Home Lời Chứng Quá Trình Tôi Trở Thành Một Cây Bút Cơ Đốc

Quá Trình Tôi Trở Thành Một Cây Bút Cơ Đốc

by Richard Huỳnh
30 đọc

Thấy lời mời tham dự buổi giao lưu những cây bút báo Nguồn Sáng, tôi chợt ngạc nhiên vì mình đã là một cây bút rồi sao? Ngày trước, tôi chẳng bao giờ nghĩ rằng mình sẽ phục vụ Chúa qua dịch viết, và hẳn cũng chẳng ai nghĩ vậy. Thời đi học, tôi giỏi Toán Lý Hóa, còn môn Văn thì phải nhờ thầy cô kéo qua điểm liệt. Tôi học ngành Kỹ Sư Máy Tính, đi làm chuyên viết code, tất nhiên là chẳng đụng tới văn vẻ viết lách gì. Nhưng Chúa đã dẫn dắt thật độc đáo, và giờ đây tôi thấy mình cộng tác với các mục vụ báo chí Cơ Đốc như hoithanh.com hay nguyệt san Nguồn Sáng. Sau đây tôi xin chia sẻ quá trình Chúa đã dẫn dắt rèn luyện giúp tôi trở thành một ngòi bút cho Ngài, và một số kinh nghiệm viết lách học được.

1. Được Ân Tứ Yêu Thích Chia Sẻ

Trong 1 Phi-e-rơ 4:10, Kinh Thánh nói “Mỗi người hãy dùng ân tứ mình đã nhận mà phục vụ nhau…”. Ngẫm lại, quả thật hành trình viết lách của tôi bắt đầu bằng việc được Chúa ban ân tứ, dẫu lúc đó tôi vẫn chưa có mối tương giao với Ngài. Đó là vào năm ba đại học, khi tôi quay lại trường sau khi phải nghỉ một học kỳ để mổ mũi và phục hồi sức khỏe. Có lẽ vì sức đề kháng còn yếu, tôi cứ bệnh, uống thuốc, khỏi xong liền bệnh lại. Chán đời, tôi quyết định không uống thuốc nữa, cứ để sốt cho cơ thể luyện sức đề kháng. Kết quả là tôi sốt cao 40 độ suốt cả tuần, ăn không nổi, phải uống sữa thay cơm, nghĩ lại thấy may mình không chết. Điều thú vị là khi bớt sốt, đầu óc tôi tự nhiên thích chia sẻ tâm sự, rồi dậy viết bài “Chuyện tôi học võ” đăng lên diễn đàn sinh viên và được khen bệnh dậy viết chuyện hay quá. Giờ ngẫm lại, tôi thấy đây hẳn là ân tứ Chúa ban, còn không thì phải giải thích kiểu người vô thần là sốt cao kéo dài đã biến đổi đầu óc cách ngẫu nhiên giúp tôi tiến hóa ra năng lực này ^^

Ân tứ này khiến tôi yêu thích việc chia sẻ cá nhân. Chính điều đã giúp tôi thực sự đến với Chúa vì các bài viết Cơ Đốc như bài làm chứng, bài giảng, bài phân tích Kinh Thánh thường có chia sẻ những tâm sự, suy nghĩ, kinh nghiệm cá nhân của người viết, còn Kinh Thánh thì có rất nhiều chia sẻ của tác giả và của chính Đức Chúa Trời. Khi đọc Kinh Thánh và các bài viết Cơ Đốc, tôi như được chia sẻ trò chuyện với tác giả và với chính Đức Chúa Trời, được trải nghiệm đời sống cùng những suy nghĩ, cảm xúc, tâm sự cá nhân của họ. Điều này giúp tôi có các trải nghiệm mới lạ thú vị, mở rộng tầm mắt, làm phong phú suy nghĩ.

Sự chia sẻ cá nhân, một đặc sản của văn hóa Cơ Đốc

Mọi người có thể không tự nhiên thấy yêu thích văn chương chia sẻ sau một tuần sốt 40*, nhưng những gì ta có năng lực và yêu thích làm là ân tứ Chúa ban. Lu-ca 12:48 nói “ai đã được ban cho nhiều thì sẽ bị đòi lại nhiều; ai đã được giao cho nhiều hơn thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” , chúng ta hãy có ý thức trách nhiệm dùng ân tứ Chúa ban để phục vụ mọi người. Châm Ngôn 11:25 nói “Người có lòng rộng rãi sẽ được thịnh vượng, Ai cho người uống nước, chính mình sẽ được nước uống”, ta càng làm, Chúa sẽ càng ban thêm cho ta năng lực và niềm vui cùng nhiều phước hạnh khi phụng sự.

Tôi thấy thế mạnh của văn hóa Cơ Đốc là sự chia sẻ cá nhân. Khi viết bài, ta hãy tưởng tượng như mình đang ngồi cạnh một bạn người thân trong một quán cà phê ấm cúng, và chia sẻ cách cởi mở những suy nghĩ, kinh nghiệm, tâm sự, cảm xúc của mình. Tâm thế này sẽ là khiến bài viết của ta trở nên độc đáo, sống động, gần gũi và thú vị với người đọc.

2. Làm Nghiên Cứu Và Luyện Viết Báo Cáo Khoa Học

Khi tốt nghiệp đại học, thấy phòng nghiên cứu của mình chỉ cách hội thánh 15 phút đi bộ, tôi muốn tiếp tục ở lại làm việc để dễ sinh hoạt hội thánh. Tôi hy vọng điều này sẽ giúp đức tin còn non trẻ của mình trưởng thành hơn, cũng như giúp tôi hiểu hơn về tư duy khoa học. Vậy nên tôi cầu nguyện xin Chúa cho mình xin được việc ở phòng nghiên cứu, và Chúa đáp lời. Trải nghiệm này giúp tôi kinh nghiệm và nhận biết Chúa là người chủ cao nhất, người sắp xếp công việc của mình trên đất.

