Home Lời Chứng Đấu Tranh, Chạy Trốn Hay Tha Thứ: Câu Chuyện Có Thật Về Sự Tha Thứ Triệt Để Đã Gặt Hái Một Vụ Mùa Bội Thu Cho Zimbabwe

Đấu Tranh, Chạy Trốn Hay Tha Thứ: Câu Chuyện Có Thật Về Sự Tha Thứ Triệt Để Đã Gặt Hái Một Vụ Mùa Bội Thu Cho Zimbabwe

by Cbn.com
30 đọc

Trang trại của gia đình Craig Deall đã bị chính phủ Zimbabwe tịch thu 20 năm trước mà không được bồi thường. Thay vì đấu tranh tới cùng hay trốn chạy, đức tin của Dealls đã buộc anh phải tha thứ – quyết định này đã giúp anh gặt hái một vụ mùa bội thu theo nhiều cách.

Deall và gia đình đang sinh sống trong chính trang trại mà anh đã lớn lên thì vào năm 2003, điều không tưởng đã xảy ra. “Đó rõ ràng là tận cùng của đau thương,” anh nói với CBN News

Chính phủ buộc Deall, vợ và các con anh phải rời khỏi nhà và trang trại vốn thuộc quyền sở hữu của gia đình anh từ năm 1948 như một phần của chương trình cải cách ruộng đất của chính phủ. Một nỗ lực nhằm phân chia đất đai một cách đồng đều hơn giữa nông dân da đen tự cung tự cấp và người Zimbabwe da trắng gốc châu Âu. Anh có ba lựa chọn.

Đấu tranh, chạy trốn hay tha thứ

Chúng tôi có thể đấu tranh, chúng tôi có thể chạy trốn, hoặc chúng tôi có thể tha thứ. Một số bạn bè của tôi đã đấu tranh vì đất đai của họ và cuối cùng bị giết hại,” Deall nói. “Hầu hết bạn bè của tôi đã rời bỏ đất nước, và không có câu trả lời nào là sai cả. Nhưng chúng tôi với tư cách là một gia đình đã quyết định theo đuổi phương án thứ ba là tha thứ. Chúng tôi cảm thấy rằng nếu chọn cay đắng thay vì tha thứ thì cho dù có đi đến một đất nước xa xôi nào đó, hoàn cảnh của chúng tôi cũng sẽ không tốt hơn được bao nhiêu.

Deall liên tục tìm đến một câu Kinh Thánh trong Tân Ước.

Câu mà Chúa Giê-xu nói, ‘ nếu ai muốn kiện con để lấy áo ngoài, hãy cho người ấy lấy luôn áo trong’ (Ma-thi-ơ 5:40) Và đối với chúng tôi, điều đó có nghĩa là, nếu một người cướp trang trại của con, hãy dạy người đó cách trồng trọt. Và đó là những gì chúng tôi đã làm. Và bằng cách đó, áp lực được cất đi, chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm rất nhiều và chúng tôi biết rằng Chúa đã mở ra một con đường để chúng tôi phục vụ những người nhỏ nhất trong số những người này và mang Phúc Âm đến cho họ,” anh nhớ lại.

Cách làm nông của Chúa

Deall đưa gia đình đến Harare, thủ đô của Zimbabwe, trong khi khoảng chục gia đình khác chia nhau nhà và đất của anh. Sau đó, anh tham gia một nhóm có tên là Foundations for Farming. Ở đó, anh bắt đầu dạy cho những người chủ mới, cũng như những nông dân quy mô nhỏ khác, một cách canh tác độc đáo mà Chúa đã tiết lộ cho người sáng lập nhóm, Brian Oldreive.

Anh đi với một niềm tin trẻ thơ vào khu rừng nguyên sinh và anh ngồi đó nơi bụi cây trinh nữ và cầu hỏi Chúa, ‘Xin dạy con cách làm nông’, và hai điều mà anh nhận thấy là đất trong tự nhiên không cần canh tác. Và điều tiếp theo là có một lớp mùn màu mỡ bao phủ nền rừng, và đó thực sự là cơ chế Chúa dùng để cung cấp dinh dưỡng cho đất và bảo vệ đất,” Deall giải thích.

Thế là anh đã quay trở lại trang trại của mình và thử làm điều đó theo đúng nghĩa đen. Không cần làm đất và đốt rừng, điều trái ngược với cách làm nông thông thường, và anh  ngay lập tức thu được kết quả vượt trội với năng suất tăng gấp 10 lần“, anh tiếp tục. “Vậy là anh biết cách này có hiệu quả và anh bắt đầu phát triển nó với quy mô ngày càng lớn hơn nhưng anh biết chính Chúa đã ban cho anh sự mặc khải này, không phải cho bản thân anh mà để anh có thể chia sẻ lại cho những người nông dân ở đây, những người bị tổn thương, những người nghèo khổ trên khắp lục địa Châu Phi.

Sự thành công của kỹ thuật không-làm-đất đã thu hút sự chú ý của chính phủ Zimbabwe, chính phủ đã tán thành phương pháp này. Và vào năm 2020, quốc gia này đã trải qua tình trạng dư thừa lương thực lần đầu tiên sau hai thập kỷ.

Trên thực tế, sản lượng lương thực đã tăng gấp bốn lần, từ ba đến bốn lần, là ước tính chính thức về mức tăng trưởng lương thực trong năm 2020,” Deall nói.

Cây trồng chính ở đây là ngô, đã tăng gấp ba lần nhờ phương pháp này và hiện tại Foundations for Farming cũng đang dạy kỹ thuật này trên toàn thế giới với mục tiêu chính là chia sẻ Phúc Âm.

Nhưng 80% những gì chúng tôi dạy là về tấm lòng. Sử dụng nông nghiệp làm điểm khởi đầu cho Phúc Âm,” Deall nói.

Với tất cả những thành công như vậy, chính phủ Zimbabwe chưa bao giờ đề nghị bồi thường  cho Deall bất kỳ khoản tiền nào cho nhà cửa, đất đai hay tiền công cho thời gian giảng dạy của anh, nhưng anh nói rằng theo cách Chúa đã chu cấp, anh sẽ không thay đổi bất cứ điều gì.

Anh chia sẻ, “Chúng tôi có một câu nói trong Foundations of Farming: ‘Tôi từng sở hữu một trang trại ở Châu Phi, bây giờ cả Châu Phi là trang trại của tôi.’

Dịch: Eunice Tu

Nguồn: cbn.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like