Home Dưỡng Linh Đừng Làm Theo Đời Nầy

Đừng Làm Theo Đời Nầy

by Ban Biên Tập
30 đọc

            Là Cơ Đốc Nhân chúng ta được kêu gọi để làm khác với thế gian chung quanh chúng ta. Phaolô viết: “Đừng làm theo đời nầy” (qua câu đó ông hàm ý thế gian mà đã đẩy Đức Chúa Trời ra ngoài). Hay như J.B.Philips dịch câu nầy: “Chớ để cho thế gian chung quanh bạn ép bạn rập theo khuôn đúc của nó”. Điều nầy không dễ, có một áp lực khiến chúng ta phải làm theo, để được giống như mọi người. Rất khó để sống khác với thế gian.

                Một nhân viên cảnh sát trẻ tuổi làm bài thi cuối khóa của mình trong trường Cao Đẳng Cảnh Sát Hendon ở bắc London, và dưới đây là một trong những câu hỏi:

                Bạn đang tuần tra ở ngoại vi thành phố Luân Đôn thì xảy ra một vụ nổ ống dẫn hơi gas chính tại một con đường kế cận. Khi đến khảo sát, bạn khám phá vỉa hè bị bể một lỗ thủng và có một chiếc xe tải lật úp nằm cạnh đó. Bên trong xe tải có mùi rượu nồng nặc. Cả hai người nam nữ trong xe đều bị thương. Bạn nhận ra người đàn bà là vợ của vị thanh tra sư đoàn của bạn, người lúc nầy đang đi xa, ở tận Hoa Kỳ. Một chiếc mô tô chạy ngang, người lái xe dừng lại đề nghị giúp đỡ và bạn nhận ra anh ta là người đang bị truy nã vì tội cướp vũ trang. Thình lình một người đàn ông ra từ một nhà gần đó, la lớn rằng vợ ông đã gần đến ngày sanh và cú chấn động của vụ nổ đã khiến bà đòi sinh. Một người đàn ông khác đang kêu cứu vì bị vụ nổ thổi bay xuống một con kênh gần đấy, mà anh ta lại không biết bơi.

Ghi nhớ các điều khoản của tổ chức Mental Health Act, bằng một vài lời, hãy mô tả những hành động nào anh sẽ thực hiện.

Chàng sĩ quan suy nghĩ một hồi, đoạn cầm lấy bút và viết như vầy: “Tôi sẽ cởi bỏ bộ quân phục của mình và lẫn vào đám đông”.

                Chúng ta có thể cảm thông với câu trả lời của anh. Là Cơ đốc Nhân, thường việc cở bỏ đồng phục của mình và “trà trộn vào đám đông” còn dễ dàng hơn. Nhưng chúng ta được kêu gọi để luôn giữ sự phân biệt, để giữ nguyên đặc điểm Cơ đốc của mình, dầu ở nơi đâu và bất cứ trong hoàn cảnh nào.

                Một Cơ đốc Nhân được kêu gọi để làm một con tằm, còn hơn làm một con tắc kè. Tằm là một con nhộng rồi sẽ trở thành loài bướm xinh đẹp. Còn tắc kè là một loài thằn lằn có khả năng đổi màu. Nhiều con có thể mang các sắc màu như xanh lá cây, vàng, màu kem hay nâu sẫm. Nó được xem là loài giỏi đổi màu để thích nghi bối cảnh. Tương tự như vậy, những Cơ đốc Nhân tắc kè hòa mình vào với các môi trường chung quanh, sung sướng để làm Cơ đốc Nhân trong tập thể của những Cơ đốc Nhân khác, song cũng sẵn sàng thay đổi những tiêu chuẩn đạo đức của mình trong một môi trường không thuộc Cơ đốc. Phaolô nói rằng chúng ta phải được “biến hóa” (Rôma 12:2). Hay nói cách khác, hãy giống như con nhộng biến hóa thành một con bướm đẹp đẻ.           