Lĩnh vực tôi nghiên cứu là lập luận và kiểm chứng hình thức (Logic & Formal Verification) [1], tức xây dựng mô hình lô-gic toán cho phần mềm để lập luận và chứng minh trên đó. Nó giúp tôi nhận thấy chúng ta không suy nghĩ lập luận trên thực tế đời sống, mà là trên mô hình ta nghĩ về thực tế đời sống. Điều này có nghĩa là nếu mô hình đó bị sai hay thiếu, lập luận của ta sẽ nghe rất hợp lý nhưng ra thực tế thì trớt quớt. Vậy nên dù suy luận chắc chắn thế nào ta cũng phải ra kiểm chứng thực tế mới biết. Và tôi nhận thấy thuyết tiến hóa hay Big Bang chỉ là những suy diễn trên mô hình, toàn chuyện cách xa hàng tỷ năm, chẳng thể kiểm chứng, và hay thay đổi chỉnh sửa [2] [3].

Trong lĩnh vực lập luận kiểm chứng hình thức mà tôi phát hiện ra một bài báo có chỗ sai hơn chục năm qua nhiều giáo sư tiến sĩ trích lại không để ý [4]. Vậy nên đi làm nghiên cứu lại cho tôi nhận thức là các nhà khoa học vẫn có thể sai như thường. Chứng minh lô-gic toán mà còn có thể sai thì suy diễn chuyện cách hàng tỷ năm làm chắc đúng? 

Bài báo tôi phát hiện lỗi sai mà hơn chục năm không ai để ý [4]

Việc nghiên cứu luyện cho tôi cách viết báo cáo công trình của mình cho các tạp chí khoa học. Những tạp chí quốc tế hạng 1 có tỷ lệ chọi rất cao, mỗi bài phải qua 2-3 người đánh giá phản biện, 1000 bài chỉ chọn tầm 50-100 bài. Tỷ lệ chọi cao vậy nên yêu cầu rất khắt khe từ nội dung cho tới cách viết, với những nguyên tắc chặt chẽ như:

1. Bài viết và đoạn văn phải có bố cục rõ ràng để đảm bảo nội dung chặt chẽ trọn vẹn, ví dụ như:
+ Bài viết: tổng quan > hoàn cảnh > vấn đề > giải quyết vấn đề > kết quả > kết luận.
+ Đoạn văn: câu chủ đề > luận điểm > luận cứ > kết luận.
2. Giữa các ý, các đoạn cần có sự kết nối và chuyển tiếp để dẫn dắt người đọc, giúp họ hiểu tương quan giữa chúng, tránh bị lạc trôi không biết ta đang nói cái này để làm gì.
3. Các khái niệm phải được định nghĩa để người đọc hiểu rõ, tránh họ đoán nhầm sang nghĩa khác
4. Mọi ý trừu tượng cần được minh họa diễn giải cụ thể, không để người đọc mông lung.
5. Mọi luận điểm phải có bằng chứng, tránh nói suông.
6. Câu từ cần gọn gàng chắt lọc, , tránh nói dông dài, lặp từ, thừa ý.
v.v…

Nếu việc chia sẻ cá nhân như buổi trò chuyện ở quán cà phê thì việc viết báo cáo khoa học giống buổi trình bày dự án đầu tư vậy. Ta phải trình bày sao để công trình của mình được các nhà phản biện chọn giữa cả ngàn ứng viên. Tâm thế này sẽ giúp ta biện luận cách vững chắc, thuyết phục, khó bắt bẻ.

Người ta hay nghĩ quy trình chọn lọc phản biệt khắt khe này sẽ giúp mọi điều khoa học nói là đúng, nhưng thật ra không vậy. Là người phàm là có phạm sai lầm. Vẫn có những sai sót như chuyện tôi thấy chỗ sai mà hơn chục năm không ai thấy ở trên [4]. Vẫn có những kết luận suy diễn quá mức so với bằng chứng. Vẫn có đầy cám dỗ áp lực tiền tài công danh [5], ra bài hay là chết [6]. Và còn có chuyện một nhà khoa học Trung Quốc không biết Chúa lỡ nói bàn tay được thiết kế cách tinh xảo tuyệt vời như thể có ai đó tạo dựng là ngay lập tức bị vùi dập bắt rút bài [7]. Vậy nên “khoa học nói” thì nghe thông tin thôi, chừng nào chính ta kiểm chứng thấy đúng hãy lấy làm chắc.

Làm nghiên cứu còn giúp tôi biết về công tác biện luận cho đức tin của những nhà khoa học Cơ Đốc như mục vụ Sáng Thế (Creation.com). Bằng hiểu biết khoa học sâu sắc và lập luận chặt chẽ, họ chỉ ra những chỗ sai, những suy diễn quá mức của các nhà khoa học tiến hóa. Đọc các bài báo của họ cho tôi ao ước ngày nào đó mình làm việc này cho người Việt Nam.

https://youtube.com/watch?v=v36_v4hsB-Y%3Ffeature%3Doembed

Giáo sư James Tour phơi bày khoa học giả tạo đằng sau các nghiên cứu về nguồn gốc sự sống

Sau 3 năm với 5 bài báo ở các hội nghị quốc tế hạng 1 và 2, tôi thấy việc nghiên cứu thật nặng đầu hại tóc, mà toàn những chuyện cao siêu ít áp dụng trong đời sống. Thấy hao công tổn sức quá mà ít ý nghĩa thực tế, hết hợp đồng tôi dừng và không học lên tiến sĩ nữa.

Nhưng tôi vẫn nhớ câu các nhà nghiên cứu an ủi nhau là nếu bài báo ta được áp dụng vào đời sống, nó sẽ có giá trị hơn vàng, còn không thì nó cũng là một viên gạch giúp xây dựng kiến thức. Áp dụng cho báo chí Cơ Đốc, nếu bài báo ta làm biến đổi đời sống người đọc, nó thật có giá trị hơn vàng. Còn không thì nó cũng là một bữa ăn cho linh hồn và là một viên gạch giúp xây dựng tâm trí họ. Vì tâm linh con người tồn tại đời đời, công tác báo Cơ Đốc xây dựng những thứ đời đời không bao giờ hư mất.

