Home Lời Chứng Tòa Án Tối Cao Đứng Về Phía Một Sinh Viên Cơ Đốc Sau Khi Trường Đại Học Ngăn Cấm Anh Chia Sẻ Phúc Âm

Tòa Án Tối Cao Đứng Về Phía Một Sinh Viên Cơ Đốc Sau Khi Trường Đại Học Ngăn Cấm Anh Chia Sẻ Phúc Âm

by Cbn.com
30 đọc

Robert Sibley, giám đốc điều hành của Tổ-chức Quyền Cá-nhân trong Giáo-dục (FIRE), đã xuất hiện trên ấn bản thứ Ba của CBN News’s Faith Nation để thảo luận về quyết định 8-1 của Tòa-án Tối-cao ủng hộ một cựu sinh viên Cơ-đốc. Chương trình Faith Nation thường được chiếu vào các buổi tối trong tuần trên kênh tin tức CBN News.

Tòa-án Tối-cao Hoa Kỳ hôm thứ Hai (08/03/2021) đã ra phán quyết có lợi cho một cựu sinh viên thuộc đại học Georgia, người đã kiện trường của mình bốn năm trước sau khi các viên chức của trường này đã ngăn cấm anh phân phát các tài liệu Cơ-đốc trong khuôn viên nhà trường.

Tòa-án Tối-cao đã đứng về phía chàng sinh viên Chike Uzuegbunam này với tỉ số 8-1, và chống lại trường đại học Georgia Gwinnett. Uzuegbunam hiện đã tốt nghiệp, và trường công lập Georgia ở Lawrenceville,  cũng đã phải thay đổi chính sách của mình. Các tòa án cấp thấp cho biết vụ việc phải được đưa ra tranh luận, nhưng Tòa-án Tối-cao đã bác bỏ việc này.

Những người ủng hộ Tu Chính Án Thứ Nhất gọi quyết định này là một chiến thắng cho quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo. Uzuegbunam được đại diện bởi tổ chức Liên-minh Bảo-vệ Tự-do (ADF – Alliance Defending Freedom). Họ cho biết vụ việc này rất quan trọng để đảm bảo rằng những người có quyền hiến pháp bị xâm phạm có thể tiếp tục vụ kiện của họ ngay cả khi chính phủ đảo ngược các chính sách mà họ đang thách thức.

Kristen Wagoner, luật sư của ADF cho biết: “Khi các viên chức công quyền vi phạm các quyền mà hiến pháp đã quy định, thì điều đó sẽ gây ra tổn hại nghiêm trọng cho các nạn nhân. Khi các viên chức như vậy tham gia vào các hành vi sai trái nhưng không phải đối mặt với hậu quả, điều đó sẽ khiến nạn nhân không có quyền khiếu kiện, làm xói mòn cam kết của quốc gia trong việc bảo vệ các quyền hiến pháp và khuyến khích các quan chức chính phủ tham gia vào các vi phạm tương tự trong tương lai. Chúng tôi rất vui vì Tòa-án Tối-cao đã đứng về phía công lý cho những nạn nhân.

Kristen Waggoner đã viết trên twitter của mình:

“Thật là một đặc ân tuyệt vời khi đứng ra tranh luận thay mặt cho Chike Uzuegbunam và @AllianceDefends. Hôm nay, Tòa-án Tố- cao Hoa Kỳ đã ra phán quyết 8-1 ủng hộ công lý cho những người có quyền tự do bị vi phạm bởi các viên chức thuộc chính phủ. Chiến thắng cho Chike là một chiến thắng cho tất cả người Mỹ.”

Roberts trở thành Chánh-án đầu tiên sau nhiều năm viết về  bất đồng chính kiến

Vấn đề được đặt ra là liệu vụ kiện của Uzuegbunam có thể tiếp tục hay không vì anh ta chỉ tìm kiếm cái gọi là thiệt hại trên danh nghĩa với số tiền bồi thường là 1 đô la.