           Đức Chúa Trời không yêu cầu chúng ta bỏ lại tất cả những gì tốt đẹp. Nhưng Ngài bảo chúng ta hãy từ bỏ những thứ đáng bỏ. Hễ chúng ta còn chưa lìa bỏ những thứ rác rưởi trong đời sống mình thì chúng ta vẫn chưa thể hưởng được những điều kỳ diệu Chúa dành cho mình. Có một bà nọ sống trên các hè phố và cũng đã từng lang thang trong giáo phận của chúng tôi. Bà ta thường xin tiền và phản ứng rất hung hăng với những người không cho. Bà lang thang trên các đường phố nhiều năm, mang theo một mớ những túi nhựa. Khi bà qua đời, tôi cử hành lễ tang. Mặc dầu tôi không nghĩ là có người đến dự, song thật ra đã có một số người ăn bận đẹp đến dự nhóm. Sau này tôi mới biết là người đàn bà nầy đã được thừa kế một tài sản lớn. Bà có được một căn hộ sang trọng và những bức tranh quý, nhưng bà chọn sống ngoài hè phố với những chiếc bao nylon đầy rác rưởi. Bà không thể khiến mình rời bỏ lối sống cũ được, và bà chưa hề hưởng được những gì bà thừa kế.

               Là Cơ đốc Nhân, chúng ta được thừa kế tất cả những sự giàu có của Chúa Cứu Thế nhiều hơn nữa. Để hưởng được những điều quý báu đó, chúng ta phải bỏ đi những rác rưởi trong đời sống mình. Phaolô bảo chúng ta “hãy gớm sự dữ” (câu 9). Đó là điều phải từ bỏ.

               Ý muốn của Ngài dành cho cuộc đời chúng ta là tốt lành. Ngài mong muốn điều tốt nhất như bất cứ một người cha tốt nào mong cho con mình. Ý muốn Ngài là đẹp lòng – ý muốn đó sẽ làm hài lòng Ngài và chúng ta trong cả cuộc đời. Ý muốn đó là trọn vẹn, chúng ta sẽ không thể làm cho nó tốt thêm được nữa.

                Nghĩ mình có thể điều khiển cuộc đời của chính mình và không để cho Ngài xen vào tí gì cả”. Nhưng chúng ta không bao giờ làm được một công việc gì tốt hơn Chúa cả, mà nhiều khi còn kết thúc trong sự rối ren thảm hại nữa.

                Một trong các con trai tôi được giao cho bài tập về nhà bảo phải thực hiện một bức quảng cáo cho một khu chợ nô lệ La mã.. Khi đã hoàn tất phần hình vẽ cũng như phần chữ viết, cậu muốn làm cho nó trông giống như một bức vẽ cách đây 2000 năm. Để làm được như vậy, có người bày cậu phải giữ bức tranh trên ngọn lửa cho đến khi nó ngã sang màu nâu, để có cái vẻ xưa cổ của thời đại ấy. Thật là một công việc chuyên môn và khó khăn đối với một đứa trẻ chín tuổi. Vì vậy vợ tôi, Pippa đã mấy lần đề nghị giúp nó. Song nó cứ khăng khăng đòi tự làm. Kết quả là bức quảng cáo cháy tiêu thành tro, cộng với bao nhiêu là nước mắt của sự thất vọng và niềm tự hào bị thương tổn.

                Một số người cứ nhất định đòi điều khiển cuộc đời của họ. Họ không muốn sự trợ giúp nào cả, họ không tin cậy Đức Chúa Trời, và thường nó kết thức trong nước mắt. Nhưng Chúa vẫn ban cho chúng ta một cơ hội thứ nhì. Con trai tôi đã làm lại tấm áp phích và lần này cậu giao cho cha mẹ quy trình hòng tránh khó khăn. Nếu chúng ta chịu giao cuộc đời của mình cho Chúa, Ngài sẽ tỏ cho chúng ta biết ý muốn của Ngài là thể nào, đó là ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn.

                Đức Chúa Trời thật lớn lao làm sao, và được đồng đi với Ngài trong mối tương giao thật là một đặc ân vô giá, được Ngài yêu thương và hầu việc Ngài trọn đời. Đó là lối sống tốt đẹp nhất, là sự ban thưởng lớn nhất, trọn vẹn nhất, có ý nghĩa nhất và thỏa mãn nhất. Thật vậy chính tại đây chúng ta tìm thấy câu trả lời dành cho những thắc mắc lớn lao của đời sống.

Theo NICKY GUMBEL  (Theo Những Thắc Mắc Về Đời Sống)

Bài viết góp ý và cộng tác xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like