ngài được công bố bởi tất cả tạo vật với nhiều ví dụ tuyệt vời về sự thiết kế hoàn hảo của Ngài. Từ rất nhỏ đến khổng lồ, tự nhiên chứa đựng những thiết kế tuyệt diệu – những thiết kế phản ánh phương tiện tốt nhất để đạt được kết cục tốt nhất. Tương tự vậy, sự kiểm soát hoàn hảo của Ngài trong việc khiến mọi vật hợp tác với nhau vì lợi ích tối nhất của dân Ngài đã được thể hiện trong lịch sử. Sứ đồ Phao-lô đã thốt lên khi suy ngẫm về sự không ngoan của Chúa:

Ôi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được!

Vì, ai biết ý tưởng Chúa, ai là kẻ bàn luận của Ngài?

Hay là ai đã cho Chúa trước, đặng nhận lấy điều gì Ngài báo lại?

Vì muôn vật đều là từ Ngài, và hướng về Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng! A-men.

Rô-ma 11:33-36

Một góc nhìn tương tự cũng tìm thấy ở cách mà Kinh Thi mô tả Trời hay Tian, hay còn gọi là Shang Di:

Trời Cao rất khôn ngoan

Kinh Thi, Đại Nhã, Đãng Chi Thập, đoạn 11 câu 1

 

Ôi Trời cao và không ngoan, là Đấng đã giáo huấn và cai trị loài người dưới đất

Kinh Thi, Tiểu Nhã, Bắc Sơn Chi Thập, Xiao Ming, chương 1 câu 1

Trong cả Kinh Thánh và Ngũ Kinh, sự khôn ngoan được cho là đến từ Chúa, không được coi là khả năng bẩm sinh của loài người. Kinh Thánh nói

Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho

Gia-cơ 1:5

Những trích đoạn từ Ngũ Kinh cho thấy rằng những người cai trị tốt được cho là có sự khôn ngoan Trời ban để cai trị tốt:

Trời ban cho vua chúng ta lòng can đảm và khôn ngoan để quản trị đại quốc

Kinh Thư, Thương Thư, Trọng Hủy Chi Cáo, giữa câu 2

 

Xem xét những người xưa, có người khởi nghiệp nhà Hạ. Trời hướng dẫn tâm trí của người, cho phép hậu thế của người nối nghiệp ngài và bảo vệ bạo

Người quen thuộc với Trời và biết vâng lời

Kinh Thư, Chu Thư, Tửu Cáo, đầu câu 11

 

Vua Ji này được ban bởi Di

Với quyền năng phán xét

Vậy nên tiếng tăm về đức hạnh lan rộng

Đức hạnh của Ngài thật khôn ngoan

Sự khôn ngoan và sáng suốt, có thể dẫn dắt

và cai trị một đại quốc như thế

Kinh Thi, Đại Nhã, Vương Văn Chi Thập, Huang Yi, đầu chương 4

 

CHÚA CỦA CHA ÔNG CHÚNG TA

Đầu tiên, chúng ta đã chứng minh rằng Shang Di hay Tian là danh mà Chúa Sáng Tạo tiết lộ chính mình với người Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử của họ, trong khi “shen” là thuật ngữ chung dùng co nhiều thần khác, bao gồm những thần giả. Chúng ta đã thấy rằng tôn giáo tại Trung Hoa không phát triển từ những hình thức thấp nhất của sự thờ phượng tự nhiên và thần tượng đến chủ nghĩa độc thần và sau đó là đến sự thờ phượng duy một Chúa yêu thương và nhân từ. Hơn thế nữa, sự đảo ngược này là đúng. Chúa, Shang Di tối cao vĩnh cửu không phải điều hư không trong trí tưởng tượng của người Trung Hoa. Shang Di là Đấng Sáng Tạo tốt lành, quyền năng, yêu thương và công bình, đã tiết lộ chính Ngài với tổ tiên người trung Hoa trước khi họ chạy trốn đến tháp Ba-bên để tìm kiếm quê hương. Ngài là Chúa hằng hữu vĩnh hằng duy nhất đã tiết lộ chính mình trong suốt lịch sử với loài người trên khắp thế giới. Ngài đã tiết lộ chính mình thông qua những mặc khải chung và những mặc khải đặc biệt, nhưng rất rõ ràng và mạnh mẽ nhất trong Kinh Thánh.

