Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
Thánh Kinh Hàng Ngày
“Ai nấy hãy ăn, uống, và vui thỏa trong mọi công việc mình làm. Đó là sự ban cho của Đức Chúa Trời.” (Truyền đạo 3:13 – BDM)
Trong thế giới của thế kỷ 21, nơi mà chúng ta đều làm việc quá sức, quá căng thẳng, quá bận bịu thì đây là một trong những câu quan trọng và khiến cho chúng ta được tự do nhất mà bạn sẽ từng đọc được: Bạn chỉ có đủ thời gian để làm những điều Chúa muốn mà thôi.
Điều đó nghĩa là nếu bạn cảm thấy mình không có đủ thời gian trong ngày thì một trong hai điều sau sẽ đúng:
- Bạn đang làm những việc mà Chúa không dành cho bạn.
- Bạn đang làm những việc Chúa dành cho bạn, nhưng làm sai cách.
Chúa không bao giờ đưa cho bạn một danh sách những công việc phải làm mà Ngài lại không cho bạn thời gian để làm chúng. Hoặc là bạn đang cố gắng ôm đồm quá nhiều, hoặc là bạn đang lãng phí thời gian. Chứ thật ra không có điều nào khác.
Dù là điều nào, bạn cũng cần học cách tận hưởng từng khoảnh khắc. Kinh Thánh chép: “Ai nấy hãy ăn, uống, và vui thỏa trong mọi công việc mình làm. Đó là sự ban cho của Đức Chúa Trời.” (Truyền đạo 3:13 – BDM)
Quá nhiều người trong chúng ta trở thành nạn nhân của một cái bẫy kinh khủng. Tôi gọi đó là sự suy nghĩ “khi nào và rồi”. Chúng ta tin rằng “khi nào” mình đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó, thì mình sẽ hạnh phúc. Có thể mục tiêu đó là tốt nghiệp đại học, lập gia đình, hay là một mục tiêu tài chính. Nhưng rồi bạn cũng sẽ không hạnh phúc. Bạn sẽ tận hưởng cảm giác đạt được mục tiêu đó trong vòng ba giây, và “rồi” bạn sẽ bắt đầu tự hỏi: “Tiếp theo sẽ làm gì?” Chu kỳ này cứ thế lặp đi lặp lại.
Bạn có mệt mỏi, kiệt sức, hay căng thẳng không? Chúa muốn nhiều điều tốt hơn cho bạn. Nếu bạn đang đeo một gánh nặng quá sức thì gánh nặng đó không phải đến từ Chúa Jesus. Trong Ma-thi-ơ 11, Ngài phán: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và nặng gánh ưu tư, hãy đến cùng Ta. Ta sẽ cho các con được yên nghỉ… vì ách Ta dễ chịu và gánh Ta nhẹ nhàng.” (Ma-thi-ơ 11:28, 30 – BDM)
Mỗi phút giây trong cuộc đời bạn là món quà đến từ Chúa. Ngài không muốn bạn bỏ lỡ bất cứ một khoảnh khắc nào.
Mục Sư Rick Warren
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
Làm Sao Ngài Có Thể Thất Hứa
“Đừng sợ vì Ta ở với con, chớ kinh khiếp vì Ta là Đức Chúa Trời của con! Ta sẽ làm cho con mạnh mẽ; phải, Ta sẽ giúp đỡ con, dùng tay phải công chính của Ta mà nắm giữ con.” (Ê-sai 41:10)
Đức Chúa Trời có quyền năng vô tận để chu toàn mọi việc Ngài hứa, vì Ngài có thể làm được mọi sự. Hỡi người tin kính, chừng nào bạn chưa rút cạn đại dương toàn năng của Ngài, chừng nào bạn chưa đập vỡ những ngọn núi sừng sững của sức mạnh tể trị Ngài, thì bạn không cần phải sợ hãi. Đừng bao giờ nghĩ rằng sức người có thể thắng nổi quyền năng của Đức Chúa Trời. Miễn là các cột trụ vĩ đại của trái đất còn đứng vững, bạn vẫn còn có đủ lý do để đứng vững trong đức tin của mình.
Chính Đức Chúa Trời đã định cho trái đất quay theo quỹ đạo của nó, chính Ngài thắp lên lò lửa rực cháy của mặt trời, và chính Ngài chăm chút từng ngọn đèn trên các tầng trời — Ngài đã hứa sẽ thêm sức mới cho bạn mỗi ngày. Nếu Ngài có thể nâng đỡ cả vũ trụ, thì chẳng lẽ Ngài lại không thể giữ lời hứa của chính Ngài.
Hãy nhớ đến những việc Ngài đã làm trong quá khứ, qua những thế hệ trước. Hãy nhớ Ngài đã phán thì việc liền xảy ra, Ngài ra lệnh thì muôn vật vững lập đời đời. Đấng đã dựng nên thế giới có mỏi mệt chăng? Ngài treo trái đất trong khoảng không — Đấng làm được điều đó há lại không thể nâng đỡ con cái Ngài sao? Lẽ nào Ngài thất hứa chỉ vì thiếu năng quyền?
