(RNS) Kỷ niệm 50 năm Cuộc chiến Sáu ngày 06/1967 – 06/2017 đã đưa đến các bài phát biểu, báo chí và tranh luận về tác động chính trị, kinh tế và quân sự của cuộc xung đột ngắn nhưng thay đổi lịch sử giữa Israel với các lực lượng vũ trang liên minh của Ai Cập, Jordan, Syria và Iraq.
Trước khi chiến tranh xảy ra là khoảng thời gian đầy căng thẳng, lo âu của người Do Thái tại Israel và khắp nơi trên thế giới.
Vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 năm 1967, báo chí và truyền thông mỗi ngày đều phát đi những tin tức và hình ảnh tiêu cực về những nhà lãnh đạo Ả Rập huy động lực lượng tấn công Israel.
Trong cuộc chiến chống xung đột, công chúng đã lên tiếng về việc tàn phá cơ sở vật chất của nhà nước Do Thái duy nhất trên thế giới và sinh mạng của người dân. Phải chăng giấc mơ kéo dài 1,900 năm mong được phục hồi chủ quyền của người Do Thái tại đất thánh đã bị nghiền nát bởi cơn lũ diệt chủng đầy máu và chiến tranh? Phải chăng một chiến dịch khủng khiếp diệt chủng người Do Thái khác có thể được lặp lại chỉ 22 năm sau khi Đức Quốc xã bị đánh bại?
Những lo ngại đó không phải là không thực tế hoặc hoang tưởng:
* Ngày 27 tháng 5 năm 1967, Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser tuyên bố: “Mục tiêu cơ bản của chúng tôi là hủy diệt Israel.”
* Năm ngày sau, Tổng thống Iraq Abdul Rahman Aref nói với các phi công không quân: “Mục tiêu rõ ràng của chúng ta là quét sạch Israel khỏi bản đồ.”
Cùng ngày, Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine, Ahmed Shukairy, mô tả số phận sắp tới của người Do Thái Israel: “Tôi dự đoán rằng sẽ không một ai sống sót.”
Tuy nhiên, từ ngày 5 tháng 6 đến ngày 10 tháng 6, quân đội Israel đã bao vây và giành chiến thắng tuyệt đối trước những kẻ thù vốn đang chiếm quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố đang bị chia cắt Jerusalem, Cao Nguyên Golan, Dải Gaza, Bán Đảo Sinai và Bờ Tây sông Jordan.
Chiến thắng nhanh chóng và đáng kinh ngạc của Israel đã được nghiên cứu trong giới quân sự, kể cả Mỹ. Hồi đầu tháng này, cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster nói với một độc giả của Ủy ban Do Thái tại Washington rằng chiến lược và chiến thuật thành công của Israel đã được đưa vào học thuyết quân sự hiện thời của Mỹ.
Nhưng chiến tranh cũng làm tăng thêm những niềm tin mạnh mẽ trong những người Do Thái cũng như các Cơ đốc nhân, những người coi sự giải phóng “nhiệm màu” của Israel khỏi sự hủy diệt chính là một phần trong kế hoạch cứu chuộc của Chúa.
Trước năm 1967, người ta tin rằng các sự kiện bất thường này chỉ có thể xảy ra vào Thời kỳ cuối cùng, nhưng giờ đây chúng đã xuất hiện ngay trước mắt một cách rõ ràng.
Sau nhiều thế kỷ cầu nguyện sốt sắng và khao khát cho người Do thái, thành phố hiệp nhất Jerusalem, bao gồm bức tường phía Tây và Đền thờ tôn kính, đã được “cứu chuộc”. Chiến thắng của Israel là sự chối bỏ của người Do Thái đối với câu nói của Đế chế Rô-ma chống lại người Do thái khi xưa “Hierosolyma est perdita”, nghĩa là”Jerusalem bị đánh mất.”
Sau Cuộc chiến Sáu ngày, lòng sốt sắng đã mang một hình thái khác biệt giữa các Cơ đốc nhân Tin lành và được phản ánh trong cuốn sách bán chạy nhất năm 1970 của Hal Lindsey, “The Late Great Planet Earth”, sự chiến thắng của Israel như là một dấu hiệu khẳng định Sự Đến Lần Thứ Hai của Chúa Giê-xu.
Chiến tranh cũng có tác động lâu dài đến những nhóm Do Thái khác. Ngay cả đối với những người Do Thái bàng quan, những người không có ý định giành lại đất nước, Israel trở thành một quốc gia hùng hậu hơn nhiều sau khi đánh bại kẻ thù. Giờ đây, hàng triệu người Do Thái coi Israel là một phần quan trọng trong bản sắc dân tộc và cá nhân của họ.
Cảm nhận sâu sắc này đã được chuyển thành hành động cụ thể vào năm 1970 khi Viện Tôn giáo Do thái của Liên đoàn Hê-bơ-rơ, tổ chức giáo dục hàng đầu của Tổ chức Do thái, bắt đầu một chính sách yêu cầu một năm học tập tại khuôn viên Jerusalem cho tất cả các sinh viên ngành Ra-bi hay lãnh đạo thờ phượng. Sau đó, các sinh viên chuyên ngành Do Thái cũng phải trải qua năm đầu tiên sau đại học nghiên cứu tại học viện ở thủ đô Israel.
Kinh nghiệm tôn giáo của các Ra-bi, lãnh đạo thờ phượng và các nhà giáo dục chuyên nghiệp đang học tập tại Israel nơi Hê-bơ-rơ là ngôn ngữ của cả Hội thánh và đường phố hiện đại đã chuyển đổi triệt để phong trào Cải cách.
Sinh viên trải qua một năm ở Israel khám phá ra rằng Do Thái giáo là một trải nghiệm sống động, 24 giờ mỗi ngày và không chỉ đơn thuần là một loạt các buổi lễ và thực hành trong nhà được thực hiện chỉ trong nhà hội và nhà thờ.
Cuộc chiến Sáu ngày đã ảnh hưởng lâu dài đến Do thái và Cơ đốc giáo đương đại. Những người Do Thái chính thống và Cải cách đã làm cho Israel trở thành một phần không thể tách rời trong suy nghĩ tôn giáo của họ, mặc dù theo những cách khác nhau rất nhiều. Và sự sốt sắng của Cơ Đốc nhân về sự cứu chuộc cho Israel vẫn chưa bao giờ dừng lại.
Dịch: Vân Anh
Tác giả: Ra bi A. James Rudin
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com