Thảo – con nhỏ tôi ghét nhất từ trước đến giờ. Tôi không thích cái cách dễ thương của nó, nhất là cái cách nó vô tư nhìn cuộc sống mà không nghĩ ngợi, không toan tính gì. Tôi không thích cái cách thờ ơ và vô tâm của nó đối với tất cả mọi thứ xung quanh. Tóm lại tôi rất ghét con nhỏ này và nó không biết vì sao tôi lại ghét nó nhiều đến vậy. Nhưng càng ghét tôi lại càng thích chơi chung với nó, đi đâu tôi cũng rủ nó theo, các buổi tập diễn văn nghệ chào mừng tân sinh viên thì không thể thiếu tôi với nó. Tôi cũng không thể hiểu nổi mình. Tôi chán tôi, chán cái cách hành động không ăn khớp với suy nghĩ.
Thế là từ năm nhất đến giờ tôi chơi với nó được 1 năm. Nó có hỏi tôi “Mày ghét tao sao đi đâu mày cũng rủ tao đi chung hết vậy Thơ”. Tôi trả lời giọng sượng ngắt “Ờ, thì ghét nhau và đi chung nhau… cũng có sao, mày hỏi nhiều quá”. Rồi tôi đi thẳng về phía trước, ngồi phệt xuống mấy bực thềm – chỗ bước lên bước xuống của tụi sinh viên. Con Thảo ngơ ngác trước cái cách trả lời vô duyên của tôi rồi cũng một mạch chạy đến ngồi cạnh tôi. Từ trước giờ, tôi là đứa rất không biết cách nói chuyện, vì thế tôi ngại nói về Chúa cho tất cả lũ bạn của tôi, cả với con Thảo mặc dù lòng rất muốn. Sự thôi thúc đó thật mạnh mẽ trong tôi khi lần này là cơ hội tốt để tôi kêu nó tin Chúa vì tụi tôi gần nghỉ hè và cũng ít gặp nhau.
– Ê, Thảo, Thảo… Mày tin Chúa nhe – tôi ngập ngừng ấp úng và rất khó để nói trọn vẹn câu đó dù nó chỉ có mấy chữ.
– Sao mầy kêu tao tin Chúa làm gì?
– Thì mầy tin Chúa đi, nghe lời tao, tao không có dụ mầy đâu, Chúa tốt lành lắm đó.
– Tốt là tốt thế nào… – con Thảo trố mắt nhìn tôi.
– Ờ, thì Chúa chết rồi Chúa sống lại… thôi mày đừng hỏi nữa, bữa nào tao dẫn mày đi truyền giảng thì mày biết thôi.
Con Thảo nó cũng im lặng sau câu “Chúa chết rồi Chúa sống lại”, nó cũng chẳng ý kiến gì việc tôi rủ nó đi truyền giảng cuối tháng này. Con Thảo là vậy, nó luôn biết cách nghe lời đến ngây ngô ra vì nó xem tôi là “đứa bạn” – mà nói cái gì nó cũng tin.
– Ngày mai là truyền giảng cuối tháng rồi, mày đi đến nhà thờ với tao nhe Thảo. Tới đó người ta giải thích cho mày cặn kẽ hơn về Chúa tốt lành như thế nào. Chúa không có ghét mày như tao ghét mày đâu. Yên tâm.
– Thiệt không đó, mà nhà thờ chỗ nào, rồi mai đi sao?
…….
Tối hôm truyền giảng, tôi qua rước nó. Nó đã đứng trước cửa chờ tôi. Thế là, 2 đứa tôi đèo nhau trên chiếc xe Dream cũ đến nhà thờ.
Nhà thờ tôi cuối tháng nào cũng có truyền giảng. Con Thảo thường ngày nó nói nhiều ở mọi lúc, mọi nơi, tôi luôn phàn nàn nó về điều đó vì tôi là một đứa ít nói và chỉ thích sự yên tĩnh. Nhưng hôm nay, đến nhà thờ nó không nói lấy 1 câu, nó thay những câu nói bằng những ánh nhìn quan sát đầy vẻ tò mò, nó nhìn khung cảnh nhà thờ, những vật trang trí, nhìn những người trong nhà thờ, cây organ đang nằm gần chỗ sân khấu… Sau khi các tiết mục trong chương trình truyền giảng diễn ra thì cũng đến giờ “trao sứ điệp Tin Lành” của ông mục sư đến các thân hữu. Tôi ngồi im quan sát con Thảo. Mắt nó vẫn dán vào sân khấu và ánh nhìn đầy nghiêm nghị hướng về phía mục sư. Đôi tai chăm chú của nó như rót từng lời nói của ông mục sư. Tôi thầm lòng “Thảo ơi, mày tin Chúa nhe Thảo, tao cố gắn lắm mới chở mày tới được đây. Mày không tin Chúa là cuối tháng báo cáo tao ê mặt với mọi người lắm”. Phần vì tôi cũng muốn nó tin Chúa để được cứu, phần vì cuối tháng này nhóm nhỏ tôi có buổi chia sẻ về cách làm chứng của từng người dành cho bạn trong lớp học của mình. Nếu con Thảo không tin Chúa, thì mọi người trong nhóm nhỏ sẽ nhìn tôi bằng ánh mắt chẳng mấy thiện cảm vì không hoàn thành mục tiêu nhóm đề ra.
Đến giờ kêu gọi tin Chúa, tôi nhờ cô chấp sự đứng phía sau băng ghế của tôi hướng dẫn nó lên tin Chúa. Lúc đó, tôi núp phía sau cây cột vì tôi rất ngại dẫn người khác lên để cầu nguyện tin Chúa. Tôi thấy con Thảo được bà chấp sự nói vài câu gì đó rồi cố đẩy nó lên chổ bục sân khấu để cầu nguyện. Con Thảo đưa mắt tìm tôi, nó thấy tôi núp sau cây cột. Nó cũng cầu nguyện với những lời lặp lại trống không, không có tấm lòng nó trong lời cầu nguyện đó. Sau này, nó mới kể lại cho tôi nghe, lúc đó trong lòng con Thảo thầm nghĩ “Chết rồi, mình bước lên đây không biết người ta có bỏ bùa mình không nữa, sao con Thơ nó trốn mình vậy ta, không lẽ nó để người ta bỏ bùa mình thiệt. Nghe nói Tin Lành là đạo chuyên đi dụ người khác, ghê quá. Sao bây giờ ba mẹ ơi, thôi cố gắn thêm chút nữa rồi chùn về, đừng có tin lời mấy người này…”
Sau nghi thức cầu nguyện tiếp nhận Chúa, con Thảo chạy đến chỗ tôi, buông vài lời trách móc rồi sau đó tôi chở nó về nhà. Mấy ngày sau nó cũng có vài thắc mắc hỏi tôi. Có cái tôi trả lời được, có cái tôi không trả lời và trả lời không được. Nói chung, lòng tôi rất khó chịu khi trả lời những cái gì liên quan đến Chúa, đến niềm tin của mình. Tôi không biết là mình có tin Chúa thiệt không vì những câu trả lời của tôi xuất phát từ kiến thức kinh thánh, niềm tin – thứ mà từ nhỏ giờ đi nhà thờ tôi vẫn được dạy chứ không phải xuất phát từ tấm lòng yêu mến Chúa và muốn nói về Chúa.
Tôi cũng không từ bỏ mục tiêu “con Thảo”. Tôi rủ nó đi nhóm NTC (nhóm thông công) vào cuối tháng, rủ nó đi nhà thờ, rủ nó đi truyền giảng, sinh hoạt nhóm nhỏ. Sinh hoạt được một thời gian, không biết nó hiểu gì không hay đã tìm hiểu Chúa qua ai khác (ngoài tôi) trong nhóm nhỏ sinh hoạt, nó quyết định tin Chúa. Con Thảo thầm thì một mình với lời cầu nguyện đơn sơ (nó kể lại với tôi sau này) là “Nếu Chúa có thật và nếu những lời con nghe về Chúa là thật thì Chúa làm cho con tin Chúa đi”. Thế là Chúa Thánh Linh làm việc trong lòng nó và nó tin Chúa thật.
Ngày hôm sau đến trường, nó lôi tôi ra chỗ bậc thềm – nơi mà lần đầu tiên tôi kêu nó tin Chúa. Nó bẻn lẽn nói:
– Thơ, Thơ. Tao báo mày cái này nè, hôm qua tao cầu nguyện tin Chúa rồi đó. Tao tin Chúa nhe Thơ.
– Mày biết gì về Chúa mà tin Chúa – tôi nheo đôi mày hỏi nó nhưng trong lòng cũng có chút thích thú và vui vui về điều nó nói.