Ai đã khiến cơn bão dừng lại? Há chẳng phải chính Ngài đang cưỡi trên cánh gió, lấy mây làm xe và nâng cả đại dương trong lòng bàn tay? Vậy thì làm sao Ngài có thể thất hứa với bạn? Khi Ngài đã ghi khắc một lời hứa thành tín như thế vào Kinh Thánh, lẽ nào bạn lại nghi ngại rằng Ngài chỉ hứa cho vui, hoặc điều Ngài hứa vượt quá sức Ngài? Không! Bạn không có lý do nào để hoài nghi!
Lạy Đức Chúa Trời là sức mạnh của con, con tin chắc rằng lời hứa này sẽ được ứng nghiệm. Vì kho ân điển vô biên của Ngài sẽ chẳng bao giờ cạn, và quyền năng của Ngài sẽ chẳng bao giờ tàn.
Dịch & biên tập: Eunice Tu
Nguồn: truthforlife.org
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
Có một câu nói của danh thủ bóng chày Yogi Berra: Đôi khi bạn có thể thấy rất nhiều điều chỉ bằng một cái nhìn. Có thể nói câu nói này đã được người ta đưa vào thành danh ngôn nhưng thực tế thì không phải ai cũng thực hiện được điều này. Người ta có thể nhìn rất nhiều nhưng thực sự chẳng thấy được bao nhiêu. Thấy ở đây không chỉ là hàm ý mắt có được thị lực tốt mà còn là thấy được những giá trị ẩn chứa bên trong của cái nhìn. Xin Chúa cho chúng ta có được MỘT CÁI NHÌN MỚI trong Chúa qua Thi Thiên 40:4-8 mà chúng ta cùng suy ngẫm hôm nay.
4 Phước cho người nào để lòng tin cậy nơi Đức Giê-hô-va, chẳng nể vì kẻ kiêu ngạo, hoặc kẻ xây theo sự dối trá!
5 Hỡi Giê-hô-va, Đức Chúa Trời tôi, công việc lạ lùng Chúa đã làm, và những tư tưởng của Chúa hướng cùng chúng tôi, thật là nhiều, không thể sắp đặt trước mặt Chúa; Nếu tôi muốn truyền các việc ấy ra, và nói đến, thật lấy làm nhiều quá không đếm được.
6 Chúa không thích đẹp hi sinh hoặc của lễ chay: Chúa đã xỏ tai tôi. Chúa không có đòi của lễ thiêu hay là của lễ chuộc tội.
7 Bấy giờ tôi nói: Nầy tôi đến; Trong quyển sách đã có chép về tôi:
8 Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lấy làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa, luật pháp Chúa ở trong lòng tôi.
Khi chúng ta đặt lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, chúng ta nhận lãnh được những ơn phước nào?
Thứ nhất, chúng ta bắt đầu nhìn thấy được cuộc sống theo cái nhìn của Đức Chúa Trời, hãy xem Lời Chúa: “Phước cho người nào để lòng tin cậy nơi Đức Giê-hô-va, chẳng nể vì kẻ kiêu ngạo hoặc kẻ xây theo sự dối trá.” (câu 4). Khi chúng ta bước đi bằng đức tin, Chúa sẽ ban cho chúng ta sự sáng suốt, tinh tường. Chúng ta sẽ nhìn thấy thế giới thật rõ ràng hơn. Nhưng đó chẳng phải là tất cả.
Chúng ta cũng bắt đầu ngưỡng mộ công việc của Đức Chúa Trời. “Hỡi Giê-hô-va, Đức Chúa Trời con, công việc lạ lùng Chúa đã làm.” (câu 6). Ngài luôn luôn làm việc vì cớ chúng ta. Trong Rô-ma 8:28 là một sự thật: “Mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định.”
Câu 5 tiếp tục: “Và những tư tưởng của Chúa hướng cùng chúng con thật là nhiều, không thể sắp đặt trước mặt Chúa. Nếu con muốn truyền các việc ấy ra, và nói đến, thật lấy làm nhiều quá không đếm được.” Chúng ta không chỉ bắt đầu nhìn thấy và ngưỡng mộ công việc Chúa mà vẫn còn bắt đầu vui mừng về Lời Ngài và suy ngẫm các ý tưởng Ngài. Khi chúng ta tin cậy Chúa thì Lời Ngài trở nên quý báu đối với chúng ta, bởi vì “đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe là khi lời của Đấng Christ được rao giảng” (Rô-ma 5:17).
Và chúng ta cùng suy ngẫm tiếp câu 8: “Hỡi Đức Chúa Trời con, con lấy làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa. Luật pháp Chúa ở trong lòng con.” Ý muốn của Đức Chúa Trời không phải là những gì chúng ta buộc phải thực hiện. Đó là điều chúng ta đón nhận và lấy làm vui thỏa. Ý muốn của Ngài là sự biểu lộ tình yêu thương Ngài. Ngài bày tỏ nhiều điều và thực hiện nhiều việc chẳng phải vì Ngài ghét chúng ta nhưng là vì Ngài yêu thương chúng ta. Chẳng phải lúc nào chúng ta cũng hiểu được ý muốn của Ngài. Thậm chí, đôi khi chúng ta còn tưởng rằng Ngài lìa bỏ chúng ta. Lời Chúa tiết lộ ý muốn Ngài. Khi Lời Chúa ở trong lòng chúng ta thì ý muốn Ngài cũng sẽ ở trong lòng chúng ta khiến chúng ta vâng lời Ngài một cách toàn tâm toàn ý. Phao-lô ghi nhận điều này trong Ê-phê-sô 6:6 rằng “lấy lòng tốt làm theo ý muốn Đức Chúa Trời”. Nếu chúng ta chỉ theo Chúa bằng lý trí mà thôi thì có thể lắm chúng ta sẽ trở thành những tên đầy tớ ngoan ngoãn, cần cù chỉ lo làm việc theo bổn phận. Hoặc chúng ta sẽ trở thành những đứa con biết vâng lời nhưng chẳng có lòng yêu thương kính mến Cha chúng ta. Kết quả là chúng ta được vui thỏa trong ý muốn Đức Chúa Trời. Quả thật, mấu chốt của mọi vấn đề chính là tấm lòng.
