Mặc dù việc đi theo Đức Chúa Jêsus là vô cùng quan trọng, bởi vì nó đòi hỏi sự hy sinh lớn, những người mong muốn đi theo Đức Chúa Jêsus phải hiểu giá trị và mục đích của con đường đó.
Lu-ca 14:25-35
25 Có đoàn dân đông cùng đi với Đức Chúa Jêsus; Ngài quay lại phán với họ: 26 “Nếu ai đến theo Ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa thì không thể làm môn đồ Ta. 27 Ai không vác thập tự giá mình mà theo Ta, cũng không thể làm môn đồ Ta.
28 Ai trong các ngươi muốn xây một cái tháp mà trước hết không ngồi tính phí tổn để biết mình có đủ tiền hoàn thành nó chăng? 29 Nếu không, khi đã xây nền rồi mà lại không làm xong được thì mọi người thấy, sẽ chê cười 30 và nói rằng: ‘Người nầy khởi công xây cất mà không thể hoàn tất được!’
31 Hay là có vua nào đi đánh trận với vua khác, mà trước hết không ngồi xuống bàn luận xem mình đem đi mười nghìn quân có thể địch nổi vua kia với hai mươi nghìn quân chăng? 32 Nếu không địch nổi, khi vua kia còn ở xa thì ông sai sứ xin cầu hòa. 33 Như vậy, nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không thể làm môn đồ Ta.
34 Muối vốn là tốt, nhưng nếu muối mất vị mặn thì làm thế nào cho nó mặn lại được? 35 Muối ấy không thể dùng bón ruộng hoặc trộn phân, người ta phải vứt nó ra ngoài. Ai có tai để nghe, hãy lắng nghe!”
Suy ngẫm và hiểu
Thông qua các ví dụ về cái tháp và những vị vua chuẩn bị ra trận, Đức Chúa Jêsus dạy rằng để đi theo Ngài, chúng ta phải suy nghĩ một cách cẩn thận và chuẩn bị một cách kỹ càng trước. Sự chuẩn bị quan trọng nhất của một môn đồ là giải quyết vấn đề tài sản (những thứ thuộc về chúng ta). Vì vậy, Đức Chúa Jêsus phán rằng bất cứ thứ gì thuộc về chúng ta, cho dù đó là gia đình chúng ta hay cuộc sống của chúng ta, phải bị từ bỏ (c.25-33). Việc dạy dỗ về điều kiện của một môn đồ kết thúc bằng ví dụ về muối. Điều này là bởi vì một môn đồ là người không hiểu rõ, lại vâng lời và sống theo ý nghĩa của vương quốc Đức Chúa Trời, thì cũng vô dụng như muối đã mất đi vị mặn của mình (c.34-35).
Đức Chúa Jêsus là Đấng như thế nào?
C.25 Dẫu rằng Đức Chúa Jêsus đã được những đám đông lớn chào đón, Ngài không tìm kiếm số đông, những người hiểu sai về vương quốc Đức Chúa Trời, nhưng thay vào đó là số ít những người đi theo với sự hiểu biết đúng đắn về vương quốc. Đó là lý do tại sao, mặc dù những đám đông có thể ra về sau khi nghe sứ điệp của Ngài bởi vì tấm lòng của họ đã bị làm cho không được thoải mái, Đức Chúa Jêsus trình bày cách không lưỡng lự những điều kiện cao nhất theo yêu cầu của việc môn đồ hóa. Những lời phổ biến và làm vui thích nghe, không phải luôn luôn là sự thật. Cho dù có thể là khó nghe, và có thể làm tổn thương tấm lòng của chúng ta, thì chỉ có lẽ thật mới cứu được chúng ta.
Ngài ban cho tôi bài học gì?
C.26-27, 33 Tin cậy Đức Chúa Jêsus là tiếp nhận Ngài như là lời giải đáp cho hành trình cứu rỗi. Nó cũng là việc chấp nhận con đường chịu khổ, và có thể thậm chí là con đường của sự chết. Chúng ta không được đặt bất cứ thứ gì trước Đức Chúa Jêsus và yêu mến bất cứ thứ gì hơn Ngài. Hãy nhìn lại để xem xem liệu mối quan tâm quá mức vào việc tìm kiếm những gì là của chúng ta có khiến cho chúng ta làm ngơ Chúa hoặc anh chị em chúng ta trong Đấng Christ hay không.
Tham khảo
14:28-32 Cả hai sự minh họa bằng ẩn dụ liên quan đến việc xây dựng (c.28-30) và việc đi ra trận (c.31-32) đều cảnh báo về việc đưa ra một quyết định vội vã đi theo Đức Chúa Jêsus. Những người trong tương lai sẽ là các môn đồ, trước tiên phải tính toán cái giá để xem liệu họ sẽ kiên trì trong đức tin hay không (so sánh với 8:15; 21:19).
14:34 nếu muối mất vị mặn. Hầu hết muối đến từ Biển Chết và có những tạp chất (khoáng chất và thạch cao). Nếu không tinh chế một cách thích hợp, nó sẽ có ít vị mặn và sẽ tệ hơn cả là sự vô dụng, không thể dùng được cho thức ăn và tạo ra nan đề phải xử lý. Nếu các điều kiện của việc môn đồ hóa (c.26-27, 33) không được tuân giữ, tương tự như vậy các môn đồ sẽ trở nên hoàn toàn vô giá trị (so sánh với Khải Huyền 3:15-17).
Cầu nguyện: Xin hãy ban cho chúng con đức tin để Ngài có thể là mọi thứ đối với chúng con.
Đọc Kinh Thánh trong năm: Phục Truyền Luật Lệ Ký 21-23