– Thì là tao hỏi mấy đứa trong nhóm và anh chị hướng dẫn về Chúa, người ta giải thích tao nghe cặn kẽ lắm, còn làm chứng cho tao về cuộc đời của họ. Tao thấy Chúa tốt lành như mày nói. Sau đó tao tìm hiểu Chúa qua kinh thánh, qua bác gu gồ…
Nó cứ tiếp tục nói với tôi về những điều đang nảy nở trong lòng nó, về niềm tin và chân lý mà nó mới biết được. Nó làm chứng ngược lại cho tôi. Tấm lòng tôi trước giờ trống không nhưng hôm nay sao nó thổn thức lạ, thường ngày tôi hay chưởi con Thảo là “con nói nhiều” nhưng hôm nay dường như tôi nuốt lấy những lời nó nói và lắng nghe cách say sưa. Cách nó nói chuyện rất đơn sơ, nó bộc bạch tất cả điều nó nghĩ cách chân tình. Lúc đó, tôi rơi nước mắt khi nào không biết. Giọt nước mắt đó là giọt nước mắt vui mừng cho niềm tin đúng đắn mà con Thảo tìm được, giọt nước mắt của sự ăn năn vì không tin Chúa, trước giờ xem Chúa chỉ là Chúa của ba mẹ mà chưa là Chúa của mình, giọt nước mắt thầm cảm ơn Chúa vì đã dùng con Thảo – đứa lúc trước không tin Chúa, bây giờ tin Chúa và còn làm chứng về Chúa ngược lại cho tôi.
– Ê, Thảo, tao cũng tin Chúa nữa – tôi nói với con Thảo sau lời kể của nó.
Hai đứa cầm tay nhau cầu nguyện rồi khóc với nhau khi nào không hay, kể từ khi đó, tôi không còn ghét con Thảo nữa, không phải vì nó đứng về phe của tôi trong niềm tin mà là vì tấm lòng của tôi được Chúa biến đổi, tôi không còn làm chứng về Chúa với bạn bè bằng thành tích nữa mà là tấm lòng yêu mến Chúa thật sự, tôi cũng không còn ngại ngùng vì dẫn bạn lên tin Chúa nữa mà là trực tiếp quỳ gối với bạn trong giây phút đó. Tôi thấy cuộc sống mình được biến đổi cách lạ thường kể từ sau khi tôi tin Chúa thật.
Sau này, con Thảo tin Chúa cách mạnh mẽ lắm. Nó với tôi là đôi bạn gắn kết trong việc học, việc chia sẻ niềm tin. Mới đây, tôi với nó cùng soạn một bài thuyết trình về Chúa Giê-xu và trình bày với các bạn trước lớp qua môn học “Tôn giáo”. Cả lớp rất thích thú nghe vì không phải tụi nó chấp nhận Chúa mà đây là kiến thức mới mẻ mà trước giờ chưa ai nói với tụi nó hoặc tụi nó chưa tìm hiểu. Sau bài thuyết trình của tụi tôi, cũng có vài đứa đến hỏi thêm về những điều tụi tôi nói. Đến cuối mỗi tháng, tôi và con Thảo nhận thiệp mời truyền giảng và đi mời những đứa trong lớp.
Con Thảo cũng kể với tôi về những khó khăn trong cuộc sống gia đình khi nó tin Chúa. Ba mẹ nó la nó dữ lắm, còn điện thoại cho tôi bảo tôi đừng có dắt nó đi nhà thờ, đừng có lôi kéo nó. Kể từ ngày con Thảo tin Chúa, nó không còn vô tâm với những việc xảy ra trong nhà, nó luôn đỡ đần mẹ nó những việc nhà và giúp đỡ ba nó khi ba cần nó giúp. Nó tìm cách nói chuyện với ba mẹ nó và những người họ hàng nhà nó trước việc nó bị bắt bớ. Lúc trước, mỗi lần nó về quê, cả gia đình và các em ra đón nó ở ngõ. Còn bây giờ khi về nhà, nó không còn thấy được cảnh đó và luôn phải chấp nhận vẻ mặt lạnh lùng của mọi người trong nhà. Nó đã quá quen với những câu cảnh báo và đe dọa của ba mẹ nó “Nếu mày chọn Chúa thì đừng về nhà nữa”. Nó kể những điều đó với tôi xen lẫn nước mắt.
Tôi chỉ biết cầu nguyện cho nó, cho niềm tin của nó và cho gia đình nó. Có lẽ, đây là giai đoạn nó chịu thử thách để lớn lên. Rồi đây, tôi tin ba mẹ con Thảo cũng dừng lại việc bắt bớ mà chấp nhận niềm tin của nó vì nó thay đổi quá nhiều theo hướng tích cực, so với con Thảo vô tâm trước đây. Rồi đây, con Thảo sẽ mạnh mẽ hơn và có nhiều kỷ niệm hơn với Chúa trong hành trình theo Chúa của nó. Cuộc đời mỗi người mỗi khác, tôi không có những kinh nghiệm bị bắt bớ từ gia đình vì tôi theo đạo dòng. Con Thảo thì nó tin Chúa một mình và chịu bắt bớ. Nhưng chính Chúa đã dùng niềm tin đơn sơ của nó để thay đổi tôi, một đứa vô tín – theo đạo nhưng chưa hề biết Chúa. Rồi đây Chúa cũng sẽ dùng con Thảo để thay đổi sự vô tín trong lòng ba mẹ nó, tôi tin như thế và vẫn tiếp tục cầu nguyện cho nó.
làm chứng
Sáng Chúa nhật tuần này, lòng tôi được khích lệ nhiều bởi những lời làm chứng của con dân Chúa trong Hội thánh trước những tai nạn giao thông xảy đến trong cuộc đời họ:
“Chúa đã mang tôi lên từ chốn âm phủ, chữa lành cho tôi và để lại trong tôi sự biết ơn Ngài vô cùng to lớn. Chân tôi chưa lành hẳn và cũng còn đau, trong cơn đau đớn đó tôi nhận biết bàn tay chữa lành của Chúa. Tôi cảm ơn Chúa và quý Hội Thánh đã thăm viếng, an ủi tôi trong cơn hoạn nạn. Thi thiên 116:2-3 “Tôi sẽ cầu khẩn Ngài trọn đời tôi. Bởi vì Ngài có nghiêng tai qua tôi. Dây sự chết vương vấn tôi. Sự đau đớn âm phủ áp hãm tôi. Tôi gặp sự gian truân và sự cầu khổ” – lời làm chứng của cô Ba về việc Chúa đã chữa lành Cô trong tai nạn vừa qua. Cô bày tỏ lòng thương xót và sự chữa lành của Chúa đối với Cô.
“Con cảm ơn Chúa vì Ngài vẫn còn thương xót cuộc đời con. Trong thời gian vừa qua, con phải điều trị tại bệnh viện và trải qua cuộc phẫu thuật ghép và chỉnh lại xương mặt, hàm vì tai nạn. Trước đây, con chưa thật sự đến với Chúa dầu biết mình làm nhiều công việc Chúa. Ngài cho tai nạn xảy đến với con để trong thời gian điều trị con nhìn lại bản thân mình, nhìn lại mối quan hệ mình với Chúa. Con đã đọc hết cuốn kinh thánh hằng ngày ba con mỗi quý đều mua cho con dầu trước đây chưa bao giờ con đụng đến. Con đã có thời gian đến với Chúa và lời Ngài mỗi ngày nhiều hơn và cảm thấy rất khó chịu, thôi thúc khi một ngày bận rộn không có thời gian làm chuyện những việc đó. Con đã từng oán trách Chúa tại sao tai nạn lại xảy đến với con nhưng giờ đây con ân hận vì mình đã nghĩ như vậy vì con biết giá trị của những ngày nằm trên giường bệnh là được gần Chúa hơn, nếm trải Chúa ngọt ngào hơn – điều mà trước đây con chưa từng nhận biết. Qua tai nạn lần này, Chúa đã mang đến cho con sự hồi phục tâm linh và con rất biết ơn Chúa vì điều đó” – lời làm chứng của một anh thanh niên về vụ tai nạn vừa qua giúp anh nhận biết Chúa và phục hồi mối quan hệ với Ngài.
Những khoảng khắc thời gian như im lặng để ghi lại giây phút con dân Chúa làm chứng về những điều Chúa làm và cho xảy ra trên cuộc đời họ. Đó cũng là thời khắc Hội Thánh cảm nhận nhiều hơn sự đồng hành của Chúa trên đời sống mỗi người. Dẫu họ chịu nhiều đau đớn trong thể xác, dẫu những nỗi đau đó vượt quá sức chịu đựng của họ thì họ vẫn tin rằng Chúa là Đấng có thể chữa lành nỗi đau đó cho họ. Hơn thế nữa, qua những tai nạn đó Chúa mang họ lại với Ngài để phục hồi họ và giúp họ một lần nữa trở thành con cái của Ngài. Chính họ – những con người bước ra từ những tai nạn tưởng chừng đã cướp đi sự sống của họ thì họ lại kinh nghiệm nhiều hơn sự sống nhiệm màu từ Thiên Chúa trao ban.
Tôi rất ấn tượng với câu nói của anh thanh niên trong lời anh làm chứng “Con cảm ơn Chúa đã dùng tai nạn lần này để mang con về với Chúa, để cứu con một lần nữa từ sự vô tín của con”. Những giọt lệ trên khóe mắt anh chảy ra… Không khí buổi buổi thờ phượng Chúa hôm đó của Hội Thánh dường như được phục hưng qua từng lời làm chứng chân thành của con dân Chúa. Hội Thánh thêm lên sự kính mến Chúa và lòng biết ơn Ngài.
Huyền thoại lừng lẫy một thời của dòng nhạc Blues – BB King vừa qua đời vào hồi giữa tuần trước tại Las Vegas, Hoa Kỳ. Ông được biết đến không chỉ với giọng hát trứ danh của mình mà còn được mọi người nhận biết là một nguồn đức tin mạnh mẽ.