Đừng tin cậy vào chính mình hoặc vào hoàn cảnh của mình. Hãy tin cậy nơi Chúa. Khi bạn trao tất cả mọi gánh nặng cho Ngài, bạn sẽ có một cái nhìn mới. Bạn sẽ nhìn thấy cuộc sống theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, bạn sẽ ngưỡng mộ công việc Ngài làm, vui mừng về Lời Ngài và vâng phục ý muốn Ngài. Bởi vì ý muốn Đức Chúa Trời phát nguyên từ tấm lòng Ngài, cho nên chúng ta có thể đáp lại ý muốn ấy một cách đầy xúc cảm và chan chứa tình yêu.
Hiện tại, Đức Chúa Trời có phải là Đấng đáng tin cậy của bạn không? Bạn có kinh nghiệm về ý muốn Đức Chúa Trời chưa? Bạn có lấy làm vui thỏa trong ý muốn Chúa không?
(Theo Thánh Kinh giải nghĩa của Warren W. Wiersbe)
Cầu nguyện
Lạy Chúa! Xin cho con có một tầm nhìn mới theo cái nhìn của Chúa, theo ý muốn Chúa chứ không theo tiêu chuẩn của chúng con. Lời Chúa bày tỏ ý muốn của Ngài. Xin cho con có một tấm lòng vâng phục Lời Chúa trong nếp sống của con và vui thỏa trong Ngài. Con cầu nguyện nhân danh Chúa Jêsus Christ. Amen.
Nguồn: radiomanavn.blogspot.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
“Người công bình dẫn đường cho kẻ lân cận mình; Còn các nẻo kẻ dữ làm sai lạc chúng.” – Châm-ngôn 12:26
Đức Chúa Trời phán với chúng ta qua Thánh Linh, qua Kinh Thánh, qua sự yên lặng và đôi khi Ngài cũng phán với chúng ta trong một hoàn cảnh nào đó qua những người bạn hữu, gia đình, hoặc những người khác nữa… đặc biệt khi họ là những người có cùng đức tin và yêu mến Chúa.
Châm Ngôn 12:26 chép rằng,“Người công bình dẫn đường cho kẻ lân cận mình; Còn các nẻo kẻ dữ làm sai lạc chúng.”
Tất cả chúng ta đều có những điểm mù. Có những điều trong đời sống, chúng ta không thể tự cảm biết được là chúng cần lưu tâm hoặc sửa đổi vấn đề gì. Vì vậy, Chúa đặt những người đồng đức tin quanh chúng ta để nâng đỡ bằng cách nói ra Lẽ thật, hoặc những sự mặc khải nào đó mà Chúa muốn bày tỏ cho chúng ta qua họ.
Mỗi người đều cần một ai đó trong cuộc đời mình, với sự kiên nhẫn và thương yêu đủ để dám chỉ ra những điều chúng ta đang làm sai, khuyên nhủ, hoặc nói ra những mặc khải đến từ Chúa để gây dựng chúng ta.
Bạn có một người như vậy trong cuộc đời mình không? Bạn có những người bạn tin kính, không chỉ nói những điều bạn muốn nghe, nhưng yêu thương bạn thật lòng để có thể thẳng thắn với bạn mỗi khi bạn sai không? Có ai nói với bạn rằng, “Bạn biết không? Bạn đang làm một điều không đúng. Bạn đang mắc một sai lầm lớn. Hãy tỉnh thức, hãy đối diện…” mà không có động cơ chỉ trích, những muốn giúp cho bạn tốt lên? Hoặc họ dùng Lời Chúa để nâng đỡ bạn khi bạn tuyệt vọng, bế tắc, và cầu thay cho bạn bằng cả một lòng yêu thương?
Không ai trong chúng ta có thể thấy rõ tất cả. Tôi có rất nhiều người trong cuộc đời mình, được quyền nói thẳng với tôi, “Tôi không cần biết ông là mục sư của Saddleback – ông đang làm hỏng mọi việc. Ông đã sai rồi. Ông có thực sự suy nghĩ đến việc nầy chưa?” …
Ngày hôm nay nếu bạn chưa có một ai trong cuộc đời bạn, yêu thương bạn đủ để dám nói sự thật, hãy tìm họ.
Thực tế, Chúa không chỉ đặt để những người khác làm “cố vấn viên” xung quanh chúng ta để chúng ta chỉ nhận sự nâng đỡ cho mình mà thôi, nhưng Ngài dùng chính chúng ta trở thành một người nâng đỡ thuộc linh cho những người khác nữa.
Bạn có đang là tín hữu thân thiết của một ai đó không? Bạn có đang nâng đỡ thuộc linh cho người nào đó mà Chúa đặt để không?