3. Làm Sale Và Luyện Cách Trình Bày Lôi Cuốn Ấn Tượng

Lúc tôi nghỉ việc thì anh bạn cùng nhà nói phòng sale cty mình đang tuyển kỹ sư để giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật. Sau khi làm nghiên cứu, tôi thấy mình có khả năng thuyết trình diễn giải nên nộp đơn. Phi thương bất phú, biết đâu tôi sẽ thành một sale giỏi và giàu?

Là một kỹ sư sản phẩm (Application Engineer), tôi cùng sếp bay công tác nhiều nơi, gặp những khách hàng tiềm năng để giới thiệu sản phẩm của mình và tư vấn kỹ thuật cho họ. Việc sale rèn cho tôi ý thức diễn đạt cách lôi cuốn người nghe và quan tâm đến lợi ích của họ như:

7. Cần lôi kéo sự chú ý của người đọc bằng những vấn đề họ quan tâm hay thấy thú vị.
8. Cần tạo kết nối đồng cảm với người đọc bằng việc đề cập đến các trải nghiệm chung.
9. Cần tập trung vào một thông điệp chính, là điều ta muốn họ ghi nhớ sau khi đọc. 
10. Cần giới hạn tầm 3-5 điểm chính để người đọc dễ nhớ, nói nhiều mà người ta quên vô ích.
11. Cần giữ sự chú ý của người đọc bằng các chỗ hài hước, chia sẻ cá nhân, minh họa thú vị.
v.v…

Sau hai năm làm kỹ sư sản phẩm thì tôi nhận thấy mình trình bày sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật tốt chứ không làm sale được. Sale phải để ý nghiên cứu thị trường, giỏi xây dựng quan hệ, nhanh nhạy nắm bắt tâm lý tình huống, biết tạo ra nhu cầu và tối ưu lợi nhuận. Biết rằng phi thương bất phú nhưng tôi thấy mình không đủ khiếu để thành công nên thôi tìm hướng khác. 

Ngẫm lại, tôi thấy việc phòng sale này là sắp xếp của Chúa để tôi rèn luyện khả năng diễn đạt của mình. Nếu việc nghiên cứu là buổi trình bày dự án thì việc sale là buổi giới thiệu sản phẩm. Ta cần trình bày cách lôi cuốn, nêu bật ích lợi cho người nghe, và giúp họ thấy ấn tượng với điều mình nói.

4. Về Việt Nam Và Cộng Tác Với Mục Vụ Báo Chí Cơ Đốc

Quanh đi quẩn lại, tôi thấy mình đã gần 30 và cần nghĩ đến tương lai lâu dài. Đời sống ở Singapore thật hiện đại, nhưng tôi thấy nó như đời sống gà công nghiệp. Tôi vốn thích sống đơn giản, thoải mái tự do như gà vườn vậy. Về Việt Nam, tôi có thể lấy tiền tiết kiệm mua ngay căn nhà, sống thoải mái, ít bị áp lực hơn. Như vậy tôi sẽ có điều kiện và thời gian đóng góp cho công việc Chúa. Ngoài ra, tôi thấy Cơ Đốc nhân quốc tế có rất nhiều điều hay mà tôi hy vọng có thể chia sẻ cho mọi người.

Về Việt Nam, tôi mất một thời gian để hòa nhập và ổn định. Dẫu không có được đời sống gà vườn, cảm ơn Chúa cho tôi công việc ít phải làm quá giờ để có thời gian sinh hoạt hội thánh, lại còn có thể sắp xếp học piano đệm hát cho nhóm nhỏ. Tôi vẫn giữ thói quen đọc báo Cơ Đốc quốc tế, từ khoa học lịch sử, đến lời chứng, bài diễn giải Kinh Thánh hay sống đạo, v.v.. để kết nối với tri thức Cơ Đốc trên toàn cầu.

Khi đời sống ổn định, tôi nhớ lại mong muốn đem những cái hay, cái đẹp của văn hóa & con người Cơ Đốc thế giới chia sẻ ở Việt Nam. Vậy nên tôi dịch bài và gởi đến trang hoithanh.com nhờ đăng. Bạn biên tập nói bài tôi rất tốt. Thấy được đăng, được nhiều người đón nhận và chia sẻ, tôi có thêm động lực, tranh thủ thời gian rảnh, và cắt giảm các thú vui vô nghĩa để theo đuổi niềm vui giá trị này.

Việc dịch bài luyện cho tôi cách diễn đạt những cảm xúc và lập luận tiếng Anh bằng tiếng Việt sao cho nghe hay và gần gũi với người đọc. Sau khi dịch đăng nhiều bài, tôi dần quen thuộc với ngôn ngữ Cơ Đốc Việt Nam, hấp thụ văn phong người viết, và tự tin hơn trong việc viết lách. Rồi tôi thấy có nhiều đề tài thú vị mà mình không tìm được bài tiếng Anh hài lòng để dịch. Cũng có khi tôi thấy mình có thể viết tốt hơn nhờ có trải nghiệm cá nhân, quen thuộc với văn hóa Việt Nam, và khả năng tổng hợp và biện luận chặt chẽ theo lối viết khoa học. Thật sự thì tự viết 1 bài mất thời gian bằng dịch 4-5 bài nên tôi cũng ngại, nhưng nếu thấy chủ đề hấp dẫn, nhiều cảm hứng thì ráng viết vậy.

Sau nhiều năm, khi đã dịch viết hơn trăm bài thì tôi tạo blog Đời Sống Cơ Đốc (bachkhoa.name.vn) để lưu trữ và sắp xếp chúng thành các chuyên mục yêu thích, như mục Chuyên Cơ Đốc Nhân sưu tầm chia sẻ đời sống & lời chứng của Cơ Đốc nhân khắp thế giới, hay mục Khoa Học và Đức Tin Cơ Đốc nói về những nhà khoa học Cơ Đốc, chỗ sai của lý lẽ vô thần, và tại sao phải có Đấng Tạo Hóa. Hy vọng sau này đủ bài tôi sẽ biên soạn thành sách chia sẻ qua mạng.