Sinh ra trong một gia đình làm nông ở miền Nam nước Mỹ, BB King đã sống thọ hơn nhiều so với những giọng ca đình đám khác của dòng nhạc Blues thời kì hậu Thế Chiến Thứ II như Muddy Water, Howlin’ Wolf, Jimmy Reed, Lightnin’ Hopkins và John Lee Hooker để chứng kiện sự phát triển của dòng nhạc mình yêu thích. Sau 89 năm cuộc đời, ông là một trong số ít tên tuổi của làng nhạc Blues được chứng kiến dòng nhạc này đi từ những bước khởi đầu cho đến khi được vươn ra khỏi vùng đất phía Nam. Vào năm 2003, tạp chí Rolling Stone xếp hạng BB King tại vị trí thứ 3 trong danh sách 100 tay guitar tuyệt nhất mọi thời đại, ông chỉ xếp sau Hendrix và Duane Allman.
Được biết đến là một người có đức tin Cơ đốc mạnh mẽ, BB King được truyền cảm hứng âm nhạc bởi một mục sư ở hội thánh tại gia khi còn là một cậu trai trẻ. Mục sư Archie Fair đã dạy cho ông những gam nhạc đầu tiên để rồi sau đó ông học hỏi rất nhanh và trở thành người hát thờ phượng tại hội thánh Báp-tít Elkhorn. Đó chính là bước đệm đầu đời cho những thành công vượt trội trong âm nhạc về sau này của huyền thoại nhạc blues này.
Cùng điểm qua một vài điều nổi bật nhất mà ông từng nói có liên quan đến đức tin của mình:
Về tình yêu dành cho âm nhạc: “Tôi thích blues từ khi mẹ tôi hay đưa tôi đến nhà thờ. Tôi bắt đầu nghe nhạc thánh và thấy thích nó.”
Về đức tin: “tôi không nghĩ rằng tôi đã đối xử không tốt với bất kì ai. Tôi luôn nghĩ rằng tôi là một người biết giữ gìn tình anh em. Và tôi tin rằng ở đó có một ‘linh hồn tuyệt hảo’ luôn quan tâm đến tất cả chúng ta.”
Về hội thánh: “nhà thờ luôn là một địa điểm gặp mặt tuyệt vời. Nó luôn rất an toàn và bình an. Mọi người cảm thấy thân thiện và phước hạnh; trong nhà thờ, bạn có thể dang rộng tay ra và tận hưởng sự tinh thần của sự thông công.”
Về cái chết của mẹ ông: “hội thánh Chúa lúc bấy giờ là một nguồn an ủi với tôi – được bao quanh bởi âm nhạc và sự nồng ấm của con cái Chúa – tuy nhiên hội thánh vẫn không thể lấp đầy sự mất mát đó. Không gì có thể.”
Về nhạc thánh: “tôi tin rằng tất cả những tài năng của tôi đều đến từ Chúa, nó như là cách để diễn tả nét đẹp và tình cảm của con người.”
Về Chúa là Đấng Sáng Tạo: “tôi tin rằng Chúa đã tạo ra mọi thứ. Tôi luôn kinh ngạc vì công việc tay Ngài làm, những cánh rừng, những đại dương và bầu trời xung quanh ta. Tôi tin rằng Chúa đã tạo ra chúng ta. Tuy nhiên, bản tính của chúng ta không phải lúc nào cũng thánh khiết.”
Về Đức Chúa Trời lạ kỳ: “tuy nhiên Chúa, giống như sự sống và cái chết, chính Chúa là một phép lạ và là một sự bí ẩn mà tôi sẽ không bao giờ có thể giải thích hay hiểu được. Tôi thoả lòng chấp nhận mọi thứ đúng cách mà nó luôn như thế.”
Về sự sống sau cái chết: “Mọi người đều muốn đến Thiên Đường, nhưng không ai muốn chết để được đến đó cả!”
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Cầu thủ ngôi sao Stephen Curry của đội bóng rổ nhà nghề Mỹ Golden State Warriors vừa nhận danh hiệu cầu thủ giá trị nhất mùa giải 2014-2015 vào thứ hai tuần vừa rồi. Trong bài phát biểu về giải thưởng danh giá mình nhận được, anh đã bày tỏ lòng biết ơn trước Chúa.
Bắt đầu bằng những lời cảm tạ Chúa, anh nói: “điều đầu tiên và trước nhất tôi phải nói lời cảm tạ đến Đức Chúa Trời và Cứu Chúa Giêxu Christ vì đã ban phước cho tôi có được tài năng để được chơi bóng, với gia đình luôn hỗ trợ tôi từng ngày. Ngay lúc này, tôi là một người đầy tớ khiêm nhường và không thể tả hết được tầm quan trọng của đức tin đối với con người của tôi hiện tại và cách mà tôi chơi từng trận bóng.”
Đây là lần đầu tiên cầu thủ 27 tuổi này được nhận danh hiệu danh giá này. Anh đã lập nên một kỷ lục với số lần giành 3 điểm trong một mùa, với tổng cộng 286 lần dành 3 điểm (phá vỡ kỷ lục 272 lần trước đó của chính anh).
Đó là một bài phát biểu đầy cảm xúc khi mà anh còn dành thời gian gửi lời cảm ơn đến vợ và người cha của mình. Cha của anh cũng từng chơi bóng tại giải NBA trong 16 năm.
Bốn điều được xem là cách giúp đạt được những thành công mà cầu thủ này chia sẻ trong bài phát biểu chính là đức tin, lòng đam mê, định hướng và ý chí. Anh đã nói anh muốn mọi người biết rằng đức tin đã ảnh hưởng đến cách anh chơi bóng như nào thông qua cách anh ăn mừng mỗi khi ghi điểm.
“Tôi đập vào ngực và chỉ lên trời, nó biểu tượng rằng tôi có một tấm lòng cho Đức Chúa Trời, đó chính là điều mà mẹ tôi và tôi đã nghĩ ra khi còn đang theo học đại học. Tôi làm như vậy mọi lần tôi bước lên sàn thi đấu như là một điều nhắc nhở rằng tôi đang chơi vì ai. Mọi người nên biết về người tôi muốn bày tỏ ra và lí do tại sao tôi là một con người như vậy, tất cả là vì Chúa là Cứu Chúa của đời tôi.”
Nói về những chướng ngại vật mà anh phải vượt qua, Stephen Curry chia sẻ: “mọi điều xảy ra đều có một lí do và mọi thứ đều có một câu chuyện của nó, và nếu bạn dành thời gian để nghiệm ra giấc mơ của bạn là gì và điều mà bạn thực sự muốn trong cuộc sống… cho dù đó là thể thao hay trong bất cứ lĩnh vực nào khác, bạn phải nghiệm ra rằng ở đó luôn có những công việc bạn cần làm.”
Chàng trai tài năng này cũng không quên nhắc tới những người đồng đội của mình, họ là những người không ngừng thử thách anh mỗi ngày, hướng cho anh hướng đi đúng và biến anh trở thành một cầu thủ giỏi hơn.
Lời khuyên của Stephen Curry chính là “hãy trở thành phiên bản tốt nhất của chính bạn trong bất kì điều gì bạn làm. Bạn không cần phải sống cuộc sống của một ai khác… Bạn đến từ đâu không quan trọng, bạn có gì hay không có gì [không quan trọng]… Tất cả bạn cần đó là đức tin nơi Chúa và một niềm đam mê bất tận cho điều bạn làm, điều bạn lựa chọn để làm trong cuộc sống này, một định hướng không nao núng và ý chí để làm bất kì gì có thể để trở nên thành công trong điều mà bạn để toàn tâm chí vào đó.”
Kết thúc bài phát biểu anh nói: “hãy chắc chắn rằng bạn sống trong khoảnh khắc đó và làm việc hết sức mình… tôi hi vọng rằng tôi có thể truyền cảm hứng cho nhiều người trên khắp thế giới để có thể tự tin làm chình mình, khiêm nhường và biết ơn vì những phước hạnh bạn nhận được trong cuộc sống.”
Trước đó, vào tháng hai đầu năm, Stephen Curry chia sẻ với người hâm mộ về đôi giày anh mang với kí hiệu cho câu Kinh Thánh ưa thích – Phi-líp 4:13: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi.”
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Sau màn so găng diễn ra vào ngày 02 tháng 05 tới đây, thế giới sẽ có thể kết thúc cuộc tranh luận xung quanh đề tài liệu Manny Pacquiao hay Floyd Mayweather là tay đấm cừ khôi nhất thời đại. Tuy nhiên, thực tế thì có thể thấy rằng Pacquiao đang chiến đấu vì nhiều điều còn ý nghĩa hơn so với sự tự cao hay chỉ đơn thuần là việc thanh toán nợ nần như bất kì vận động viên nào nhìn nhận cuộc so tài này.
Vận động viên boxing kiêm chính trị gia 36 tuổi người Phillipines này hứa hẹn sẽ đem đến một cuộc chiến tốt đẹp trong đức tin. Anh bày tỏ hi vọng rằng mọi người sẽ nhìn thấy anh đã làm tất cả có thể trong sức của mình, thậm chí cho dù khi lưng anh đã phải dựa vào dây sàn đấu.
“Tôi muốn làm hài lòng Chúa, gia đình tôi và những người hâm mộ với cuộc chiến này,” Pacquiao nói với tờ The Christian Post. “Tôi muốn họ biết rằng tôi đã chiến đấu cho Chúa và cho đất nước tôi, để đem vinh quang và danh dự về cho họ [Chúa và cả đất nước]”.