Tôi nhận ra một trong những lợi ích của các nhóm nhỏ học Kinh Thánh, hoặc các nhóm cầu nguyện, đó là, đây chính là những môi trường giúp chúng ta cùng nhau học hỏi, nhận định, chia sẻ, khuyên nhủ lẫn nhau. Chúng ta không hoàn hảo trong những bước đi của mình đâu. Và ai rồi cũng sẽ có lúc rơi vào mệt mỏi, tuyệt vọng, vấp ngã. Bởi lẽ đó, khi chúng ta ở trong một nhóm có những người đồng đức tin, gần gũi với Chúa và gắn bó với chúng ta, nếu người này ngã, người khác sẽ đỡ. Họ sẽ là những người thấu hiểu và đáng tin cậy để thẳng thắn góp ý với chúng ta về những vấn đề chúng ta chưa nhìn thấy, và chúng ta cũng sẽ nâng đỡ họ nữa.
Một số người trong chúng ta có thể biết ai đó đang lầm lũi dấn bước trong con đường sai chệch. Có thể họ đang vướng vào một mối quan hệ bất chính nào đó, hoặc nghiện ngập, hoặc đang xa rời Chúa… Nếu chúng ta nhìn thấy nhưng vẫn im lặng hoặc lên tiếng nhưng với động cơ chỉ trích, không phải mang tính gây dựng thì đó là những điều mà Chúa không muốn chúng ta làm.
Nhưng khi chúng ta khuyên nhủ những người khác với động cơ yêu thương và gây dựng, Đức Chúa Trời sẽ phán qua chúng ta. Chúa sẽ sử dụng chúng ta để giúp người khác tăng trưởng, vì vậy hãy can đảm, chân thật và yêu thương. Chúa cũng sẽ dùng những người xung quanh để nói với chúng ta nữa, khi chúng nghe thì hãy khiêm nhường. Tuy nhiên cũng hãy thận trọng và khôn ngoan khi lắng nghe bất kể điều gì. Càng gần gũi Chúa và hiểu biết Lẽ Thật bao nhiêu, bạn sẽ càng khôn ngoan để chọn lọc đâu là những lời khích lệ thực sự và đâu không phải.
“Bạn hữu làm cho thương tích, ấy bởi lòng thành tín; Còn sự hôn hít của kẻ ghen ghét lấy làm giả ngụy.” (Châm-Ngôn 27:6)
Suy gẫm:
– Tại sao cần phải có lòng khiêm nhường khi Chúa dùng người khác để phán với bạn?
– Ai trong đời sống bạn có quyền nói thẳng với bạn mỗi khi bạn phạm sai lầm? Làm cách nào và vì sao bạn có thể tin cậy rằng người đó đang có những lời khuyên đúng ý Chúa?
– Có người nào bạn cần đối mặt để nói ra sự thật theo ý Chúa không? Theo bạn cách tốt nhất để làm điều nầy là gì?
Biên soạn: Hồng Ân
Nguồn: Pastorrick.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
“Song phần rơi vào nơi đất tốt, là kẻ có lấy lòng thật thà tử tế nghe đạo, gìn giữ và kết quả một cách bền lòng.” – Lu-ca 8:15
Chúa luôn phán với những người sẵn lòng lắng nghe tiếng Ngài. Ngài phán với những người có lòng quyết tâm, nghe và làm theo sự dạy dỗ của Ngài.
Chúa không phán với những ai nói rằng, “Lạy Chúa, xin cho con biết Ngài muốn con làm gì, rồi con sẽ quyết định xem có thể làm theo hay không.” Chúa cũng sẽ không phán với người nói rằng, “Chúa ơi, xin cho con biết ý muốn của Ngài. Con sẽ so sánh với những ý kiến khác của con, và chọn điều con thấy là tốt nhất.” Chúa sẽ không phán bảo chúng ta phải làm gì nếu chúng ta vẫn có những sự phân vân như vậy. Nhưng khi chúng ta sẵn sàng xác quyết với Chúa rằng, “Chúa ơi, con sẵn lòng làm theo ý muốn của Ngài. Con dâng đời sống con, và nguyện ý Ngài được nên trên cuộc đời con.” Chúa sẽ bày tỏ chính mình Ngài với chúng ta.
Kinh Thánh Luca 8:15 chép rằng,“Song phần rơi vào nơi đất tốt, là kẻ có lấy lòng thật thà tử tế nghe đạo, gìn giữ và kết quả một cách bền lòng.” Hình ảnh “đất tốt” mà Chúa Giê-xu sử dụng ở đây chỉ về những người sẵn lòng đáp ứng với Ngài – những người đã nghe, gìn giữ và kết quả bằng cách vâng phục và làm theo Lời của Ngài, cứ kiên trì theo đuổi cho đến khi kết quả.
Một trong những cách giúp chúng ta duy trì và kết quả trong đời sống, đó là “truyền rao” Lẽ Thật cho những người khác. Bản Kinh Thánh Sự Sống dịch câu Kinh Thánh trên như sau: “Họ lắng nghe Lời Chúa, nắm giữ và bền lòng truyền rao cho mọi người, để họ cũng tin nữa.”
Hãy bắt đầu học cách truyền đạt lại những gì chúng ta học được, đem những gì chúng ta được Chúa dạy dỗ đến với người khác. Đó chính là tinh thần vâng phục, sẵn lòng làm theo khi chúng ta đáp ứng với Chúa và với Lời của Ngài.