Việc dịch và viết bài Cơ Đốc cho tôi các số kinh nghiệm viết sau:
12. Đọc nhiều và đọc đa dạng (lời chứng, lịch sử, khoa học, văn hóa, suy nghĩ) sẽ cho ta nhiều kiến thức và ý tưởng hay để dùng.
13. Hãy lắng nghe những câu hỏi & vấn đề về Chúa của mọi người. Đó là nguồn cảm hứng cho những bài viết thú vị gần gũi thực tế được nhiều người quan tâm.
14. Chia sẻ những trải nghiệm cá nhân độc đáo thú vị là điều hấp dẫn nhất. Hãy để ý những trải nghiệm thú vị và lưu giữ chúng làm nguyên liệu viết bài.
15. Bài viết Cơ Đốc cần xuất phát từ vấn đề thực tế, có dẫn chứng thực tế (chia sẻ trải nghiệm cá nhân càng tốt), so sánh đường lối Chúa với đường lối thế gian. Như vậy sẽ gần gũi thuyết phục hơn, không bị lý thuyết trên mây, nghe hay nhưng trừu tượng khó làm.

Tổng Kết

Cảm ơn Chúa đã dẫn dắt một học sinh điểm văn kém, học Kỹ Sư Máy Tính, làm lập trình… trở thành một cây bút dịch viết báo cho Ngài. Ngài cho tôi ân tứ yêu thích chia sẻ cá nhân, một đặc sản của Kinh Thánh và văn hóa Cơ Đốc. Ngài sắp xếp cho tôi công việc, từ việc nghiên cứu để rèn luyện lối viết biện luận khoa học, việc sale để luyện trình bày lôi cuốn hấp dẫn, đến công việc ít phải làm quá giờ để có thời gian dịch viết cho Ngài. Và Ngài đã cho tôi nền văn hóa Cơ Đốc vĩ đại với rất nhiều bài viết hay về khoa học, đời sống, nếp nghĩ để học theo. Nguyện mọi vinh hiển thuộc về Chúa.

Thực sự thì tôi nói không giỏi, hay bị chậm và vấp. Nhưng viết khác với nói ở chỗ ta có từ cả tháng để điêu khắc trau chuốt từng câu từng chữ. Lần đầu không hay nhưng chỉnh sửa 3-4 lần sẽ hay. Sau đây tóm tắt là những nguyên tắc viết lách tôi học được trong quá trình trở thành cây bút Cơ Đốc của mình:

Từ việc viết báo cáo khoa học:

1. Bài viết và đoạn văn phải có bố cục rõ ràng để đảm bảo nội dung chặt chẽ trọn vẹn, ví dụ như:
+ Bài viết: tổng quan > hoàn cảnh > vấn đề > giải quyết vấn đề > kết quả > kết luận.
+ Đoạn văn: câu chủ đề > luận điểm > luận cứ > kết luận.
2. Giữa các ý, các đoạn cần có sự kết nối và chuyển tiếp để dẫn dắt người đọc, giúp họ hiểu tương quan giữa chúng, tránh bị lạc trôi không biết ta đang nói cái này để làm gì.
3. Các khái niệm phải được định nghĩa để người đọc hiểu rõ, tránh họ đoán nhầm sang nghĩa khác.
4. Mọi ý trừu tượng cần được minh họa diễn giải cụ thể, không để người đọc mông lung.
5. Mọi luận điểm phải có bằng chứng, tránh nói suông.
6. Câu từ cần gọn gàng chắt lọc, tránh nói dông dài, lặp từ, thừa ý.

Từ việc trình bày sale:

7. Cần lôi kéo sự chú ý của người đọc bằng những vấn đề họ quan tâm hay thấy thú vị.
8. Cần tạo kết nối đồng cảm với người đọc bằng việc đề cập đến các trải nghiệm chung.
9. Cần tập trung vào một thông điệp chính, là điều ta muốn họ ghi nhớ sau khi đọc. 
10. Cần giới hạn tầm 3-5 điểm chính để người đọc dễ nhớ, nói nhiều mà người ta quên vô ích.
11. Cần giữ sự chú ý của người đọc bằng các chỗ hài hước, chia sẻ cá nhân, minh họa thú vị.

Từ việc dịch viết báo Cơ Đốc:

12. Đọc nhiều và đọc đa dạng (lời chứng, lịch sử, khoa học, văn hóa, suy nghĩ) sẽ cho ta nhiều kiến thức và ý tưởng hay để dùng.
13. Hãy lắng nghe những câu hỏi & vấn đề về Chúa của mọi người. Đó là nguồn cảm hứng cho những bài viết thú vị gần gũi thực tế được nhiều người quan tâm.
14. Chia sẻ những trải nghiệm cá nhân độc đáo thú vị là điều hấp dẫn nhất. Hãy để ý những trải nghiệm thú vị và lưu giữ chúng làm nguyên liệu viết bài.
15. Bài viết Cơ Đốc cần xuất phát từ vấn đề thực tế, có dẫn chứng thực tế (chia sẻ trải nghiệm cá nhân càng tốt), so sánh đường lối Chúa với đường lối thế gian. Như vậy sẽ gần gũi thuyết phục hơn, không bị lý thuyết trên mây, nghe hay nhưng trừu tượng khó làm.