Mặc dù anh trong mình đức tin Cơ đốc, Pacquiao không hề có vấn đề gì vướng bận trên đôi găng của mình vì anh đã là một vận động viên boxing từ khi 16 tuổi, rất lâu trước khi anh tin Chúa. Vào năm 2010, một làn sóng tin đồn nổi lên trong giới truyền thông về trận so găng giữa Pacquiao và Mayweather sau khi cả hai đều lần lượt so găng với những tên tuổi lớn như Oscar De La Hoya, Ricky Hatton và Juan Manuel Márquez.
Kể từ 2007, Pacquiao và Mayweather là hai tay đấm duy nhất được khán giả của ESPN bình chọn là Tay Đấm Hay Nhất tại lễ trao giải ESPY Awards. Trong khi Mayweather được vinh danh 6 lần từ 2007 đến nay, Pacquiao chính là người chặn đứng thành tích gần như hoàn hảo của đối thủ khi chiến thắng vào năm 2009 và 2011.
Mặc dù Mayweather sở hữu một kỷ lục không có chút nào chê được, hạ gục 47 tay đấm, tuy nhiên Pacquiao vẫn được nhiều nhà chuyên môn và giới hâm mộ nhìn nhận là người có thể chặn đứng thành tích đó bằng cách làm cho Mayweather đón nhận thất bại đầu tiên.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, người hâm mộ luôn phải thất vọng vì những lí lẽ khiến hai tay đấm tên tuổi nhất chưa thể so găng. Cuối cùng thì trận đấu được mong chờ bấy lâu ấy đã được chính thức lên lịch, thất khó để bỏ qua sức hút kinh khủng của cuộc chiến này. Nó có thể mang ý nghĩa cả sự nghiệp boxing đối với cả hai.
Tay đấm người Phillipines chia sẻ, “tôi chuẩn bị sẵn sàng cả về mặt tâm lý cũng như bất kì trận đầu nào khác của tôi. Tôi nghĩ rằng tập luyện cho trận chiến này cần một chút tấp trung hơn. Một cách thuộc linh, tôi cầu nguyện cho bản thân mình cũng như cho chính đối thủ của mình.”
Hình ảnh của tay đấm Pacquiao trong lòng người hâm mộ thực sự rất tài năng, ngoài việc là một “vận động viên truyền giáo”, anh còn từng là vận động viên bóng rổ của giải bán chuyên Liga Pilipinas, từng cho ra mắt hai album âm nhạc của riêng mình và gần đây còn đóng góp vào đấu trường chính trị.
Một bộ phim tài liệu về anh được công chiếu tại các rạp chiếu phim, trong khi đó anh còn đứng đầu việc xây dựng một nhà thờ, trường học và trung tâm cộng đồng tại thành phố General Santos. “Tôi muốn đem đến những cơ hội cho người dân đất nước tôi để cải thiện tình hình của họ. Với vai trò một chính trị gia, tôi muốn giúp tạo ra việc làm để có thể lôi họ ra khỏi đói nghèo,” Pacquiao nói. “Tôi muốn đem cho họ niềm hi vọng. Boxing chính là niềm đam mê của tôi, nhưng phục vụ cộng đồng mới là điều tôi được kêu gọi.”
“Tôi nghĩ mọi vận động viên cơ đốc đều nên cởi mở về mối quan hệ của họ với Chúa, cũng như bất kì người tin Chúa nào khác. Đó là điều mà Kinh Thánh dạy,” anh nói tiếp. “Khi tôi tuyên xưng đức tin và niềm hi vọng về sự sống đời đời với mọi người, nó giúp cho những người hâm mộ và những người theo dõi tôi biết rằng họ cũng có thể hi vọng của riêng mình.”
Những người biết nhiều về Pacquiao đều từng được biết rằng anh luôn nói về đức tin Cơ đốc của mình trong hàng loạt các bài phỏng vấn kể từ năm 2012. Tuy nhiên, vận động viên này cũng thừa nhận rằng anh từng có khoảng thời gian để cho sự thành công giành vị trí cao nhất trong cuộc sống. Anh từng có vấn đề với rượu bia, cờ bạc và là một tay lãng tử đa tình.

Manny Pacquiao trong một lần truyền rao đức tin
Anh từng mở lòng về lí do vì sao anh quyết định thay đổi đời sống và thực sự theo đuổi Đấng Christ.
“Tôi nhận ra rằng con đường tội lỗi đã dẫn đưa tôi đến sai hướng, không phải chỉ trong cuộc sống này, nhưng là đời đời. Tôi nhận ra tôi có một nhu cầu. Tôi đã đi đến một lúc mà mình nhận ra được nhu cầu đó chính là Chúa Giêxu Christ. Tôi đặt đức tin của mình vào Chúa và tin nhận Chúa Giêxu Christ.”
Ngay cả trong khi thất bại, đức tin chính là điều đưa anh vượt qua tất cả. “Là một cơ đốc nhân, một trong những lúc tăng trưởng đức tin nhất với tôi chính là lúc thất bại. Tôi nhận được sự an lòng tuyệt đối từ đức tin của mình.”
Thắng hay thua, Pacquiao cũng nói rằng anh biết ơn tất cả những người ủng hộ anh và luôn cầu nguyện cho anh. Mặc dù không hề muốn thất bại trong trận chiến sắp tới, tay đấm này cũng luôn biết rõ rằng kết quả của “trận đấu thế kỷ” sẽ không quyết định đến niềm hi vọng về sự thay đổi mà anh mong muốn đem đến cho thế giới.
“Tôi yêu boxing nhưng tôi nhận ra rằng đó không phải là tất cả mà cuộc sống của tôi thuộc về. Tôi chỉ muốn khích lệ những ai là người tin Chúa để chia sẻ kinh nghiệm cứu rỗi của họ cho người khác.” Pacquiao nói. “Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tạo nên một sự tác động đến thế giới. Tôi chỉ chưa chăc chắn về việc nghỉ hưu vào năm 2016, nhưng di sản mà tôi muốn để lại chính là một hình mẫu và một niềm cảm hứng, không phải chỉ với những người hâm mọ mà là bất kì ai trên thế giới.”
Theo ChristianPost
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Hiện tại, ông là một trong những nghệ sỹ nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất trong làng truyền hình Hoa Kỳ. Đặc biệt, ông còn là người đứng đầu của những chương trình truyền hình dành giải Daytime Emmy như “Family Feud” hay “The Steve Harvey Show”. Tuy nhiên, trên con đường đến với sự nổi tiếng và thành công đó, ông đã phải trải qua rất nhiều thử thách.
Vừa qua, trên kênh chương trình buổi sáng của kênh CBS, nghệ sỹ hài kịch này đã có buổi trò chuyện cùng người dẫn James Brown. Ngoài việc nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của đức tin nơi Đức Chúa Trời lên cuộc đời, ông còn dành nhiều lời khen ngợi cho cha mẹ mình trong sự thành công trên con đường sự nghiệp.
“Một vai trò quan trọng của cha trong cuộc đời tôi đó là nói chuyện với tôi về tuổi trưởng thành,” Harvey nói. “Làm việc chăm chỉ. Đừng trở nên lười biếng. Mẹ tôi đã từng là một giáo viên trường Kinh Thánh Chúa Nhật trong suốt 40 năm. Bà dạy tôi nhiều về Chúa, đức tin và lời cầu nguyện. Tất cả mọi thứ nói chung đã đưa tôi đến với vị trị của mình ngay lúc này. Tôi không hề mảy may nghi ngờ vế nó một chút nào.”
Tầm ảnh hưởng của Đức Chúa Trời cũng như quá trình trưởng thành đến cuộc đời của nghệ sỹ Steve Harvey được nhấn mạnh. Ngoài ra, ông còn đã trải qua rất nhiều những lần lên xuống trong cuộc sống. Ông bỏ học và làm qua nhiều loại nghề phục vụ, từ công nhân dây chuyền lắp ráp cho đến người lau dọn thảm, trước khi ông nghe được tiếng gọi.
“Tôi đã làm qua khoảng 11 nghề, tôi thậm chí còn bị xa thải đến 11 lần!”, Harvey cười lớn. “Tôi không bị chững lại vì thế. Bạn biết đấy, tôi đã luôn là một nhân viên cừ. Mọi người yêu thích nhìn thấy tôi đi làm – tôi hát, kể chuyện cười trên dây chuyền sản xuất. Tôi lúc đó rất khốn khổ. Chết dần và chết dần,” Steve Harvey giải thích lí do vì sao cuối cùng ông chọn nghiệp diễn xuất.
Mặc dù thắng giải hài nghiệp dư đầu tiên vào năm 1985, Harvey đã không thực sự trở nên nổi tiếng ngay lập tức cho dù lúc đó ông đã phải chấp nhận rủi ro bỏ việc để theo đuổi nghiệp diễn. Harvey sau đó phải sống trên xe trong suốt 3 năm trời giống một người vô gia cư.
“Khi tôi nhìn lại khoảng thời gian đó, tôi không thể tưởng tượng được nó kéo dài đến 3 năm. Tôi đã rất khát khao thoát ra ngoài. Tôi làm việc cật lực để tiến lên phía trước.”