Bạn có đang sẵn lòng đáp ứng với Chúa không? Hay bạn đang khóa chặt lòng mình vì sợ hãi, vì mặc cảm phạm tội, vì lòng kiêu hãnh, hay vì cay đắng?
Có nhiều người đi nhà thờ, nhưng Chúa không thực sự chiếm vị trí ưu tiên trong đời sống họ. Họ chỉ biết về Chúa trong kiến thức hơn là kinh nghiệm Chúa từng chút trong đời sống hàng ngày. Họ học biết Chúa dựa trên lý luận của trí hiểu con người. Họ không có thì giờ tĩnh nguyện. Và khi hoàn cảnh trở nên khó khăn, họ dễ bị khô héo vì không thực sự đâm rễ sâu trong Chúa.
Một số người khác thì luôn bận bịu với đủ mọi chuyện – chi tiêu hàng tháng, công việc, giải trí, thậm chí là bận rộn với rất nhiều vấn đề nhỏ nhặt. Họ quá bận rộn đến nỗi chỉ dành cho Chúa chút thì giờ dư thừa. Họ quá bận rộn để đáp ứng với Ngài. Chúa bị đẩy sang bên lề của đời sống họ, và mọi thứ gai góc khiến cho họ nghẹt ngòi, chết ngạt dần trong đời sống tâm linh.
Ngày hôm nay, một lần nữa hãy nhìn lại đời sống của chính mình, bạn đã thực sự là một “phần đất tốt” hay chưa? Còn điều gì trong đời sống khiến cho hạt giống của bạn không thể phát triển trọn vẹn? Còn điều gì làm cho nghẹt ngòi những hạt giống trong lòng bạn đang cố gắng đâm rễ sâu vào Chúa?
Nếu bạn đang mệt mỏi, phân tâm và gánh nặng, hãy đến với Chúa. Hãy dâng mọi điều cho Ngài bằng lời cầu nguyện ngắn dưới đây:
“Lạy Chúa, con muốn được lắng nghe tiếng Ngài phán với con. Con muốn được trở thành một hạt giống được rơi vào phần đất tốt, sống một đời sống tăng trưởng và kết quả trong Ngài. Xin giúp con trong những bước chuẩn bị. Con muốn vun trồng một tâm trí mở rộng. Con muốn dành thì giờ để lắng nghe tiếng Ngài. Ngày hôm nay, một lần nữa con cam kết dành thì giờ tĩnh nguyện mỗi ngày với Ngài và sốt sắng để học biết Lời Chúa. Xin hãy giúp con giữ sự cam kết của mình. Xin giúp con loại bỏ những điều đang chi phối con, hay những gai góc trong cuộc đời con đang khiến con nghẹt ngòi. Con muốn được vâng theo sự hướng dẫn của Ngài. Con sẵn lòng đáp ứng mọi điều ngay cả trước khi Ngài phán dạy con. Con dâng cuộc đời con cho Ngài. Con cầu nguyện trong Danh Chúa Giê-xu. Amen.”
Biên soạn: Hồng Ân
Nguồn: Pastorrick.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
Tình Yêu Của Chúa – Phần 8: Mối Quan Hệ Theo Chiều Dọc & Chiều Ngang
Trong hành trình đức tin của mình, chúng ta có thể phát triển mối quan hệ theo chiều dọc cho đời sống thuộc linh qua sự cầu nguyện, kiêng ăn, học Lời Chúa, v.v. nhưng nếu không phát triển mối quan hệ theo chiều ngang, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được mối quan hệ theo chiều dọc một cách tốt nhất như chúng ta mong muốn. Để phát triển nhân cách của mình trong Đấng Christ, tất cả chúng ta cần phải lớn lên trong lãnh vực cho đi và nhận lại tình yêu thương.
1 Giăng 4:7-11 – “Thưa anh em yêu dấu, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu thương đến từ Đức Chúa Trời. Ai yêu thương thì sinh bởi Đức Chúa Trời và nhận biết Đức Chúa Trời. Ai không yêu thương thì không nhận biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là tình yêu thương. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta đã được bày tỏ trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con Một của Ngài đến trần gian để chúng ta nhờ Con ấy mà được sống…. Thưa anh em yêu dấu, nếu Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau.”
1 Giăng 3:13-15 – “Thưa anh em, nếu thế gian ghét anh em thì đừng ngạc nhiên. Chúng ta biết rằng mình đã vượt khỏi sự chết mà đến sự sống, vì chúng ta yêu thương anh em. Ai không yêu thương thì ở trong sự chết. Ai ghét anh em mình là kẻ giết người, và anh em biết rằng không một kẻ giết người nào có sự sống đời đời ở trong nó.”
1 Giăng 4:20 – “Nếu có ai nói: “Tôi yêu thương Đức Chúa Trời” mà lại ghét anh em mình thì người ấy là kẻ nói dối. Vì người nào không yêu thương anh em mình thấy thì không thể yêu thương Đức Chúa Trời mà mình không thấy được. ”
Trong những câu Kinh Thánh này, Giăng nói rõ rằng bằng chứng cho mối quan hệ theo chiều dọc (đối cùng Chúa) được đánh giá bởi mối quan hệ theo chiều ngang (đối cùng anh em mình) của chúng ta. Nếu chúng ta không phát triển một mối quan hệ yêu thương lành mạnh theo chiều ngang, thì mối quan hệ yêu thương theo chiều dọc của chúng ta có thể là một dạng tình cảm sai trật trong tâm linh. Trên thực tế, Kinh Thánh gọi chúng ta là kẻ nói dối nếu chúng ta nói rằng chúng ta biết Chúa và yêu Chúa nhưng không yêu người khác. Cả hai điều này phải đi cùng nhau và phát triển theo tỷ lệ thuận với nhau. Và tình yêu này không chỉ được thể hiện qua lời nói hay miệng lưỡi mà còn bằng hành động và lẽ thật.