Richard Huynh

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bài Tham Khảo

[1] Logic for Formal Verification
https://www.cs.cornell.edu/courses/cs3110/2009fa/Recitations/rec13.html 

[2] Tiến sĩ di truyền thực vật học – Tiến hóa kiểu Darwin là không thể
https://bachkhoa.name.vn/2021/02/19/tien-si-di-truyen-thuc-vat-hoc-tien-hoa-kieu-darwin-la-khong-the/ 

[3] Thuyết Big Bang gặp rắc rối? Không vấn đề gì, chỉ cần nhân đôi tuổi vũ trụ!
https://bachkhoa.name.vn/2023/08/31/thuyet-big-bang-gap-rac-roi-khong-van-de-gi-chi-can-nhan-doi-tuoi-vu-tru/
[4] Scope-Aware Data Cache Analysis for WCET Estimation
https://dl.acm.org/doi/10.1109/RTAS.2011.27 

[5] Up or Out: The Ruthless Tenure Race for Young Chinese Scholars
https://www.sixthtone.com/news/1015445 

[6] ‘Công bố quốc tế là sinh mệnh’ của khoa học Việt Nam
https://vnexpress.net/cong-bo-quoc-te-la-sinh-menh-cua-khoa-hoc-viet-nam-3632091.html 

[7] Nghiên cứu của Trung Quốc bị tẩy chay vì theo Thuyết sáng thế
https://vnexpress.net/nghien-cuu-cua-trung-quoc-bi-tay-chay-vi-theo-thuyet-sang-the-3366780.html

Trong 1 Phi-e-rơ 4:10, Kinh Thánh nói “Mỗi người hãy dùng ân tứ mình đã nhận mà phục vụ nhau…”. Ngẫm lại, quả thật hành trình viết lách của tôi bắt đầu bằng việc được Chúa ban ân tứ, dẫu lúc đó tôi vẫn chưa có mối tương giao với Ngài. Đó là vào năm ba đại học, khi tôi quay lại trường sau khi phải nghỉ một học kỳ để mổ mũi và phục hồi sức khỏe. Có lẽ vì sức đề kháng còn yếu, tôi cứ bệnh, uống thuốc, khỏi xong liền bệnh lại. Chán đời, tôi quyết định không uống thuốc nữa, cứ để sốt cho cơ thể luyện sức đề kháng. Kết quả là tôi sốt cao 40 độ suốt cả tuần, ăn không nổi, phải uống sữa thay cơm, nghĩ lại thấy may mình không chết. Điều thú vị là khi bớt sốt, đầu óc tôi tự nhiên thích chia sẻ tâm sự, rồi dậy viết bài “Chuyện tôi học võ” đăng lên diễn đàn sinh viên và được khen bệnh dậy viết chuyện hay quá. Giờ ngẫm lại, tôi thấy đây hẳn là ân tứ Chúa ban, còn không thì phải giải thích kiểu người vô thần là sốt cao kéo dài đã biến đổi đầu óc cách ngẫu nhiên giúp tôi tiến hóa ra năng lực này.

Ân tứ này khiến tôi yêu thích việc chia sẻ cá nhân. Chính điều đã giúp tôi thực sự đến với Chúa vì các bài viết Cơ Đốc như bài làm chứng, bài giảng, bài phân tích Kinh Thánh thường có chia sẻ những tâm sự, suy nghĩ, kinh nghiệm cá nhân của người viết, còn Kinh Thánh thì có rất nhiều chia sẻ của tác giả và của chính Đức Chúa Trời. Khi đọc Kinh Thánh và các bài viết Cơ Đốc, tôi như được chia sẻ trò chuyện với tác giả và với chính Đức Chúa Trời, được trải nghiệm đời sống cùng những suy nghĩ, cảm xúc, tâm sự cá nhân của họ. Điều này giúp tôi có các trải nghiệm mới lạ thú vị, mở rộng tầm mắt, làm phong phú suy nghĩ.

Sự chia sẻ cá nhân, một đặc sản của văn hóa Cơ Đốc

Mọi người có thể không tự nhiên thấy yêu thích văn chương chia sẻ sau một tuần sốt 40*, nhưng những gì ta có năng lực và yêu thích làm là ân tứ Chúa ban. Lu-ca 12:48 nói “ai đã được ban cho nhiều thì sẽ bị đòi lại nhiều; ai đã được giao cho nhiều hơn thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” , chúng ta hãy có ý thức trách nhiệm dùng ân tứ Chúa ban để phục vụ mọi người. Châm Ngôn 11:25 nói “Người có lòng rộng rãi sẽ được thịnh vượng, Ai cho người uống nước, chính mình sẽ được nước uống”, ta càng làm, Chúa sẽ càng ban thêm cho ta năng lực và niềm vui cùng nhiều phước hạnh khi phụng sự.

Tôi thấy thế mạnh của văn hóa Cơ Đốc là sự chia sẻ cá nhân. Khi viết bài, ta hãy tưởng tượng như mình đang ngồi cạnh một bạn người thân trong một quán cà phê ấm cúng, và chia sẻ cách cởi mở những suy nghĩ, kinh nghiệm, tâm sự, cảm xúc của mình. Tâm thế này sẽ là khiến bài viết của ta trở nên độc đáo, sống động, gần gũi và thú vị với người đọc.

2. Làm Nghiên Cứu Và Luyện Viết Báo Cáo Khoa Học

Khi tốt nghiệp đại học, thấy phòng nghiên cứu của mình chỉ cách hội thánh 15 phút đi bộ, tôi muốn tiếp tục ở lại làm việc để dễ sinh hoạt hội thánh. Tôi hy vọng điều này sẽ giúp đức tin còn non trẻ của mình trưởng thành hơn, cũng như giúp tôi hiểu hơn về tư duy khoa học. Vậy nên tôi cầu nguyện xin Chúa cho mình xin được việc ở phòng nghiên cứu, và Chúa đáp lời. Trải nghiệm này giúp tôi kinh nghiệm và nhận biết Chúa là người chủ cao nhất, người sắp xếp công việc của mình trên đất.

Lĩnh vực tôi nghiên cứu là lập luận và kiểm chứng hình thức (Logic & Formal Verification) [1], tức xây dựng mô hình lô-gic toán cho phần mềm để lập luận và chứng minh trên đó. Nó giúp tôi nhận thấy chúng ta không suy nghĩ lập luận trên thực tế đời sống, mà là trên mô hình ta nghĩ về thực tế đời sống. Điều này có nghĩa là nếu mô hình đó bị sai hay thiếu, lập luận của ta sẽ nghe rất hợp lý nhưng ra thực tế thì trớt quớt. Vậy nên dù suy luận chắc chắn thế nào ta cũng phải ra kiểm chứng thực tế mới biết. Và tôi nhận thấy thuyết tiến hóa hay Big Bang chỉ là những suy diễn trên mô hình, toàn chuyện cách xa hàng tỷ năm, chẳng thể kiểm chứng, và hay thay đổi chỉnh sửa [2] [3].