Tuy nhiên, ngay tại lúc cùng cực nhất, ông nhớ đến lời hứa ông có cùng Chúa trong lúc đang dọn dẹp phòng tắm của một khách sạn. “Tôi đã nói cùng Chúa rằng nếu Ngài cho tôi làm được, khi tôi thành công, tôi sẽ kể cho mọi người tôi đã làm thành như thế nào. Tôi chỉ nói với Chúa rằng, ‘nếu Ngài để con làm, khi con thành công, con sẽ kể cho mọi người nghe rằng Ngài đã làm điều đó.’
Chúa hẳn đã nghe lời nguyện cầu của ông vì không lâu sau đó, ông nhận được một vài công việc mới, trong đó có cả diễn xuất. Mặc dù đó, sau này ông phải trải qua rất nhiều thất bại trong chuyện tình cảm, thậm chí còn viết cả một cuốn sách mang tên “hành động như phụ nữ, suy nghĩ như đàn ông” – chia sẻ về những lời khuyên của ông về các mối quan hệ nam nữ. Cuốn sách này bán được 3 triệu bản và được chuyển thể thành phim vào năm 2012, thu về đến 100 triệu dollar tại các phòng vé.
Quê nhà của Cleveland của Steve Harvey sau này cũng đã đổi tên con đường East 112 thành “Steve Harvey Way” để ghi nhận thành công trong sự nghiệp của ông. Tuy nhiên, phát biểu trước mọi người, ông nói “Tôi đã học hỏi mọi thứ mà tôi từng biết về cách sinh tồn tại nơi đó. Đó còn là gì khác ngoài hồng ân Chúa làm việc được nữa! nếu không phải hãy nói cho tôi biết.”
Nguồn GospelHerald
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Bài học hôm nay được cô Tâm Đoan chia sẻ ở Kinh thánh Tin Lành Ma-thi-ơ 19:16-30 với Đề tài: Giá phải trả để làm môn đệ Chúa. Qúy vị có thể tham khảo thêm sách Tin Lành Lu-ca 18:18-30 và sách Tin Lành Mác 10:17-31
…Trời đã sang xuân, khí trời se lạnh một cảm giác thỏa mái, dễ chịu. Nhìn sang cửa sổ bên kia, cô thấy mấy vò phong lan đang trổ những nụ hoa xinh xinh tím biếc. Trăng cuối tuần chênh chếch, ánh sáng mờ dịu xuyên qua cửa sổ trông thật huyền ảo.
Gần một năm Việt Huân đã đi vào tù kể từ sau tuần trăng mật ngày cưới…
Lời Chúa từ chiếc radio Sony 911 của Nhật cứ ấm áp và cho cô nhiều trăn trở:
“…Khi chàng thanh niên bỏ đi trong bộ đồ sang trọng của một vị quan. Phi-e-rơ nhìn chàng tỏ vẻ khinh bỉ rồi xây qua Chúa Giê-xu mà tự mãn: “…Nầy tôi bỏ mọi sự mà theo Thầy tôi được gì đây? Câu 27. Đó chẳng phải là một câu hỏi tỏ ra tinh thần buồn chán. Mà là so đo tính toán thiệt hơn của sự cám dỗ của thế gian. Nhưng Chúa Giê-xu không dạy cho chàng ngay lúc đó, cốt ý Ngài không quở trách vì Ngài biết rằng: Sau khi được Ngài kêu gọi Phi-e-rơ liền bỏ thuyền, bỏ lưới và bỏ cả cha mẹ để theo Ngài. Câu 24: Con Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước Đức Chúa Trời. Chữ Kamilos đồng âm với chữ Kamolos đều là danh từ cả. Nhưng chữ Kamilos trong tiếng Hy lạp có nghĩa là Dây thừng còn chữ Kamelos có nghĩa là con Lạc đà. Chỉ khác nhau ở một âm (i) và (o) mà ý nghĩa hai danh từ nầy lại hoàn toàn khác nhau.
Chúng ta được biết rằng Lạc đã là con vật to lớn nhất ở Palestine còn sống sót. Voi bị tiêu diệt từ lâu, con trâu nước thì ít có. Nếu chưa bị tiêu diệt ở sông Giô đanh khí hậu hầu như nhiệt đới. Ngay cả con bò rừng to lớn ở Ba-san ngày nay cũng chỉ là kỷ niệm. Cửa kim chính là cửa hầm trong vách thành, do đó muốn đẩy con Lạc đà qua thì cũng rất khó khăn ít nhất con vật phải quỳ mọp xuống, rồi cởi bỏ hết hàng hóa ra. Ở đây Chúa Giê-xu tiếp xúc với vị quan giàu có nhưng phải mang nỗi buồn ra đi, vì ông có nhiều của cải đời nầy nhưng không đánh đổi được sự cứu rỗi linh hồn. Gợi lên cho Ngài nghỉ tới con Lạc đà là con vật có tính khí xấu nết. Như câu chuyện Người giàu có và La-xa-rơ. Con Lạc đà giống như một Dây thừng (sợi chỉ), ý nghĩa là cơ hội để được vào cõi Thiên đàng thì người nghèo khổ ở trước cửa để người Giàu có giúp đỡ La-xa-rơ. Ngài ban cho Phi-i-rơ một lời hứa câu 28: “Chúa Giê-xu đáp: Ta quả quyết với các con: Đến lúc ta ngồi trên ngai vinh quang trong nước trời. Các con là môn đệ ta cũng sẽ ngồi trên mười hai ngai để xét xử mười hai đại tộc Y-sơ-ra-ên.”
Tất cả chúng ta ngày hôm nay rất cần lời hứa của Ngài để vững tâm. Nhưng đừng để tiếng thì thầm lên tiếng gọi: Tôi đã hy sinh nhiều cho Đấng Christ, cho Hội thánh bây giờ tôi được gì đây?. Ngài phán một lời Đế vương: Khi Ngài trở lại và muôn vật đổi mới chúng ta đồng trị với Ngài tại nơi vinh hiển. Sự hy sinh của chúng ta hôm nay cho Chúa, cho Hội thánh không phải là vô ích 1Cô-rinh-tô 15:58. Thập tự giá mà chúng ta gánh lúc đầu, và gánh thường xuyên, mà phải gánh mỗi ngày Lu-ca 9:23 : “Nếu ai muốn theo Ta thì phải tự bỏ mình đi, vác thập tự giá mình mỗi ngày mà theo Chúa. Thì người ấy sẽ lãnh gấp trăm lần hơn và được sự sống đời đời.” Tuy nhiên Ngài vẫn thêm một lời cảnh báo e lòng tự ti mà sinh ra kiêu căng câu 30: “ Nhiều kẻ đầu sẽ nên rốt và kẻ rốt sẽ nên đầu. Có ý dạy dỗ trực tiếp ông Phi-e-rơ vì ông là một trong ba môn đệ gần gũi Chúa nhất, (Phi-e-rơ, Gia cơ và Giăng) có điều kiện hầu việc Ngài. Trước đó ba lần ông nói ông yêu Chúa, ai chối Thầy chứ nhất thiết tôi theo Thầy. Rồi chính ông cũng đã chối Chúa ba lần trước khi gà gáy. Đức Chúa Giê-xu nhìn người trai trẻ đó, đang làm quan và chỉ làm quan một đời ở trần gian. Còn các môn đệ của Ngài làm quan đời đời.” Lu-ca 22:28.
Bà góa dâng hai đồng xu là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất lúc bấy giờ mà được Chúa nhìn nhận hơn những người giàu có. Mác 12:43 và Lu-ca 21:3 “Quả thật ta nói cùng các ngươi mụ góa nghèo nầy đã bỏ nhiều hơn hết cả mọi người khác”. Phi-e-rơ bỏ lưới, thuyền, sinh kế, cha mẹ mà theo Ngài. Ma-ri đã đập vỡ bình dầu quý giá hơn ba trăm đơ-ni-ê tương đương ba trăm ngày công nhật để xức thơm Chúa trước khi Ngài chịu chết. Nhiều người muốn theo Chúa nhưng còn trì hoãn ngày này, ngày mai, cuối cùng mất cơ hội…Tin Lành Ma-thi-ơ 8: 21 còn cho biết “Lạy Chúa, xin Chúa cho phép tôi về chôn cha tôi trước đã.” Câu 22 Chúa trả lời: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết” Ý Chúa nói ở đây, theo Chúa phải dứt khoát. Bản diễn ý: “Con cứ theo ta ngay để người chết phần tâm linh lo phần mai táng của họ”.
Ở đây cha môn đồ ấy đang đau chứ chưa chết thật. Cha đau ốm thì lo săn sóc nhưng tin Chúa thì quyết tâm thực hiện đức tin để được Chúa cứu. Chứ cứ chờ cha chết mới theo Chúa, tin Chúa e rằng lúc đó mất cơ hội. Nếu chúng ta cứ sống trong tình tinh thần chờ cha chết, chờ xong công việc thì bao giờ mới theo Chúa được?. Để tôi xem lại đám ruộng, coi lại đôi bò hoặc tôi mới vừa cưới vợ xong… đấy là những lý do không chính đáng.
Khi chấp nhận theo Chúa chúng ta thực hiện là chúng ta sẵn sàng trả giá. Có trả giá như vậy chúng ta mới gặp được Chúa. Và rồi phước hạnh tuôn đỗ không những đời sau mà ngay cả trong đời hiện tại. “…Đời nầy vẫn nhận lãnh trăm phần hơn và đời sau được sự sống vĩnh cửu.” Ma-thi-ơ 19: 29. Tin Lành Giăng 10:10: “Ta đến để ban cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật.”