1 Giăng 3:17-18 – “Nếu ai có của cải đời nầy, thấy anh em mình đang túng thiếu mà chẳng động lòng thương thì làm thế nào tình yêu thương của Đức Chúa Trời ở trong người ấy được?Hỡi các con bé nhỏ, chớ yêu thương bằng lời nói và miệng lưỡi, mà phải yêu bằng việc làm và sự chân thật.”
Giăng kêu gọi chúng ta phải sống như những gì mình nói, những việc làm của chúng ta (thể hiện tình yêu thương đối với anh em mình) phải phù hợp với những gì chúng ta đã tuyên xưng (“Tôi yêu Chúa.”). Yêu Chúa mà thiếu tình yêu đối với anh chị em đồng đạo là giả dối / là giả hình. Tình yêu thương thật sự đối cùng Đức Chúa Trời luôn đi kèm với tình yêu thương dành cho các anh chị em khác trong gia đình đức tin của chúng ta. Và cái sau thử cái trước. Tình yêu thương của chúng ta được bày tỏ trong mối liên kết giữa vòng các Cơ-đốc nhân sẽ thử nghiệm và chứng minh tính thực tế của tuyên bố yêu Chúa của chúng ta.
Tình yêu của chúng ta đối với Đức Chúa Trời được đo bằng tình yêu của chúng ta dành cho con người; vì nếu chúng ta thật sự yêu Chúa, thì chúng ta sẽ yêu những người mà Chúa yêu.
Ma-thi-ơ 5:23-24 – “Vì vậy, khi con đem lễ vật dâng nơi bàn thờ mà chợt nhớ người anh em mình đang có điều gì nghịch với mình, hãy để lễ vật trước bàn thờ, trở về giải hòa với anh em trước đã, rồi hãy đến dâng tế lễ.”
Ở đây Chúa Giê-xu đang nhắc nhở chúng ta và nhấn mạnh rằng mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời phụ thuộc vào việc chúng ta sẵn lòng duy trì mối quan hệ đúng đắn với nhau. Tuy nhiên, khuynh hướng của chúng ta là bù đắp tội lỗi cá nhân bằng cách phục vụ Đức Chúa Trời tốt hơn.
Trước hết lương tâm chúng ta phải ăn ở hòa thuận với người khác thì của lễ mà chúng ta dâng lên Chúa mới có ý nghĩa. Khi bản thân chúng ta được bình an, không bị quấy nhiễu bởi sự giận dữ hay oán hận, chúng ta sẽ hòa mình vào tình yêu thương vô hạn.
“Sự thờ phượng thật sự không phải bằng một thứ âm nhạc hay hơn, lời cầu nguyện tốt hơn, kiến trúc đẹp hơn, hay thậm chí là bài giảng hay hơn. Sự thờ phượng thật được nâng cao nhờ mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa những người đến thờ phượng. ” – John MacArthur nói.
Làm điều gì trước nhất
Ma-thi-ơ 22:36-39 – “Thưa Thầy, trong luật pháp, điều răn nào quan trọng nhất?”
Đức Chúa Jêsus đáp: “‘Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.’ Ấy là điều răn thứ nhất và quan trọng hơn hết. Còn điều răn thứ hai cũng giống như vậy: ‘Ngươi phải yêu người lân cận như chính mình.’
Chúa Giê-xu dùng từ thứ nhất và thứ hai để chỉ mức độ ưu tiên. Điều đó có nghĩa là, để phát triển tình yêu thương dành cho người lân cận, trước tiên chúng ta cần phát triển một tình yêu to lớn dành cho Chúa.
Vì yêu Chúa nhiều người đã phó mạng sống mình cho Ngài. Tình yêu Chúa đã sản sinh ra nhiều vị tử đạo của Cơ-đốc giáo. Tình yêu dành cho Đức Chúa Trời đã mang Phúc Âm đến nhiều quốc gia và đến những vùng tăm tối, nơi không ai muốn đi đến. Tình yêu Chúa đã khiến con người phải hy sinh cao cả, hiến dâng tất cả những gì mình có. Điều gì mang lại cho họ sức mạnh?
Chính tình yêu của Chúa đã ban cho họ sức mạnh. Trừ khi chúng ta tuân giữ điều răn đầu tiên, chúng ta sẽ không có sức mạnh để giữ điều răn thứ hai. Toàn bộ mục đích của việc tạo dựng sự sống là chúng ta có thể cảm nghiệm được tình yêu thương của Đức Chúa Trời và đến lượt mình, trở thành công cụ để bày tỏ tình yêu thương đó đối với người khác. Sự mặc khải thực sự về tình yêu thương vô điều kiện của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta sẽ tạo ra trong chúng ta mong muốn được giống như Ngài và do đó yêu thương người khác theo cách Ngài yêu. Giăng 3:16 phải dẫn đến 1 Giăng 3:16.