Trong lĩnh vực lập luận kiểm chứng hình thức mà tôi phát hiện ra một bài báo có chỗ sai hơn chục năm qua nhiều giáo sư tiến sĩ trích lại không để ý [4]. Vậy nên đi làm nghiên cứu lại cho tôi nhận thức là các nhà khoa học vẫn có thể sai như thường. Chứng minh lô-gic toán mà còn có thể sai thì suy diễn chuyện cách hàng tỷ năm làm chắc đúng? 

Bài báo tôi phát hiện lỗi sai mà hơn chục năm không ai để ý [4]

Việc nghiên cứu luyện cho tôi cách viết báo cáo công trình của mình cho các tạp chí khoa học. Những tạp chí quốc tế hạng 1 có tỷ lệ chọi rất cao, mỗi bài phải qua 2-3 người đánh giá phản biện, 1000 bài chỉ chọn tầm 50-100 bài. Tỷ lệ chọi cao vậy nên yêu cầu rất khắt khe từ nội dung cho tới cách viết.

Việc viết báo cáo khoa học đã luyện cho tôi những nguyên tắc chặt chẽ như:

1. Bài viết và đoạn văn phải có bố cục rõ ràng để đảm bảo nội dung chặt chẽ trọn vẹn, ví dụ như:
+ Bài viết: tổng quan > hoàn cảnh > vấn đề > giải quyết vấn đề > kết quả > kết luận.
+ Đoạn văn: câu chủ đề > luận điểm > luận cứ > kết luận.
2. Giữa các ý, các đoạn cần có sự kết nối và chuyển tiếp để dẫn dắt người đọc, giúp họ hiểu tương quan giữa chúng, tránh bị lạc trôi không biết ta đang nói cái này để làm gì.
3. Các khái niệm phải được định nghĩa để người đọc hiểu rõ, tránh họ đoán nhầm sang nghĩa khác
4. Mọi ý trừu tượng cần được minh họa diễn giải cụ thể, không để người đọc mông lung.
5. Mọi luận điểm phải có bằng chứng, tránh nói suông.
6. Câu từ cần gọn gàng chắt lọc, , tránh nói dông dài, lặp từ, thừa ý.

Nếu việc chia sẻ cá nhân như buổi trò chuyện ở quán cà phê thì việc viết báo cáo khoa học giống buổi trình bày dự án đầu tư vậy. Ta phải trình bày sao để công trình của mình được các nhà phản biện chọn giữa cả ngàn ứng viên. Tâm thế này sẽ giúp ta biện luận cách vững chắc, thuyết phục, khó bắt bẻ.

Người ta hay nghĩ quy trình chọn lọc phản biệt khắt khe này sẽ giúp mọi điều khoa học nói là đúng, nhưng thật ra không vậy. Là người phàm là có phạm sai lầm. Vẫn có những sai sót như chuyện tôi thấy chỗ sai mà hơn chục năm không ai thấy ở trên [4]. Vẫn có những kết luận suy diễn quá mức so với bằng chứng. Vẫn có đầy cám dỗ áp lực tiền tài công danh [5], ra bài hay là chết [6]. Và còn có chuyện một nhà khoa học Trung Quốc không biết Chúa lỡ nói bàn tay được thiết kế cách tinh xảo tuyệt vời như thể có ai đó tạo dựng là ngay lập tức bị vùi dập bắt rút bài [7]. Vậy nên “khoa học nói” thì nghe thông tin thôi, chừng nào chính ta kiểm chứng thấy đúng hãy lấy làm chắc.

Làm nghiên cứu còn giúp tôi biết về công tác biện luận cho đức tin của những nhà khoa học Cơ Đốc như mục vụ Sáng Thế (Creation.com). Bằng hiểu biết khoa học sâu sắc và lập luận chặt chẽ, họ chỉ ra những chỗ sai, những suy diễn quá mức của các nhà khoa học tiến hóa. Đọc các bài báo của họ cho tôi ao ước ngày nào đó mình làm việc này cho người Việt Nam.

Giáo sư James Tour phơi bày khoa học giả tạo đằng sau các nghiên cứu về nguồn gốc sự sống

Sau 3 năm với 5 bài báo ở các hội nghị quốc tế hạng 1 và 2, tôi thấy việc nghiên cứu thật nặng đầu hại tóc, mà toàn những chuyện cao siêu ít áp dụng trong đời sống. Thấy hao công tổn sức quá mà ít ý nghĩa thực tế, hết hợp đồng tôi dừng và không học lên tiến sĩ nữa.

Nhưng tôi vẫn nhớ câu các nhà nghiên cứu an ủi nhau là nếu bài báo ta được áp dụng vào đời sống, nó sẽ có giá trị hơn vàng, còn không thì nó cũng là một viên gạch giúp xây dựng kiến thức. Áp dụng cho báo chí Cơ Đốc, nếu bài báo ta làm biến đổi đời sống người đọc, nó thật có giá trị hơn vàng. Còn không thì nó cũng là một bữa ăn cho linh hồn và là một viên gạch giúp xây dựng tâm trí họ. Vì tâm linh con người tồn tại đời đời, công tác báo Cơ Đốc xây dựng điều đời đời không bao giờ hư mất.

3. Làm Sale Và Luyện Cách Trình Bày Lôi Cuốn Ấn Tượng

Lúc tôi nghỉ việc thì anh bạn cùng nhà nói phòng sale cty mình đang tuyển kỹ sư để giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật. Sau khi làm nghiên cứu, tôi thấy mình có khả năng thuyết trình diễn giải nên nộp đơn. Phi thương bất phú, biết đâu tôi sẽ thành một sale giỏi và giàu?

Là một kỹ sư sản phẩm (Application Engineer), tôi cùng sếp bay công tác nhiều nơi, gặp những khách hàng tiềm năng để giới thiệu sản phẩm của mình và tư vấn kỹ thuật cho họ.