Thẩm-phán Clarence Thomas viết cho đa số phiên tòa:Vụ việc này đặt ra câu hỏi liệu việc bồi thường các thiệt hại trên danh nghĩa có thể khắc phục được tổn thương trong quá khứ hay không. Chúng tôi cho rằng điều đó có thể xảy ra.”

Viết về vụ việc này, Chánh-án John Roberts không đồng ý. Roberts lập luận rằng vụ kiện của Uzuegbunam và một sinh viên khác, Joseph Bradford, là đáng tranh cãi vì cả hai không còn là sinh viên tại trường đại học, các hạn chế không còn áp dụng cho họ và họ “không được chứng minh là bị thiệt hại trên thực tế.”

Viết về đồng đô la tượng trưng mà họ đang tìm kiếm, Roberts nói rằng: “Nếu những thiệt hại trên danh nghĩa có thể duy trì một cuộc tranh cãi trực tiếp, thì các tòa án liên bang sẽ được yêu cầu đưa ra ý kiến ​​tư vấn bất cứ khi nào nguyên đơn đưa ra yêu cầu về đồng 1 đô la (tiền bồi thường tượng trưng).” Ông cáo buộc các đồng nghiệp của mình đã “biến các thẩm phán thành các nhà tư vấn.”

Justice Thomas viết: ” Không thể chối cải rằng Uzuegbunam đã bị xâm phạm hoàn toàn các quyền hiến pháp của mình khi những bị cáo  thực thi các chính sách ngôn luận của họ chống lại anh ta. Bởi vì ‘mọi vi phạm nhân quyền đều gây thiệt hại,’ những thiệt hại trên danh nghĩa có thể gây ra những tổn thương cho Uzuegbunam ngay cả khi anh ta không thể hoặc chọn không định lượng thiệt hại đó về mặt kinh tế.”

Có vẻ như đây là lần đầu tiên trong hơn 15 năm đứng trên tòa án, chánh án đã đệ đơn một người bất đồng chính kiến ​​trong một vụ kiện gây tranh cãi. Những điều này là dựa trên phân tích của Adam Feldman, người tạo ra blog Empirical SCOTUS, chuyên theo dõi dữ liệu của tòa án.

Như CBN News đã đưa tin, Uzuegbunam đã từng là sinh viên tại trường đại học Georgia Gwinnett (GGC) ở Lawrenceville, GA, vào mùa hè năm 2016. Khi đang phát tài liệu tôn giáo cho các sinh viên khác, anh bị những bảo vệ của trường tiếp cận và nói rằng anh phải xin phép thì mới được truyền đạo và phải thực hiện việc này trong một “khu vực tự do ngôn luận”, Atlanta News Now đưa tin.

Uzuegbunam sau đó đã tuân thủ theo yêu cầu của trường nhưng lại bị các công nhân viên chức khác tiếp cận, những người này yêu cầu anh hãy ngừng việc truyền giáo trong khuôn viên trường vì có người phàn nàn.

“Các viên chức của trường đại học không thực sự quan tâm đến việc tôi đang đứng ở đâu, họ chỉ không thích những gì tôi đang nói. Vì vậy, họ viện ra những chính sách này để bịt miệng tôi,” Uzuegbunam nói.

Anh đã đệ đơn lên Tòa-án Quận Hoa Kỳ ở Atlanta để kiện trường đại học, khẳng định rằng các quyền hiến pháp của anh đã bị vi phạm. Trường đại học đã thay đổi chính sách của mình vào năm 2017. Hiện nay, sinh viên nói chung có thể biểu tình hoặc phân phát tài liệu ở bất cứ đâu và bất kỳ lúc nào trong khuôn viên trường mà không cần phải xin giấy phép trước. Trường đại học đã nói rằng họ sẽ không quay lại chính sách cũ của mình.

Dịch: Hoàng Gia

Nguồn: cbn.com

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi v tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like