Giăng 3:16 – “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.”
1 Giăng 3:16 – “Bởi điều nầy, chúng ta biết được tình yêu thương: Ấy là Ngài đã hi sinh mạng sống vì chúng ta. Vậy, chúng ta cũng phải hi sinh mạng sống vì anh em mình.”
Giăng sử dụng từ ‘phải’ ở đây vì có nhiều người chỉ dừng lại ở việc biết Đức Chúa Trời yêu thương họ mà không nhận biết tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho người khác. Trên thực tế, từ ‘phải’ trong nguyên bản mang ý nghĩa về một ‘món nợ’ hoặc ‘sự cần thiết.’ Phao-lô dùng nó để nói lên món nợ tình yêu mà chúng ta ‘nợ’ người khác (Rô-ma 13: 8).
Một kinh nghiệm làm thay đổi đời sống mạnh mẽ là việc biết Chúa yêu thương chúng ta đến mức nào – đó là sự cứu rỗi. Còn việc chúng ta trải nghiệm tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho người khác thông qua chúng ta – thì chính là chức vụ.
Nguyện tất cả chúng ta đều tăng trưởng để trải nghiệm tình yêu tuyệt vời của Ngài dành cho bản thân và những người xung quanh trong vòng ảnh hưởng của chúng ta.
Dịch: Eunice Tu
Nguồn: Adrian Chua
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
“Phước cho người nào chẳng theo mưu kế của kẻ dữ, Chẳng đứng trong đường tội nhân, Không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng.” (Thi-thiên 1:1)
“Nàng Rhonda có bạn trai mới. Anh chàng vui tính, quyến rũ và đẹp trai. Tim của nàng đập rộn rã khi chàng gọi; thân nhiệt nàng tăng lên khi họ chạm vào nhau. Nàng cảm thấy tuyệt vời khi ở bên chàng. Nàng nói: “Cứ như thể chúng mình đã biết nhau suốt cuộc đời rồi nhỉ”. Những người không biết nàng đều bị hấp dẫn bởi sự say đắm của nàng. Các bạn của nàng thì không. Họ đã biết tất cả những điều trước đây. Cô nàng Rhonda luôn có bạn trai mới. Một người ra đi, thì có người khác đến trong suốt cuộc diễu hành bất tận. Mỗi người đều là tình yêu đích thực của cuộc đời nàng. Và rồi họ biến mất.
Giống như cô nàng Rhonda, chúng ta muốn sống hợp thời. Chúng ta mua bộ thể dục thể thao, môt chiếc xe hơi Prius, hoặc máy chơi game Xbox 360 để theo kịp xu thế. Một phần trong chúng ta mong muốn có đủ kiểu dáng đẹp hoặc thông minh hoặc quyến rũ. Thời khắc hiện tại thúc giục chúng ta: “Hãy làm điều gì đó đi nào”. Khi bất ổn, chúng ta thay đổi bạn gái hoặc công việc, hoặc xe cộ, hoặc các phe đảng chính trị, hoặc hội thánh.
Thi-thiên 1 mô tả cuộc sống theo kịp xu thế và đường đi của nó: một cuộc sống với bộ rễ cắm sâu. Trau dồi rễ thuộc linh đem lại cho chúng ta sự ổn định như cây sồi. Hãy xem cuộc đi dạo trong Công viên Quốc gia. Xung quanh là cây cối khổng lồ, tao nhã, bình yên, chúng ta không còn nghe thấy các cuộc đua ầm ĩ, ngửi mùi nước hoa mới nhất, hoặc để ý đến phong cách quần áo mới nhất. Bám rễ sâu trong nhiều năm, những cây cổ thụ này mang lại sự sống cho tất cả mọi thứ xung quanh.
Tức là, người công bình phải dành thời gian yên tĩnh. Sức khỏe thuộc linh phụ thuộc vào điều này đấy!
Hãy cầu nguyện cùng tôi:
Lạy Chúa, chúng con bị cám dỗ chạy theo những người hâm mộ và điều tưởng tượng để mua hạnh phúc và cuốn theo dòng chảy. Xin Ngài biến đổi chúng con trở nên những người có giá trị qua Chúa Giê-xu. Nhân danh Chúa Giê-xu Christ, chúng con cầu nguyện. Amen.
Dịch: NTKA
Nguồn: Today’s Devotion
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
“Kẻ này nhờ cậy xe cộ, kẻ khác nhờ cậy ngựa chiến. Nhưng chúng tôi nhờ cậy danh CHÚA, Đức Chúa Trời chúng tôi.” (Thi thiên 20:7 – BDM)
Mọi người đều tin vào một điều gì đó. Câu hỏi đặt ra là: Bạn đặt lòng tin vào điều gì, hay vào ai?
Xã hội của chúng ta có khuynh hướng bác bỏ đức tin–hoặc ít nhất chúng ta nói rằng mình bác bỏ đức tin. Chúng ta hoài nghi tất cả mọi người và tất cả mọi thứ. Chúng ta không tin tưởng chính quyền. Nhân viên không tin tưởng chủ. Khách hàng không tin tưởng doanh nghiệp. Khi bạn tìm đến nguyên nhân sâu xa của sự suy giảm đức tin ngày nay, bạn sẽ thấy rằng tình trạng “lẽ thật suy tàn” trong xã hội của chúng ta ngày nay là một phần lớn của vấn đề.