Việc sale rèn cho tôi ý thức diễn đạt lôi cuốn người nghe và quan tâm lợi ích của họ như:

7. Cần lôi kéo sự chú ý của người đọc bằng những vấn đề họ quan tâm hay thấy thú vị.
8. Cần tạo kết nối đồng cảm với người đọc bằng việc đề cập đến các trải nghiệm chung.
9. Cần tập trung vào một thông điệp chính, là điều ta muốn họ ghi nhớ sau khi đọc. 
10. Cần giới hạn tầm 3-5 điểm chính để người đọc dễ nhớ, nói nhiều mà người ta quên vô ích.
11. Cần giữ sự chú ý của người đọc bằng các chỗ hài hước, chia sẻ cá nhân, minh họa thú vị.

Sau hai năm làm kỹ sư sản phẩm thì tôi nhận thấy mình trình bày sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật tốt chứ không làm sale được. Sale phải để ý nghiên cứu thị trường, giỏi xây dựng quan hệ, nhanh nhạy nắm bắt tâm lý tình huống, biết tạo ra nhu cầu và tối ưu lợi nhuận. Biết rằng phi thương bất phú nhưng tôi thấy mình không đủ khiếu để thành công nên thôi tìm hướng khác. 

Ngẫm lại, tôi thấy việc phòng sale này là sắp xếp của Chúa để tôi rèn luyện khả năng diễn đạt của mình. Nếu việc nghiên cứu là buổi trình bày dự án thì việc sale là buổi giới thiệu sản phẩm. Ta cần trình bày cách lôi cuốn, nêu bật ích lợi cho người nghe, và giúp họ thấy ấn tượng với điều mình nói.

4. Về Việt Nam Và Cộng Tác Với Mục Vụ Báo Chí Cơ Đốc

Quanh đi quẩn lại, tôi thấy mình đã gần 30 và cần nghĩ đến tương lai lâu dài. Đời sống ở Singapore thật hiện đại, nhưng tôi thấy nó như đời sống gà công nghiệp. Tôi vốn thích sống đơn giản, thoải mái tự do như gà vườn vậy. Về Việt Nam, tôi có thể lấy tiền tiết kiệm mua ngay căn nhà, sống thoải mái, ít bị áp lực hơn. Như vậy tôi sẽ có điều kiện và thời gian đóng góp cho công việc Chúa. Ngoài ra, tôi thấy Cơ Đốc nhân quốc tế có rất nhiều điều hay mà tôi hy vọng có thể chia sẻ cho mọi người.

Về Việt Nam, tôi mất một thời gian để hòa nhập và ổn định. Dẫu không có được đời sống gà vườn, cảm ơn Chúa cho tôi công việc ít phải làm quá giờ để có thời gian sinh hoạt hội thánh, lại còn có thể sắp xếp học piano đệm hát cho nhóm nhỏ. Tôi vẫn giữ thói quen đọc báo Cơ Đốc quốc tế, từ khoa học lịch sử, đến lời chứng, bài diễn giải Kinh Thánh hay sống đạo, v.v.. để kết nối với tri thức Cơ Đốc trên toàn cầu.

Khi đời sống ổn định, tôi nhớ lại mong muốn đem những cái hay, cái đẹp của văn hóa & con người Cơ Đốc thế giới chia sẻ ở Việt Nam. Vậy nên tôi dịch bài và gởi đến trang hoithanh.com nhờ đăng. Bạn biên tập nói bài tôi rất tốt. Thấy được đăng, được nhiều người đón nhận và chia sẻ, tôi có thêm động lực, tranh thủ thời gian rảnh, và cắt giảm các thú vui vô nghĩa để theo đuổi niềm vui giá trị này.

Việc dịch bài luyện cho tôi cách diễn đạt những cảm xúc và lập luận tiếng Anh bằng tiếng Việt sao cho nghe hay và gần gũi với người đọc. Sau khi dịch đăng nhiều bài, tôi dần quen thuộc với ngôn ngữ Cơ Đốc Việt Nam, hấp thụ văn phong người viết, và tự tin hơn trong việc viết lách. Rồi tôi thấy có nhiều đề tài thú vị mà mình không tìm được bài tiếng Anh hài lòng để dịch. Cũng có khi tôi thấy mình có thể viết tốt hơn nhờ có trải nghiệm cá nhân, quen thuộc với văn hóa Việt Nam, và khả năng tổng hợp và biện luận chặt chẽ theo lối viết khoa học. Thật sự thì tự viết 1 bài mất thời gian bằng dịch 4-5 bài nên tôi cũng ngại, nhưng nếu thấy chủ đề hấp dẫn, nhiều cảm hứng thì ráng viết vậy.

Sau nhiều năm, khi đã dịch viết hơn trăm bài thì tôi tạo blog Đời Sống Cơ Đốc (bachkhoa.name.vn) để lưu trữ và sắp xếp chúng thành các chuyên mục yêu thích, như mục Chuyên Cơ Đốc Nhân sưu tầm chia sẻ đời sống & lời chứng của Cơ Đốc nhân khắp thế giới, hay mục Khoa Học và Đức Tin Cơ Đốc nói về những nhà khoa học Cơ Đốc, chỗ sai của lý lẽ vô thần, và tại sao ta có thể tin ở Đức Chúa Trời. Hy vọng sau này đủ bài tôi sẽ biên soạn thành sách chia sẻ qua mạng.

Blog Đời Sống Cơ Đốc (bachkhoa.name.vn)

Việc dịch và viết bài Cơ Đốc cho tôi các số kinh nghiệm viết sau:
12. Đọc nhiều và đọc đa dạng (lời chứng, lịch sử, khoa học, văn hóa, suy nghĩ) sẽ cho ta nhiều kiến thức và ý tưởng hay để dùng.
13. Hãy lắng nghe những câu hỏi & vấn đề về Chúa của mọi người. Đó là nguồn cảm hứng cho những bài viết thú vị gần gũi thực tế được nhiều người quan tâm.
14. Chia sẻ những trải nghiệm cá nhân độc đáo thú vị là điều hấp dẫn nhất. Hãy để ý những trải nghiệm thú vị và lưu giữ chúng làm nguyên liệu viết bài.
15. Bài viết Cơ Đốc cần xuất phát từ vấn đề thực tế, có dẫn chứng thực tế (chia sẻ trải nghiệm cá nhân càng tốt), so sánh đường lối Chúa với đường lối thế gian. Như vậy sẽ gần gũi thuyết phục hơn, không bị lý thuyết trên mây, nghe hay nhưng trừu tượng khó làm.

