Home Chuyên Đề Một Bí Mật Cổ Xưa Có Liên Quan Đến Cơ Đốc Giáo Được Tìm Thấy Trong Phong Tục Đón Năm Mới Của Người Trung Quốc

Một Bí Mật Cổ Xưa Có Liên Quan Đến Cơ Đốc Giáo Được Tìm Thấy Trong Phong Tục Đón Năm Mới Của Người Trung Quốc

by Sưu Tầm
30 đọc

Những người dân ở Trung Quốc vừa mới ăn mừng dịp lễ lớn nhất trong năm – Tết Nguyên Đán!

Hàng trăm triệu người gốc Hoa trên khắp thế giới đang có những bữa ăn sum họp cùng với các thành viên trong gia đình khi họ kỷ niệm năm con trâu, nhưng nhiều người không biết rằng có một thông điệp bí mật từ Đức Chúa Trời ẩn sâu trong truyền thống của họ.

Có ít nhất năm việc chính mà mỗi gia đình Trung Quốc phải làm trong dịp Tết Nguyên Đán. Đầu tiên, treo đồ trang trí. Thứ hai, tặng bao lì xì và quà biếu cho bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Thứ ba, ăn những bữa cơm sum họp truyền thống cùng các thành viên trong gia đình. Thứ tư, đốt pháo.

Và điều thứ năm mà nhà nào cũng làm trong dịp Tết có chứa một bí mật mà ít người Trung Quốc nào biết được.

Mọi gia đình ở Trung Quốc đều treo đồ trang trí cho Tết Nguyên đán và mọi con phố, tòa nhà, ngôi nhà đều được trang trí bằng màu đỏ. Màu đỏ là màu chủ đạo cho mọi lễ hội. Trang trí mang tính biểu tượng nhất là các câu chúc mà các gia đình thường treo bên ngoài các trụ cửa nhà họ.

Các câu chúc này được lấy từ thơ ca Trung Quốc mang lại hy vọng và lời cổ vũ tốt lành cho năm mới, nhưng ý nghĩa cổ xưa của chúng không chỉ có vậy. Ý nghĩa cổ xưa của các câu chúc màu đỏ như máu dán trên các trụ cửa là để ngăn chặn các linh hồn ma quỷ xâm nhập vào nhà. Các biểu ngữ đỏ như máu báo hiệu cho ma quỷ không được động đến ngôi nhà vì nó đã được bảo vệ.

Các chuyên gia Trung Quốc không thể giải thích được phong tục này bắt nguồn từ đâu, nhưng họ cho rằng Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm theo lịch âm và báo hiệu thời khắc giao mùa. Điều này tương tự với ngày lễ lớn nhất trong năm của người Do Thái, Lễ Vượt Qua, cũng là lúc báo hiệu thời khắc giao mùa.

Trong Lễ Vượt Qua, người Do Thái nhớ về câu chuyện xa xưa khi gia đình của họ được bảo vệ khỏi tử thần vào đêm Đức Chúa Trời trừng phạt dân Ai Cập.

…Họ sẽ lấy máu bôi lên hai thanh dọc và thanh ngang cửa ra vào… Máu bôi trên nhà các con đang ở sẽ là dấu hiệu cho các con. Khi Ta hành hại Ai Cập, thấy máu đó thì Ta sẽ lướt qua và sẽ không có tai nạn nào giáng xuống tiêu diệt các con. (Xuất 12:7,13)

Đây có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?

Có thể là vậy, nhưng trong hàng ngàn năm, rất lâu trước khi có đạo Phật, đạo Giáo hay Nho giáo, người Trung Quốc đã cầu nguyện với vị Thần của mọi tạo vật, Shang Di 上帝 (Thượng Đế). Việc thờ phượng hàng năm trên núi Thái Sơn ở tