Home Dưỡng Linh Ngày 03 – Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Trung Thành Cho Đến Chết

Ngày 03 – Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Trung Thành Cho Đến Chết

by Ban Biên Tập
30 đọc

Hê-bơ-rơ 2:10- 3:6

10 Vì muôn vật hiện hữu là do Đức Chúa Trời và vì Đức Chúa Trời, nên khi muốn đem nhiều con cái đến vinh quang, Ngài đã khiến Đấng làm cội nguồn ơn cứu rỗi của họ phải trải qua đau khổ để được toàn hảo là điều thích hợp. 11 Vì Đấng thánh hóa và những người được thánh hóa đều bởi một Cha mà ra. Vì lý do đó, Đức Chúa Jêsus không thẹn mà gọi họ là anh em, 12 khi Ngài phán:  “Con sẽ truyền danh Chúa cho anh em Con; và ca ngợi Ngài giữa hội chúng. 13 Ngài lại phán: “Ta sẽ tin cậy nơi Chúa.” Rồi Ngài cũng phán: “Nầy, Ta cùng với con cái mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ta.” 14 Vì con cái thì cùng chung huyết nhục, nên chính Đức Chúa Jêsus cũng mang lấy huyết nhục giống như họ, để qua sự chết, Ngài tiêu diệt kẻ cầm quyền sự chết là ma quỷ, 15 và giải phóng mọi người vì sợ chết mà sống trong nô lệ suốt đời. 16 Vì rõ ràng, không phải Ngài giúp đỡ các thiên sứ, nhưng giúp đỡ dòng dõi Áp-ra-ham. 17 Vì thế, Ngài phải trở nên giống như anh em mình trong mọi phương diện, để trở nên thầy tế lễ thượng phẩm đầy lòng thương xót và trung tín trong sự phục vụ Đức Chúa Trời, hầu chuộc tội cho chúng dân. 18 Vì chính Ngài đã chịu khổ trong khi bị cám dỗ nên có thể giúp đỡ những ai bị cám dỗ.

3 1 Do đó, thưa anh em thánh, là những người hưởng ơn kêu gọi trên trời, hãy suy nghĩ đến sứ giả và thầy tế lễ thượng phẩm mà chúng ta xưng nhận là Đức Chúa Jêsus. 2 Ngài đã trung tín với Đấng đã lập Ngài, cũng như Môi-se trung tín trong cả nhà Đức Chúa Trời vậy. 3 Nhưng Đức Chúa Jêsus đáng được vinh quang hơn Môi-se bội phần, chẳng khác nào người xây nhà được tôn trọng hơn chính ngôi nhà. 4 Thật vậy, nhà nào cũng phải do một người nào đó xây dựng nên, nhưng Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo dựng muôn vật. 5 Môi-se đã trung tín trong cả nhà Đức Chúa Trời như một đầy tớ, để làm chứng về những điều sẽ được công bố. 6 Nhưng Đấng Christ thì trung tín như con trai quản trị nhà Đức Chúa Trời. Chúng ta là nhà của Ngài, miễn là chúng ta giữ vững lòng tin cậy và niềm tự hào về hi vọng của chúng ta cho đến cuối cùng.

Suy ngẫm và hiểu

Đức Chúa Trời ban Đức Chúa Jêsus để cứu vớt nhân loại đầy tội lỗi. Đức Chúa Jêsus, Đấng đã đến với tình yêu thương, chịu đựng tất cả những nỗi đau của nhân loại và chết trên cây thập tự, và đã hoàn tất việc cứu chuộc chúng ta qua sự phục sinh của Ngài. Vì thế, Đức Chúa Jêsus biết những nỗi đau và sự khốn khổ của chúng ta và có quyền năng để cứu chúng ta. Thật là một phước hạnh lớn có thể suy ngẫm về Đức Chúa Jêsus và trông cậy nơi Ngài (2:10-3:1).

Đức Chúa Jêsus không chỉ lớn hơn các thiên sứ, nhưng Ngài còn lớn hơn cả Môi-se. Điều này là bởi vì Môi-se là một người đầy tớ trung thành, nhưng Đức Chúa Jêsus là Con trung thành  (3:2-6).

Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

2:14-16 Đức Chúa Trời đã giải phóng chúng ta khỏi sự chết bằng cách ban Con Một của Ngài đến làm người chết thay cho chúng ta. Nói cách khác, lý do Đấng Christ chia sẻ sự sống trong thân xác với chúng ta là để hủy diệt Sa-tan, kẻ có quyền lực của sự chết, và để giải phóng chúng ta khỏi nỗi sợ chết. Chúng ta, vì thế, có thể sống đời sống của mình không còn sợ hãi và không còn phải làm nô lệ cho tội lỗi, nếu chúng ta có đức tin nơi Đấng Christ.

3:1 Đấng Christ là Sứ Đồ và Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm dành cho sự xưng nhận của chúng ta. Ngài được ban xuống cho chúng ta, chịu đựng sự đau khổ và sự chết, và đã sống lại một cách đắc thắng. Chúng ta hãy suy ngẫm về Đức Chúa Jêsus, Đấng đã làm tất cả những điều này vì chúng ta.

Tham khảo

2:13 Việc trích dẫn lần thứ hai trong câu này rõ ràng đến từ Ê-sai 8:18, và vì thế việc trích dẫn lần đầu có thể đến từ Ê-sai 8:17 (theo Bản Bảy mươi). Nhà tiên tri liên hệ chính mình với những con cái, những người đi theo Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus là Đấng Mê-si-a, tương tự, nhà tiên tri liên hệ chính mình với các tín hữu, những người là “con cái” của Cha.  

2:16 Các thiên sứ nhớ lại sự ưu việt của Con đối với các thiên sứ và nhu cầu đối với Ngài phải chia sẻ bản tính của con người. Hậu tự của Áp-ra-ham liên hệ với câu chuyện của Cựu Ước, đề cập không chỉ đến Y-sơ-ra-ên của người Do Thái, nhưng đến những lời hứa to lớn hơn đối với Áp-ra-ham (Sáng Thế Ký 12:1–3; 17:4–21; xem Hê-bơ-rơ 6:13–7:10; 11:8–19).

Cầu nguyện: Xin hãy giúp chúng con đặt tất cả những rắc rối của chúng con trước Chúa, Đấng đã trải qua nỗi đau trong thân xác con người và xin hãy giúp chúng con vui mừng trong hy vọng.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Ê-phê-sô 1-3

Được Sự Cho Phép Của Liên Đoàn Đọc Kinh Thánh Su Việt Nam

 

Bình Luận:

You may also like