Tổng Kết

Cảm ơn Chúa đã dẫn dắt một học sinh điểm văn kém, học Kỹ Sư Máy Tính, làm lập trình… trở thành một cây bút dịch viết báo cho Ngài. Ngài cho tôi ân tứ yêu thích chia sẻ cá nhân, một đặc sản của Kinh Thánh và văn hóa Cơ Đốc. Ngài sắp xếp cho tôi công việc, từ việc nghiên cứu để rèn luyện lối viết biện luận khoa học, việc sale để luyện trình bày lôi cuốn hấp dẫn, đến công việc ít phải làm quá giờ để có thời gian dịch viết cho Ngài. Và Ngài đã cho tôi nền văn hóa Cơ Đốc vĩ đại với rất nhiều bài viết hay về khoa học, đời sống, nếp nghĩ để học theo. Nguyện mọi vinh hiển thuộc về Chúa.

Thực sự thì tôi nói không giỏi, hay bị chậm và vấp. Nhưng viết khác với nói ở chỗ ta có từ cả tháng để điêu khắc trau chuốt từng câu từng chữ. Lần đầu không hay nhưng chỉnh sửa 3-4 lần sẽ hay. Sau đây tóm tắt là những nguyên tắc viết lách tôi học được trong quá trình trở thành cây bút Cơ Đốc:

Từ việc viết báo cáo khoa học:

1. Bài viết và đoạn văn phải có bố cục rõ ràng để đảm bảo nội dung chặt chẽ trọn vẹn, ví dụ như:
+ Bài viết: tổng quan > hoàn cảnh > vấn đề > giải quyết vấn đề > kết quả > kết luận.
+ Đoạn văn: câu chủ đề > luận điểm > luận cứ > kết luận.
2. Giữa các ý, các đoạn cần có sự kết nối và chuyển tiếp để dẫn dắt người đọc, giúp họ hiểu tương quan giữa chúng, tránh bị lạc trôi không biết ta đang nói cái này để làm gì.
3. Các khái niệm phải được định nghĩa để người đọc hiểu rõ, tránh họ đoán nhầm sang nghĩa khác
4. Mọi ý trừu tượng cần được minh họa diễn giải cụ thể, không để người đọc mông lung.
5. Mọi luận điểm phải có bằng chứng, tránh nói suông.
6. Câu từ cần gọn gàng chắt lọc, , tránh nói dông dài, lặp từ, thừa ý.

Từ việc trình bày sale:

7. Cần lôi kéo sự chú ý của người đọc bằng những vấn đề họ quan tâm hay thấy thú vị.
8. Cần tạo kết nối đồng cảm với người đọc bằng việc đề cập đến các trải nghiệm chung.
9. Cần tập trung vào một thông điệp chính, là điều ta muốn họ ghi nhớ sau khi đọc. 
10. Cần giới hạn tầm 3-5 điểm chính để người đọc dễ nhớ, nói nhiều mà người ta quên vô ích.
11. Cần giữ sự chú ý của người đọc bằng các chỗ hài hước, chia sẻ cá nhân, minh họa thú vị.

Từ việc dịch viết báo Cơ Đốc:

12. Đọc nhiều và đọc đa dạng (lời chứng, lịch sử, khoa học, văn hóa, suy nghĩ) sẽ cho ta nhiều kiến thức và ý tưởng hay để dùng.
13. Hãy lắng nghe những câu hỏi & vấn đề về Chúa của mọi người. Đó là nguồn cảm hứng cho những bài viết thú vị gần gũi thực tế được nhiều người quan tâm.
14. Chia sẻ những trải nghiệm cá nhân độc đáo thú vị là điều hấp dẫn nhất. Hãy để ý những trải nghiệm thú vị và lưu giữ chúng làm nguyên liệu viết bài.
15. Bài viết Cơ Đốc cần xuất phát từ vấn đề thực tế, có dẫn chứng thực tế (chia sẻ trải nghiệm cá nhân càng tốt), so sánh đường lối Chúa với đường lối thế gian. Như vậy sẽ gần gũi thuyết phục hơn, không bị lý thuyết trên mây, nghe hay nhưng trừu tượng khó làm.

Richard Huynh

Bài Tham Khảo

[1] Logic for Formal Verification
https://www.cs.cornell.edu/courses/cs3110/2009fa/Recitations/rec13.html 

[2] Tiến sĩ di truyền thực vật học – Tiến hóa kiểu Darwin là không thể
https://bachkhoa.name.vn/2021/02/19/tien-si-di-truyen-thuc-vat-hoc-tien-hoa-kieu-darwin-la-khong-the/ 

[3] Thuyết Big Bang gặp rắc rối? Không vấn đề gì, chỉ cần nhân đôi tuổi vũ trụ!
https://bachkhoa.name.vn/2023/08/31/thuyet-big-bang-gap-rac-roi-khong-van-de-gi-chi-can-nhan-doi-tuoi-vu-tru/
[4] Scope-Aware Data Cache Analysis for WCET Estimation
https://dl.acm.org/doi/10.1109/RTAS.2011.27 

[5] Up or Out: The Ruthless Tenure Race for Young Chinese Scholars
https://www.sixthtone.com/news/1015445 

[6] ‘Công bố quốc tế là sinh mệnh’ của khoa học Việt Nam
https://vnexpress.net/cong-bo-quoc-te-la-sinh-menh-cua-khoa-hoc-viet-nam-3632091.html 

[7] Nghiên cứu của Trung Quốc bị tẩy chay vì theo Thuyết sáng thế
https://vnexpress.net/nghien-cuu-cua-trung-quoc-bi-tay-chay-vi-theo-thuyet-sang-the-3366780.html

Bình Luận:

You may also like