Những câu châm ngôn ngày hôm nay phần lớn dạy về việc làm thế nào để chế ngự sự tham lam và làm thế nào để trở nên một người khôn ngoan, người được Đức Chúa Trời ban phước.
Châm Ngôn 28:19-28
19 Người nào cày ruộng sẽ đầy lương thực, nhưng ai theo kẻ lười biếng sẽ đầy sự nghèo khổ. 20 Người trung tín sẽ được nhiều phước lành, nhưng kẻ vội làm giàu hẳn không khỏi bị phạt. 21 Thiên vị là điều chẳng tốt; vì một mẩu bánh mà người ta có thể phạm tội. 22 Người có mắt gian tham vội chạy theo của cải, chẳng biết rằng sự thiếu thốn sẽ ập đến bên mình. 23 Ai quở trách một người, về sau sẽ được biết ơn hơn là kẻ dùng lưỡi xu nịnh. 24 Kẻ nào ăn cắp của cha hay mẹ mình và nói rằng: “Chẳng phải là phạm tội đâu,” kẻ ấy là đồng bọn với kẻ phá hoại. 25 Kẻ tham lam gây ra sự tranh cãi, nhưng người tin cậy Đức Giê-hô-va sẽ được hưng thịnh. 26 Kẻ nào tin cậy nơi lòng mình là kẻ ngu muội; còn ai ăn ở cách khôn ngoan sẽ được cứu rỗi. 27 Ai ban cho người nghèo sẽ không thiếu thốn, còn ai nhắm mắt làm ngơ sẽ bị nhiều lời nguyền rủa. 28 Khi kẻ ác nổi lên, mọi người đều ẩn trốn, nhưng khi chúng sụp đổ, người công chính lại gia tăng.
Suy ngẫm và hiểu
Sự tham lam là sự theo đuổi lợi nhuận không kiểm soát được, điều cuối cùng sẽ dẫn người ta đến sự nghèo đói. Sự tham lam cũng làm gia tăng sự thèm muốn thậm chí những điều nhỏ nhặt nhất và, kết quả là, biến người ta thành người tham lam tất cả mọi thứ. Bởi vì điều này, những người đầu hàng sự tham lam sẽ kết thúc bằng việc nhận sự phán xét của Đức Chúa Trời. Lý do chính gây nên sự tham lam là sự thất bại trong việc trông cậy hoàn toàn nơi Đức Chúa Trời. Quan trọng là bởi vì chúng ta không thể có đức tin vào những thứ Đức Chúa Trời cung cấp cho chúng ta, chúng ta trông cậy vào chính mình, điều đến lượt nó, sẽ dẫn đến sự tham lam. Việc có đức tin rằng Đức Chúa Trời luôn luôn ban cho chúng ta những gì chúng ta cần, sẽ giải phóng chúng ta ra khỏi sự tham lam (c.25-28).
Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?
C.27 Đức Chúa Trời rủa sả những người từ chối người nghèo khó. Có ai gần gũi chúng ta cần sự giúp đỡ hay không? Chúng ta hãy đừng trì hoãn hoặc cản trở, nhưng hãy giang tay cứu giúp ngày hôm nay.
Ngài ban cho tôi bài học gi?
C.19 Hãy hy vọng đạt được như bạn đã làm, cố gắng và sử dụng tài sản của bạn cho tốt. Dẫu rằng những khó khăn không mong đợi có thể sẽ xảy ra, một cuộc sống cần mẫn ít khi kết thúc bằng thảm họa.
C.20-22 Nếu Cơ Đốc nhân quá bận rộn với việc tích lũy một lượng của cải quá mức, họ không còn hy vọng nơi Vương quốc Đức Chúa Trời. Bất chấp liệu có công bằng hay không, của cải chúng ta tích góp và tiêu xài một cách không kiểm soát một ngày sẽ mang đến một sự buộc tội thờ lạy thần tượng (tiền bạc) chống lại chúng ta trước Đức Chúa Trời.
Tham khảo
28:28-29:2 Giống như 21:20-22:1 và 28:2-12, phân đoạn ngắn này có một phần thêm vào (nghĩa đen “sự hỗ trợ”) về việc một xã hội được thịnh vượng hoặc bị thiệt hại như thế nào khi, kế tiếp nhau, sự thành công đến với người công bình hoặc đến với kẻ ác (28:28 và 29:2). Và 28:28 kết thúc với sự gia tăng sự công bình và 29:2 bắt đầu khi sự công bình gia tăng, chỉ ra rằng câu sau bổ sung cho câu trước (Tiếp tục trong Tham khảo 2).
Chỉ có một câu châm ngôn (29:1) ở giữa hai câu này; nó có nghĩa một cách rõ ràng rằng những người bướng bỉnh từ chối không quay đi khỏi sự ác và sự ngu dại, sẽ bị hủy diệt. Tại sao nó lại được đặt ở đây? Nó có thể được dùng để đảm bảo lại với độc giả rằng cuối cùng kẻ ác sẽ sa ngã. Hoặc, người thường bị trách mắng, tuy nhiên vẫn cứng đầu, có thể nói đến xã hội Y-sơ-ra-ên, nói chung; tất cả dân tộc có thể bị cảnh báo phải ăn năn hoặc sẽ bị khốn khổ nếu không làm như vậy.
Cầu nguyện: Xin hãy giúp chúng con tích lũy của cải vật chất bằng cách trông cậy nơi Ngài, và xin hãy giúp chúng con sử dụng chúng theo ý muốn của Ngài.
Đọc KinhThánhtrong năm: Thi Thiên 92-94