Có một câu chuyện kể kết thúc mà cô Tâm Đoan phát thanh viên Đài Nguồn Sống đã làm cho Tuyết Nhung hết sức cảm động qua chương trình Phụ nữ tối nay: Trước thời kỳ chiến tranh, có cụ già ở Huyện Tiên Phước Tỉnh Quảng Nam tin Chúa, ông rất giàu có. Nhưng rồi chiến tranh xảy ra làm cụ tan nát hết cả tài sản, con cái. Cụ phải đi tản cư ra thành phố, cụ ở trong ngôi nhà lụp xụp. Có người biết được hoàn cảnh của cụ trước kia nên tìm cách an ủi cụ, nhưng cụ vui vẻ trả lời bằng bốn câu thơ:
“Một căn nhà lá vách thưa thưa
Chúa ở cùng tôi thế cũng vừa
Chớ tưởng cái nghèo mà đeo cái khổ
Hỏi ai giàu đã sướng gì chưa?”
Họ cứ tưởng cụ nghèo cụ sẽ khổ, nhưng không phải vậy. Cụ nghèo mà lòng cụ có Chúa cụ thấy sống rất bình an trong tâm hồn. Vì Tin kính và thỏa lòng ấy là một lợi lớn trong cụ. Cụ mới vặn hỏi lại họ, chưa chắc ai giàu mà đã được sung sướng, khi chưa tiếp nhận Chúa làm Cứu Chúa của đời sống mình. Như có cuộn phim đã trình chiếu Người giàu cũng khóc sản xuất ở nước Ca-na-da.
Lời Chúa đã khích lệ Tuyết Nhung nhiều lắm. Cô không hối tiếc về cuộc hôn nhân của cô với Việt Huân. Để rồi cô phải nhận chịu một sự thiệt thòi mất mát. Trong khi cô mới tuổi hai mươi hai tràn đầy sức sống và niềm tin về cuộc sống tương lai. Trong khi cô là nhân viên kế toán văn phòng xinh đẹp của Phòng Thương nghiệp tổng hợp Huyện Đại Lộc. Đầu thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Quả là, thời kỳ đó mà có chân làm việc cho Nhà nước thì không dễ gì, trong khi lý lịch của cô là người theo Tôn giáo Tin Lành.
Ngày ấy cũng có rất nhiều cán bộ có chức có quyền đeo đuổi. Vậy mà cô đã quyết định chọn anh, một người lính chiến thực thụ từ chiến trường Cam-pu-chia vừa mới trở về, sau cuộc chiến tàn khốc ở biên giới Tây nam Tổ quốc. Biết anh là một Sĩ quan vừa tốt nghiệp ra trường sau một năm đào tạo ở Trường Quân chính Quân khu 7. Anh đã trải qua những ngày tranh đấu quyết liệt trong lòng để giữ trọn niềm tin. Biết anh có địa vị trong Quân đội, có quyền lợi và vị trí Chính trị, và ngày anh về có nhiều huân, huy chương các loại. Biết anh là Biên Tập viên của Đài Truyền thanh cơ sở.
Nhưng rồi anh phải trả giá để theo Chúa. Vì bảo vệ niềm tin để tiếp tục đi thờ phượng Chúa và hầu việc Ngài. Chỉ một vài tranh luận gay gắt quan điểm về Chủ thuyết Mác – Lê nin và Niềm tin Thiên Chúa trong một vài cuộc họp hoặc hội thảo nào đó có liên quan. Rồi có sự xảy ra bất ổn chính trị ngẫu nhiên tại địa phương, trong lúc bấy giờ đã đẩy anh vào chốn lao tù. Trong khi đó nhà anh là gia đình Liệt sĩ vì em anh đã hy sinh tại chiến trường Cambodia khi anh về nhà chưa được một năm.
Tuyết Nhung không quên ngày anh bị bắt vào tù, một tối ba mươi tết âm u năm 1984. Cô vẫn về thăm mẹ anh, để an ủi bà. Khi thì đem tặng mẹ một chai nước mắm ngon, lúc thì cái nón lá, có khi một chiếc khăn quàng cổ hoặc một chiếc áo len cô tự tay đan. Sau khi thăm mẹ về, đêm đó cô làm thơ ghi vào nhật ký chờ ngày anh về, vì cô biết chắc là anh bị tù oan:
“Em về thăm mẹ một chiều thu
Đường vắng em đi với nỗi sầu
Gót mòn xưa cũ thân quen quá!
Giờ lại u buồn thiếu vắng anh
Đời đã vui chi lá vẫn xanh
Nhìn con chim sẻ hót ở trên cành
Chim ơi! hãy hót nhiều lên nhé!
Để cõi lòng ta bớt cô liêu
Lam Phụng nơi đây với những chiều
Nắng vàng nhè nhẹ gió hiu hiu
Hàng tre trước ngõ ru trong gió
Như tiếng lòng em vẫn thở than
Nhà vắng chìm trong ánh nắng vàng
Có hình ảnh mẹ vẫn chờ mong
Lom khom mẹ nhặt từng cây củi
Mắt vẫn trông chừng những chuyến xe
Chiều nay em ghé về thăm mẹ
Vẫn mái nhà tole quá tiêu điều
Xóm nhỏ thân yêu giờ vẫn đợi
Một người rong ruổi dặm đường xa
Nhìn thấy không anh cảnh quê nhà
Vẫn con đường cũ những ngày qua
Mình em lẻ bóng chiều mây tím
Giữa khoảng trời nầy bao nhớ thương.”
Đông Lâm – Mùa Thu 1985.
Tuyết Nhung yêu thương anh vô cùng. Không quản đường xa xôi, heo hút với chiếc xe đạp mà cô vẫn đến các trại giam, từ Hội An sau nầy là Hòa Sơn để thăm nuôi anh. Mặc dầu giai đoạn đó Nhà chức trách chưa cho thăm và gửi quà vì hồ sơ cung chưa kết thúc. Chính sự chia ly cách biệt nầy đã cho cô mấy vần thơ đầy cảm xúc khi ấy:
“Em vẫn đến thăm nuôi không ngần ngại
Dù đường xa heo hút chỉ mình em
Anh ở đâu, em vẫn cứ đi tìm
Từ phố Hội đến Hòa Sơn xa tít.
Em vẫn sống vì anh không mỏi mệt
Không than phiền không trách phận đâu anh
Tiền bán buôn em cố gắng để dành
Nuôi anh sống trong những ngày tù tội.”
Cô cũng đã từng trải và kinh nghiệm những ngày anh bị tù tội. Cô được học lời Chúa qua các khóa Thánh kinh căn bản. Điều đó trang bị cho Tuyết Nhung sự vững vàng trên đường theo Chúa, nhất là bước đi trên đường Thập tự:
Thập tự giá đau thương mà Chúa đã chết đã trở thành nguồn sức mạnh lớn lao, từ hình cụ nhục nhã, dã man đã trở thành biểu tượng của sự vinh hiển và tình yêu tuyệt vời. Ngày nay chúng ta đều chứng kiến trên các cơ quan từ thiện, bệnh viện, nhà thờ, hội Chữ thập đỏ, trong nhà các Cơ đốc nhân, ngay trong cả nghĩa trang cũng có sự hiện diện của nó.
Vậy, Thập tự giá không được lạm dụng vào những bổng lộc riêng tư, không nên trang sức vào người bằng những loại trang sức đắt tiền quý giá, để mà phô trương giàu sang quý phái. Mà Thập tự giá chúng ta phải kinh nghiệm một cách riêng tư, để chúng ta chứng quyết sự chết, tình yêu và chiêm nghiệm tình thương của Ngài. Thập tự giá nơi đó Ngài bị treo lên, Ngài đã chết để chúng ta được hạ xuống, chúng ta được sống. Chúng ta nên cảm ơn Chúa vô cùng trong mọi hoàn cảnh…Tuyết Nhung quyết phải sống xứng đáng với tình yêu của Chúa.
Đức Chúa Trời rất là thành tín với Tuyết Nhung, với anh. Một buổi sáng anh được trở về. Ngày gặp lại anh, cô đã ngã qụy, nước mắt lưng tròng vì sự vui mừng khôn xiết. Anh đã đở cô dậy và đưa lệnh tha từ Viện Kiểm sát Nhân dân của Tỉnh cho cô xem. Vì anh vô tội, dù thời gian có dài nằm trong trại giam, nhưng đó là thời kỳ tạm giam để điều tra. Anh không có tội, nếu có tội thì anh đã có bản án và ra tòa xét xử công khai. Tiếng nguyện cầu và những giọt nước mắt của cô đã dâng lên cho Ngài sau ngày cưới lúc anh đi vào vòng lao lý:
“Đêm nay đây trong căn buồng cô vắng
Em lạc loài trong bóng tối mênh mông
Nhìn gối thêu hạnh phúc với màu hồng
Chiếc gối lạnh nằm đợi chờ ai đó?
Công lý ơi! biết bao giờ sáng tỏ!
Trả anh về hạnh phúc của riêng em.”
Tuyết Nhung nhìn thân hình anh tiều tụy mà ái ngại, mà xót thương. Anh ốm nhiều đi trông thấy, mắt thâm quầng, da tái bủng xanh xao. Nhưng nhìn sâu vào đôi mắt ấy, vẫn ánh lên niềm tin trong sáng và ánh ngời sự thủy chung cùng đức tin vững chắc vào Thiên Chúa.