Sự thật và đức tin luôn đi đôi với nhau. Bạn tin những người nói thật với bạn. Bạn không tin người nào nếu bạn nghĩ rằng họ đang không nói sự thật. Và nếu bạn không tin vào lẽ thật tuyệt đối, thì bạn cũng không thể tin bất cứ người nào nói thật với mình.
Việc thiếu lòng tin của chúng ta khiến chúng ta bị căng thẳng kinh khủng trong cuộc sống. Chúng ta được sinh ra để tin tưởng. Chúa đã tạo nên chúng ta với khả năng và mong muốn tin cậy vào một điều gì đó lớn lao hơn chúng ta bởi vì Ngài muốn chúng ta có mối tương giao với Ngài.
Nếu bạn không tin cậy Chúa, bạn sẽ tạo ra một điều khác để tin. Có thể đó là tấm bằng treo trên tường, là tiền trong nhà băng, là vợ hay chồng của mình, nghề nghiệp của mình, hoặc là môt sở thích. Sự khao khát tin cậy vào một điều gì đó lớn hơn bản thân mình này cũng không phải là điều gì mới lạ. Các trước giả Kinh Thánh cũng đã nhận thấy rõ ràng điều này trong bối cảnh văn hóa của họ. Kinh Thánh chép trong Thi thiên 20:7, “Kẻ này nhờ cậy xe cộ, kẻ khác nhờ cậy ngựa chiến. Nhưng chúng tôi nhờ cậy danh CHÚA, Đức Chúa Trời chúng tôi.” (BDM)
Kinh Thánh có một từ để gọi bất cứ điều gì mà chúng ta đặt lòng tin vào hơn là vào Chúa. Kinh Thánh gọi đó là một “hình tượng”. Lời Chúa cho biết rằng, vì lợi ích của chính chúng ta, chúng ta cần phải tránh xa những hình tượng: “Anh em phải thận trọng và canh giữ cẩn mật linh hồn mình… đừng hành động một cách bại hoại khi chạm cho mình một hình tượng mang hình ảnh của bất cứ hình dạng nào.” (Phục truyền 4:15-16 – BHĐ)
Mục Sư Rick Warren
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
Bạn Sẽ Bước Ra Khỏi Quan Tài
“Ta là sự sống lại và sự sống. Người nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dù đã chết rồi.” (Giăng 11:25)
Trong suốt những năm tháng chăn bầy, tôi đã cử hành không biết bao nhiêu tang lễ. Nhưng có một lần đặc biệt tôi nhớ rất rõ. Khi đến nhà quàn hôm ấy, tôi được mời ngồi chờ ở một căn phòng. Là người hay tò mò, tôi đưa mắt nhìn quanh và nhận ra mình đang ngồi cạnh những chiếc quan tài thu nhỏ—đó là các mẫu quan tài với phần đầu bị cắt bỏ để người ta có thể thấy được bên trong trông như thế nào.
Tôi bắt đầu suy nghĩ: không biết nằm bên trong đó thì sẽ như thế nào. Một cảm giác rợn người tràn ngập tâm trí tôi. Tôi tự nhủ: “Mình là một Cơ Đốc nhân. Mình tin vào sự sống lại của thân thể. Mình tin rằng sau khi chết, mình sẽ về thiên đàng.” Thế nhưng, khi nhìn vào chiếc quan tài, tôi vẫn nghĩ thầm: “Tôi không muốn nằm trong cái thứ này chút nào!”
Và rồi một ý nghĩ chợt đến với tôi: “Nếu chính tôi còn như vậy, thì người không có Chúa sẽ ra sao khi họ nghĩ về cái chết?”
Ai cũng biết rằng cái chết sẽ đến. Mỗi một người rồi sẽ chết. Những lo toan trong cuộc sống cuối cùng cũng đến hồi kết thúc. Nhưng Con Đức Chúa Trời, Đấng đã hiện hữu “trước buổi sáng thế” (1 Phi-e-rơ 1:20), đã bước vào dòng lịch sử để chúng ta có thể nhận biết một Đấng Cứu Thế, một Người Bạn, và là Chúa—để chúng ta không chỉ được chuẩn bị cho cõi đời đời—mà còn có thể khao khát những điều vinh hiển mà cõi đời đời ấy mang lại.
Bạn có thể là người đã sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra—ngoại trừ khoảnh khắc bạn bước ra khỏi chiếc hòm. Nhưng đó lại là điều duy nhất bạn thật sự cần phải chuẩn bị. Bạn sẽ đứng trước mặt Đức Chúa Trời. Bạn sẽ khai trình về đời sống mình. Nhưng tin lành là: bạn không cần phải sợ ngày ấy—nếu bạn đặt lòng tin nơi Đấng Christ. Và nếu bạn thật sự tin cậy Ngài, thì bạn có thể nhìn vào một chiếc quan tài và nói với nỗi sợ của mình rằng: dẫu thân thể tôi được đặt trong đó, linh hồn tôi thì không; và một ngày kia tôi sẽ được mặc lấy thân thể phục sinh—thân thể ấy không bao giờ được đặt nằm trong một chiếc hòm bằng gỗ như thế này nữa.
Dịch & biên tập: Eunice Tu
Nguồn: truthforlife.org
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.co