Home Dưỡng Linh Ngày 01 – Kính Sợ Đức Chúa Trời Là Khởi Đầu Sự Tri Thức

Ngày 01 – Kính Sợ Đức Chúa Trời Là Khởi Đầu Sự Tri Thức

by SU Việt Nam
30 đọc

 

Sứ điệp hôm nay là lời giới thiệu về sách Châm Ngôn. Sách giới thiệu trước giả, mục đích, đối tượng, các loại châm ngôn và những nguyên tắc để đọc chúng.

Châm ngôn 1:1-7 

1 Châm ngôn của Sa-lô-môn, con trai Đa-vít, vua Y-sơ-ra-ên:

2 Để học biết sự khôn ngoan và lời khuyên dạy,

Để hiểu rõ những lời thông sáng,

3 Để nhận lãnh lời khuyên dạy sáng suốt,

Để sống ngay thẳng, công minh và chính trực;

4 Giúp cho người đơn sơ trở nên khôn khéo,

Người trẻ tuổi thêm tri thức và thận trọng.

5 Người khôn ngoan sẽ nghe và tăng thêm kiến thức,

Người hiểu biết sẽ tìm được lời hướng dẫn,

6 Để hiểu biết châm ngôn, ẩn dụ,

Lời nói của người khôn ngoan và câu đố bí ẩn của họ.

7 Kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu tri thức,

Còn kẻ ngu muội xem thường sự khôn ngoan và lời khuyên dạy.

Suy ngẫm và hiểu

Sách Châm ngôn chứa đựng những lời về sự ngôn ngoan và đạo đức. Sa-lô-môn, vua của sự khôn ngoan, đã ký thuật lại Châm Ngôn để người ta sẽ biết về sự khôn ngoan và kỷ luật theo cách mà họ có thể sống đời sống công chính, công bằng và trung thực. Sự khôn ngoan mà Sa-lô-môn nói đến không đơn thuần là tri thức, mà còn là khả năng để giải quyết những nan đề khác nhau mà chúng ta phải đối mặt trong đời sống mình. Nói cách khác, đó chính là tri thức được trải nghiệm. Sa-lô-môn công bố rằng chính việc kính sợ Đức Chúa Trời là khởi đầu tri thức có kinh nghiệm này (sự khôn ngoan). Điều này là vì chỉ Đức Chúa Trời là khởi nguồn của mọi sự khôn ngoan và tri thức (c.1-7).

Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

C.7 Đức Chúa Trời là nguồn gốc của mọi sự khôn ngoan thật. Cho nên, một thái độ thích hợp đối với Đức Chúa Trời là sự khởi đầu có được tri thức và sự khôn ngoan. Nếu chúng ta không ăn ở đúng đắn trước mặt Đức Chúa Trời, thì chúng ta có thể nhận tri thức sự ngờ nghệch và tầm thường chứ không phải là sự khôn ngoan thật. Chúng ta như thế nào trước mặt Đức Chúa Trời? Hãy kính sợ Đức Chúa Trời và tìm kiếm sự khôn ngoan của Ngài.

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.2-3 Sách Châm Ngôn không chỉ bao gồm sự khôn ngoan cho đời sống, nhưng sách cũng nói về tội lỗi mà chúng ta có thể phạm một cách dễ dàng – và cách để sửa chữa những điều này. Chúng ta hãy nhìn vào đời sống và nhân cách của mình qua sự khôn ngoan của sách Châm Ngôn. Chúng ta hãy cầu nguyện để sự suy ngẫm lời Chúa của chúng ta không chỉ đạt được những kỹ năng sống mà còn tăng trưởng được cả những nhân cách khôn ngoan và thánh khiết nữa.

Tham khảo   

1:2-6 Những câu này cho biết mục đích và ích lợi của cuốn sách: nó truyền sự khôn ngoan cho người đọc. Sự khôn ngoan được nói đến ở đây là có tính thực tiễn (sự hướng dẫn cho việc giải quyết cách khôn ngoan), có tri thức (gia tăng sự học biết), có tính đạo đức (công bình, công bằng và bình đẳng), và có tính khám phá (để hiểu một câu châm ngôn và …những câu đố). Nó dành cho tất cả mọi người, cho dù họ có thể ngây thơ và thiếu hiểu biết (người ngu muội…thanh niên) hoặc đã có kinh nghiệm (Hãy để cho người khôn ngoan nghe thấy).

1:5 Hãy để cho người khôn ngoan nghe thấy và gia tăng sự học vấn. Phẩm chất tuyệt vời mà cuốn sách tìm kiếm để truyền cho, đó là tính chịu sự dạy dỗ, mong muốn tăng trưởng trong sự khôn ngoan, cho dù người đó đã đi được bao xa.

Cầu nguyện: Đức Chúa Trời ôi, xin hãy giúp chúng con suy ngẫm sách Châm Ngôn trong sự kính sợ Ngài và qua sách Châm Ngôn, xin hãy giúp chúng con ngày càng kính sợ Ngài hơn nữa.

Đọc Kinh Thánh trong năm: 2 Sử Ký 25-28

Bình Luận:

You may also like