Tuyết Nhung đủ tỉnh táo để nói với anh truyện tích Kinh thánh: Bác Si-môn quê ở Si-ren ngày xưa vác thế Thập tự giá cho Chúa khi Ngài bi kiệt sức. Nên sứ đồ Phao-lô có nhắc đến công trạng của ông ở thơ tín Rô-ma 16:13 “…Chào Ru-phu người được Chúa chọn, và chào mẹ người, cũng là mẹ tôi”.
Chúa ban phước cho người vác Thập tự giá và con cháu của họ. Thi thiên 103:17 và 115:14 Luật của Chúa ngày xưa là vậy. Kinh nghiệm ngày nay vẫn như thế.
Họ sống với nhau và có hai đứa con, một trai và một gái. Hai đứa ngoan hiền, học giỏi và biết hiếu kính yêu thương cha mẹ. Thằng lớn bây giờ là Thạc sĩ văn của Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Nó đang là giảng viên, trợ giảng cho một Giáo sư Tiến sĩ dạy cho một Trường Đại học và nó dành phần lớn thời gian hầu việc Chúa với một Hội thánh trong Thành phố Đà Nẵng bên cầu Sông Hàn. Chúa cho nó có ân tứ hát và đàn. Đặc biệt nó thường hát kêu gọi trong các chương trình Truyền giảng Tin Lành trong các Hội thánh ở Thành phố Đà Nẵng. Nguyện vọng của nó là muốn đi du học Thần học tại Philippines trong những năm tháng sắp đến. Nhưng hồ sơ của nó cần bổ sung những điều ắt phải hội đủ tiêu chuẩn cần thiết. Nó đang cầu nguyện và cố gắng để hoàn chỉnh cho một du học sinh để sẵn sàng ra đi…
Con nhỏ, làm Trợ lý Ban Điều hành Công ty Long Thịnh chuyên cung cấp sản phẩm cấp cao nhập từ Brazil và các Quốc gia châu Âu cho các nhà hàng, khách sạn ba sao trở lên tại Việt Nam, trụ sở tại Hà Nội. Văn phòng Đại diện và kho hàng tại Thành phố Đà Nẵng. Nó cũng dành thời gian để sinh hoạt, chứng đạo và chăm sóc Sinh viên cùng với nhóm Campus Crusade For Christ (C.C.C) lo công việc Chúa. Tuyết Nhung, Chúa cho cô làm nhân viên bảo mẫu một Trung tâm Bảo trợ Trẻ em đường phố Thành phố Đà Nẵng. Trung tâm nầy được tài trợ tài chính từ Cơ-đốc-nhân là người nước ngoài. Trung tâm tọa lạc gần nơi hai đứa con công tác, nên Tuyết Nhung có điều kiện chăm sóc miếng ăn giấc ngủ cho chúng nó. Cô còn dành thời gian sinh hoạt và góp phần hầu việc Chúa cùng một Hội thánh Tin Lành gần nơi cư ngụ
Việt Huân đã làm Thư ký cho một Hội thánh Tin Lành suốt mười ba năm, và bảy năm là Nhân sự của Hội thánh Truyền giảng Phúc âm. Cảm tạ Chúa! Anh đã đem về cho Chúa rất nhiều linh hồn tội nhân. Cả gia đình Tuyết Nhung luôn luôn biết ơn và lo hầu việc Chúa.
Dù cuộc sống bây giờ vẫn còn nhiều khó khăn nhưng gia đình họ cứ bước đi theo Chúa mỗi ngày. Vì họ biết rằng Chúa đang đồng hành với họ. Họ kinh nghiệm từ vua Đa-vít khi viết Thi Thiên đoạn 84 câu 7 theo bản dịch mới (BDM)“…Họ cứ tiến bước, sức lực càng gia tăng. Cho đến khi trình diện Đức Chúa Trời tại Si-ôn.”
Hồ Thi Thơ
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
HipHopDX là một website khá nổi tiếng trong làng nhạc hip-hop phương Tây và gần đây đã có những lời khen ngợi dành cho chàng rapper Cơ đốc Lecrae – “một người đàn ông với ý chí mạnh mẽ… người không ngần ngại tạo nên những giá trị hiển nhiên cho bản thân.”
Với câu hỏi làm thế nào anh có thể cân bằng giữ Chúa, gia đình và âm nhạc trên con đường sự nghiệp của mình, Lecrae đã trả lời bằng một câu nói khá quen thuộc đối với những Cơ đốc nhân nhưng lại thể hiện đức tin mạnh mẽ của mình.“Điều tốt lành đó là Đức Chúa Trời có mặt ở mỗi nơi rồi, tôi không cần phải đem Ngài theo cùng bất kỳ đâu. Đó chỉ là chuyện về một quan hệ giữa tôi và Chúa,” Lecrae trả lời.
“Tôi không hề sùng đạo. Tôi không bị bó buộc vào các thói quen, các nghi thức. Tôi có một mối quan hệ với Đức Chúa Trời và Chúa ở với tôi mọi nơi tôi đi. Chính vì vậy tôi không phải ép buộc điều đó. Khi tôi ở trên một chuyến xe hay là trên sân khấu, tôi và Chúa đều liên lạc với nhau, và bạn biết đấy, tôi cũng có thể đọc Kinh thánh ở trên giường ngủ của mình mà.”
Giá trị bản thân cao trọng nhất của Lecrae chính là mối quan hệ của anh với Chúa, điều này đã được nuôi dưỡng trong anh thông qua người bà kể từ khi anh còn là một đứa trẻ. Tuy nhiên, khi lớn lên Lecrae đã không nghĩ Cơ đốc giáo là hữu ích với anh. Như một sự thực hiển nhiên, anh đã có thời gian không thực sự nghiêm túc với đức tin của mình và dành cả thời gian dài tuổi trẻ của mình gắn với những rắc rối.
Lecrae từng nói “tôi lúc đó có thể làm bất cứ gì, bất cứ khi nào, bằng bất cứ cách gì tôi thích. Tôi có thể say rượu, nhảy ra khỏi ban công. Tôi sống một cách thiếu trân trọng. Tôi nghĩ lúc đó tôi chỉ không thực sự biết tôi sống vì mục đích gì. Tôi lúc đó chỉ sống cho bất cứ điều gì xảy ra mỗi ngày và đó chính là mức độ rộng nhất của cuộc sống tôi lúc đó.”
Lecrae đã dính vào rất nhiều rắc rối mà anh không biết cách nào có thể thoát ra. Cuối cùng, anh đã có một quyết định trưởng thành cho bản thân đó là đi đến nhà thờ. Anh đã không bao giờ nghĩ đến việc trở thành một Cơ đốc nhân cho đến khi anh bắt đầu một khóa học Thánh kinh. Tại đó, anh đã được các bạn trẻ cùng lứa đón nhận anh rất nhiệt thành. Sau đó, Lecrae tham dự một hội nghị Cơ đốc và được nghe một bài giảng có một sức tác động cực kỳ mạnh mẽ lên anh, nó đã thực sự động chạm vào tấm lòng của một người trẻ lầm lỡ.
Càng được nghe nhiều về Phúc Âm, Chúa càng trở thành thật hơn trong tấm lòng của chàng rapper này. Lecrae sau đó đã quyết định trao trọn tấm lòng để phục vụ Chúa thông qua âm nhạc của mình. Hiện nay, Lecrae dùng câu chuyện về sự cứu rỗi của mình để đem hi vọng đến cho nhiều người. Anh kể với mọi người xung quanh về cách mà Chúa đã thay đổi cuộc đời anh.
Lecrae đã làm nên lịch sử của dòng nhạc hip-hop Cơ đốc khi sở hữu bản hip-hop đứng vị trí số một trên bảng xếp hạng iTunes, đánh bại hit “Anaconda” của rapper Nicki Minaj danh tiếng.
BBT tổng Hợp
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Anh đã chia sẻ về kinh nghiệm của mình cũng như về sự cầu nguyện của anh dành cho người đồng nghiệp và cũng là một nhà truyền giáo quốc tịch Mỹ khác vừa mới được xác nhận là nhiễm virus Ebola.
“Tôi được biết tin đó sáng nay,” Kent Brantly nói với người dẫn Matt Lauer của đài NBC. “Tôi đã dành một thời gian dài trong nước mắt và sự cầu nguyện.”
Kent Brantly trước lúc nhiễm virus Ebola đang là bác sĩ làm việc với SIM USA – một tổ chức y tế Cơ đốc quốc tế. Mục vụ y tế của tổ chức này đang diễn ra tại Liberia với những nỗ lực nhằm dập tắt sự bùng phát của đại dịch này sau khi tràn ra khắp quốc gia châu Phi này. Sau một thời gian làm việc tại đây, bác sĩ Kent Brantly cảm thấy không khỏe và ngay lập tức tự cách li mình để tránh khỏi lây nhiễm cho những người xung quanh nếu các bài xét nghiệm cho thấy anh bị nhiễm bệnh.
“Tôi cảm thấy vô cùng biết ơn vì lúc đó Amber [vợ anh] và lũ trẻ đã không ở đó. Tất nhiên tôi muốn ở gần họ nhưng điều đó đã đem đến cho tôi một sự hỗ trợ vô cùng to lớn – biết rằng họ đã rời đi được 3 ngày kể từ khi tôi có các triệu chứng bệnh. Đó có thể đã trở thành một gánh nặng tâm lý cực kỳ nặng nề nếu họ ở lại, nếu tôi bị nhiễm bệnh trong khi vợ con tôi nằm ngay bên cạnh,” bác sĩ Kent Brantly chia sẻ.
