Tổ chức Cơ Đốc Open Doors đã công bố danh sách hàng năm về những quốc gia tại đó Cơ Đốc nhân phải đối diện với sự bắt bớ lớn nhất. Bản báo cáo cũng cho thấy rằng sự bắt bớ trong năm 2015 đã đạt đến mức độ chưa từng có trên thế giới với hơn 7.000 Cơ Đốc nhân bị giết trong giai đoạn 1/11/2014 đến 31/10/2015.
Mặc dù tổ chức hoạt động tại hơn 60 quốc gia này từng tuyên bố rằng năm 2014 là năm tồi tệ nhất nhưng con số của 2015 đã vượt qua 2014 để trở thành năm đẫm máu nhất với Cơ Đốc nhân trên toàn thế giới, số người thiệt mạng chênh lệch lên tới 3.000 người. Hơn 2.400 hội thánh bị tấn công, đập phá hoặc bị phá hủy – con số gấp đôi năm trước.
“World Watch List 2016 cho thấy tình trạng leo thang bạo lức chống lại Cơ Đốc giáo làm cho năm 2015 trở thành năm bạo lực nhất trong lịch sử Cơ Đốc giáo hiện đại”, CEO Open Doors ông David Curry giải thích. “Sự bắt bớ tiếp tục gia tăng và lan rộng trên toàn cầu”.
Triều Tiên tiếp tục ở vị trí thứ nhất sau 13 năm liên tiếp. Chính sách không khoan dung nhắm đến tôn giáo đã dẫn đến kết quả hiện có khoảng 50.000 – 70.000 Cơ Đốc nhân phải sống trong các trại lao động. Iraq ở vị trí thứ nhì vì IS tiếp tục mở rộng lãnh địa tại tỉnh Nineveh khiến hàng nghìn tín hữu buộc phải bỏ nhà cửa, làng mạc hoặc phải chết vì tấm lòng danh cho Đấng Christ. Cũng chính vì sự di cư hàng loạt, một số nghiên cứu cho rằng Cơ Đốc giáo đang ‘trên bờ vực tuyệt chủng” ngay tại Iraq, nơi Cơ Đốc nhân đã từng sinh sống trong suốt hai ngàn năm qua.
Với sự kiểm soát của IS tại Syria, Open Doors liệt kê quốc gia này ở vị trí thứ 5 trong danh sách. Mặc dù IS có nhiều chú ý trên khắp thế giới vì sự dã man của chúng nhưng nhóm khủng bố Boka Haram tại Nigeria (đứng thứ 12) đã giết hại nhiều Cơ Đốc nhân hơn bất kì nhóm khủng bố khác trong năm 2015.
Một nhóm khủng bố khác góp phần vào số vô tội người thiệt mạng của năm 2015 là Al-Shabaab tại Kenya. Nhóm này đã đẩy Kenya vào vị trí thứ 16 trong danh sách.
Pakistan (đứng thứ 6) và đây là con số kỉ lục trong lịch sử quốc gia này. Luật báng bổ và bỏ đạo của Pakistan thường được dùng để bỏ tù các Cơ Đốc nhân và những nhóm tôn giáo nhỏ. Saudi Arbia (thứ 14) và Ai Cập (thứ 22) cũng có lịch sử áp dụng bộ luật tương tự để đàn áp các nhóm tôn giáo thiểu số.
“Luật thường được sử dụng bởi các cá nhân để biện minh cho hành động bạo lực nhân danh tôn giáo hay giải quyết những bất bình cá nhân. Khi nhà nước bênh vực những hành động như vậy thì những bộ luật không trừng phạt những các nhân hoặc tập thể sử dụng bạo lực. Điều đó giải thích lý do gia tăng của con số tử vong trong báo cáo”, David Saperstein, đại sứ Tự do tôn giáo quốc tế của Mỹ nói tại cuộc họp báo.
“Thông điệp của Cơ Đốc giáo là tình yêu. Cơ Đốc nhân trên khắp thế giới đã đứng bên cạnh những anh em bị bắt bớ của họ, cung cấp viện trợ, lên tiếng và thể hiện lòng thương xót, từ bi và tha thứ, chứ không phải hận thù và trả thù. World Watch List ghi nhận lại những nơi mà đức tin phải trả giá đắt nhất. Nhưng hãy nhớ rằng, thậm chí cả ở những nơi đó, niềm tin luôn được tìm thấy. Hội thánh có thể bị bắt bớ, tấn công, gièm pha nhưng không và sẽ không bao giờ bị phá hủy” – bản báo cáo viết.
Vân Anh