Chúng ta cũng thấy rằng tin tốt về sự chuẩn bị của Chúa để hòa giải loài người với chính Ngài không phải chỉ là một khái niệm Cơ Đốc. Nó cũng có nguồn gốc từ thời xa xưa của Trung Hoa. Chúa tiết lộ chính Ngài với người Trung Hoa xưa với danh Shang Di, và lẽ thật về cái danh đó là sự kêu gọi trở về với Chúa. Với cách tương tự, nhiều nơi trong Kinh Thánh đề cập Chúa Tạo Hóa là Chúa của ông ta chúng ta, vì Ngài thật sự là Cha của tất cả. Khi chúng ta sẵn lòng trở về với nguồn cội thuộc linh thật sự của chúng ta trong Chúa Tạo Hóa, chúng ta sẽ biết Ngài một cách cá nhân thông qua sự mặc khải đặc biệt của Ngài trong Kinh Thánh và trong thân vị Chúa Giê-xu Christ.

Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian;

Hê-bơ-rơ 1:1-2

Cuối cùng, chúng ta thấy vô số dẫn chứng cho thấy các thuộc tính của Shang Di (Tian) trùng khớp như thế nào với Chúa chân thần của Kinh Thánh, dẫn chúng ta đến kết luận rằng Shang Di (Tian) là sự mặc khải chung cho người Trung Hoa về Chúa mà người Hê-bơ-rơ trong Cựu Ước và Cơ Đốc nhân trong Tân Ước thờ phượng. Nhà truyền giáo người Anh James Legge, được người Trung Hoa xem là một trong những học giả hàng đầu về Ngũ Kinh, đã kết luận rằng “Chúa mà họ thờ phượng, từ những nghiên cứu của chúng tôi về thuộc tính của Ngài, cùng là Đấng mà chúng ta tôn thờ, vì Ngài đã tiết lộ chính mình cho chúng ta bằng nhiều cách”.

Do đó, thật không may mắn rằng người Trung Hoa không thờ phượng chỉ mình Chúa, họ cũng thờ phượng vô số thần khác. Quả thực, bất chấp những hiểu biết về Chúa, nhiều người Trung Hoa khắp thế giới đã rơi vào tay của những thế lực thần linh kinh hãi và các niềm tin tôn giáo hỗn đốn. Cũng giống như trong nhiều xã hội khác, trong xã hội Trung Quốc có xu hướng thờ phượng các Chúa giả. Chúng tôi nói điều này không phải để phê phán nhưng đơn giản là để chỉ ra rằng người Trung Hoa cổ đã từng sùng bái Chúa chân thần, và mời mọi người thờ phượng chỉ mình Chúa, như Ngài đã ra lệnh, và tận hưởng phước hành nhận được.

Theo những lẽ thật này về Shang Di, thật không may mắn cho sự hiểu lầm của người Trung Hoa rằng Cơ Đốc giáo là tôn giáo phương Tây và Chúa Giê-xu là Chúa phương Tây! Tuy nhiên, giờ đây, với sự hiểu biết mới này về Shang Di, việc bỏ qua Cơ Đốc giáo vì là tôn giáo phương Tây không còn là lời biện minh cho việc không tin Chúa Giê-xu.

Vậy thì, Đức Chúa Trời đã bỏ qua các đời ngu muội đó, mà nay biểu hết thảy các người trong mọi nơi đều phải ăn năn, vì Ngài đã chỉ định một ngày, khi Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét thế gian, bởi Người Ngài đã lập, và Đức Chúa Trời đã khiến Người từ kẻ chết sống lại, để làm chứng chắc về điều đó cho thiên hạ.

Công vụ 17:30-31

Khi tôi tiếp tục hành hành khám phá, chứng cứ đó đã cho thấy rằng Shang Di của nền văn hóa bản địa của tôi cùng là Chúa Cha của đức tin Cơ Đốc của tôi. Tuy nhiên, mãi đến tận khi Chúa dẫn tôi đến bản chỉ dẫn “Sự hi sinh vĩ đại”, bằng chứng này gắn chặt với cấu trúc văn hóa mà là một phần không thể tách rời trong di sản Trung Hoa. Chúa thành tín tiết lộ chính Ngài nếu chúng ta thực sự tìm kiếm Ngài. Khi tôi nghiên cứu về “sự hi sinh vĩ đại”, tôi an tâm rằng khi tôi thờ phượng Chúa Tạo Hóa của niềm tin Cơ Đốc, tôi thực sự chia sẻ cùng đức tin với ông cha của mình.

Dr. Chan Kei Thong

[contact-form-7 id=”20937″ title=”contact tin nhận Chúa”]

Bình Luận:

You may also like