Sau đó anh đã thông báo cho vợ mình về tình hình của mình, vợ anh đã phải chờ đợi kết quả xét nghiệm trong lo lắng khôn cùng để biết được liệu chồng mình có bị lây nhiễm virus Ebola hay không.
“Khi anh ấy gọi cho tôi để nói rằng anh ấy nhiễm Ebola… tôi không biết làm thế nào để diễn tả điều đó,” Amber nói. “Tôi đã biết rằng nó sẽ đến. Tôi đã nhìn thấy anh ấy chữa trị cho những người đã nhiễm bệnh trước đó và tôi biết cách nó sẽ kết thúc là như thế nào. Tôi biết về cái kết thúc của đa số bệnh nhân là như thế nào. Chính vì thế mà tôi cảm thấy mình có sự bất lợi chính vì những hiểu biết của bản thân về căn bệnh này. Tôi đã vô cùng hoảng sợ.”
Bác sĩ Kent Brantly cuối cùng được chuyển ngược về Hoa Kỳ để chữa trị. Tại quê hương, anh được cho sử dụng một loại thuốc vẫn còn đang thử nghiệm mang tên Zmapp. Anh đã vượt qua thử thách dựa trên sự cầu nguyện của chính mình cũng như của rất nhiều người trên toàn thế giới khi họ biết về tình trạng của anh và muốn chung tay giúp sức. Sau hai tuần, anh được Bệnh viện đại học Emory tại Atlanta, Georgia cho xuất viện. Hiện tại anh vẫn đang tận hưởng khoảng thời gian vô cùng hạnh phúc bên gia đình tại Bắc Carolina sau khi được Chúa cứu sống một cách kỳ diệu.
“Hiện tại tôi vẫn còn phải tập luyện rất nhiều để hồi phục hoàn toàn. Tôi biết tôi trông có vẻ ổn nhưng thực chất bên trong cơ thể tôi còn khá yếu,” anh chia sẻ.
Trong khi đó, SIM USA vừa cho biết rằng một bác sĩ khác đã được xác nhận nhiễm Ebola. Tình trạng của vị bác sĩ này được miêu tả là “khá tốt và có tinh thần thoải mái”. Danh tính của người này vẫn chưa được công bố nhưng được xác minh là một bác sĩ làm việc tại đơn vị sản khoa tại Monrovia, Liberia. Vị bác sĩ này đã được chuyển đến một đơn vị độc lập để được điều trị và giám sát.
“Trái tim tôi hiện đang vô cùng đau buồn nhưng đức tin tôi không bị lung lay khi tôi biết rằng một bác sĩ truyền giáo khác cũng đang nhiễm virus Ebola,” giám đốc của SIM USA Bruce Johnson chia sẻ. “Với vai trò là một mục vụ quốc tế, chúng tôi luôn bao bọc các nhân viên của mình trong lời cầu nguyện, cũng như các đồng nghiệp SIM/ELWA người Liberia của chúng tôi – những người vẫn đang phải tiếp tục chiến đấu chống lại đại dịch Ebola tại Liberia. Chúng tôi được Chúa ban phước thông qua những nhân viên y tế và hỗ trợ viên người Liberia – những người trực tiếp tham chiến tại đó.”
BBT
Nguồn ChristianPost
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Gióp16:18-17:16
18 Hỡi đất, đừng vùi lấp máu ta! Hãy để tiếng kêu than của ta cứ mãi vang xa! 19 Ngay giờ nầy Đấng làm chứng cho tôi ở trên trời, Đấng bảo lãnh tôi ở nơi cao. 20 Các bạn tôi chế nhạo tôi, nhưng tôi đổ nước mắt mà khóc với Đức Chúa Trời, 21 như một người biện hộ cho con người với Đức Chúa Trời, như con cái loài người biện hộ cho bạn hữu mình! 22 Vì tháng năm ít ỏi sắp trôi qua, tôi sẽ đi con đường mà tôi không trở lại.”
17
1 “Hơi thở con đã tắt, các ngày con đã tàn,
Mồ mả chờ đợi con! 2 Bọn nhạo báng vây quanh con, mắt con luôn thấy sự khiêu khích của chúng. 3 Xin Chúa bảo lãnh con bên Chúa, vì ngoài Ngài ai sẽ bảo lãnh con? 4 Vì Chúa khiến tâm trí chúng mù tối, nên Ngài không cho chúng chiến thắng. 5 Kẻ nào tố cáo bạn bè để kiếm thưởng, mắt của con cái chúng sẽ bị hao mòn.” 6 “Ngài khiến tôi thành trò cười cho thiên hạ, để mọi người khạc nhổ vào mặt tôi. 7 Mắt tôi mờ đi vì sầu khổ, toàn thân tôi chỉ còn là chiếc bóng. 8 Thấy tôi, người ngay thẳng phải bàng hoàng, người vô tội sẽ nổi giận với bọn vô đạo. 9 Nhưng người công chính giữ vững đường lối mình, người có đôi tay trong sạch sẽ ngày càng mạnh mẽ. 10 Các anh ơi, hãy biện luận nữa đi! Nhưng trong các anh, tôi chẳng thấy ai khôn ngoan. 11 Các ngày tôi qua đi, kế hoạch tôi gãy đổ cùng với những khát vọng của lòng tôi. 12 Họ lấy đêm làm ngày; trong bóng tối họ nói rằng ánh sáng gần kề.
13 Nếu tôi hi vọng âm phủ là nhà mình, và trải giường ra trong bóng tối; 14 nếu tôi gọi huyệt mộ: ‘Đây là cha tôi’, và gọi sâu bọ rằng: ‘Đây là mẹ, là chị tôi’; 15 thì hi vọng tôi ở đâu? Ai sẽ thấy được niềm hi vọng của tôi? 16 Có phải hi vọng đó cũng xuống cửa âm phủ với tôi, khi chúng ta cùng đi vào bụi đất?”
Suy ngẫm và hiểu
Như máu của A-bên từ đất kêu thấu lên Đức Chúa Trời (Sáng Thế Ký 4:10), Gióp bảo mặt đất kêu cầu với Chúa cho mình. Gióp muốn một người bạn thật sự, người sẽ kêu cầu giúp ông chứ không phải là những người bạn nhạo báng ông (16:18-17:2). Ông nói rằng không có hy vọng chừa lại cho ông và lại một lần nữa cầu xin Đức Chúa Trời hãy là Nhân Chứng cho sự vô tội của ông (17:3-16).
Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?
17:3, 6 Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể chứng minh sự công chính của Gióp. Gióp, người biết sự thật này, đã cầu xin Chúa chứng minh sự công chính của mình, cho dù Ngài đã tấn công ông và khiến ông thành trò cười. Nghe có vẻ như một nghịch lý, nhưng Đức Chúa Trời, Đấng ban cho chúng ta nỗi đau cũng là Nhân Chứng của chúng ta, Đấng bênh vực chúng ta. Chúng ta đừng tuyệt vọng trước những lời lên án từ người khác, mà hãy chỉ nhìn lên Đức Chúa Trời Chứng Nhân của chúng ta mà thôi.
Ngài ban cho tôi bài học gì?
C.17:2-16 Các bạn của Gióp đã quay lưng lại với ông khi ông đang kêu than vì đau đớn. Chúng ta thì thế nào? Hãy lắng nghe tiếng kêu than của những người đang đau đớn mà hy vọng duy nhất là được chết (c.11-16). Chúng ta hãy lắng nghe tiếng kêu yên lặng trong tâm linh họ.
Tham khảo
16:19 Ai là nhân chứng của Gióp … ở trên trời, người làm chứng thay mặt ông? Có phải một trong “các thánh” bị Ê-li-pha chế nhạo (5:1)? Lời khẩn cầu không thật chắc chắn về một “người phân xử” (9:33) ngày càng gia tăng sự tin tưởng ở đây biết rằng chỉ mình Đức Chúa Trời là nguồn của sự khốn khổ của ông. Vì vậy, cũng gia tăng sự nhận biết của ông rằng chỉ duy nhất Chúa là niềm hy vọng của ông về sự bào chữa. Đối với Gióp, điều này có thể chưa rõ ràng, nhưng cuối cùng nó sẽ rõ ràng; xem 19:25.
17:5 Đọc 1-4 dường như với Đức Chúa Trời (c.3-4 một cách trực tiếp), trong câu 5, Gióp có thể cầu xin Đức Chúa Trời nhớ điều mà các bạn mình đã làm, cảnh báo các bạn về hậu quả của các hành động như thế, hoặc cả hai. Nhiều người giải thích nghĩ rằng c.5 trích dẫn từ một câu châm ngôn thời đó mà nếu sự thực mang một thông điệp giống với những lời cảnh báo khác trong Cựu Ước chống lại nhân chứng dối (xem Phục Truyền 19:18-19; Châm ngôn 19:5,9).
Cầu nguyện:Đức Chúa Jêsus ôi, xin hãy là Người Bảo Lãnh, Đấng Trung Bảo của chúng con, và xin hãy bênh vực chúng con.
Đọc Kinh Thánh trong năm: Ê-sai 4-6.
Được sự cho phép của Liên đoàn đọc Kinh thánh SU Việt Nam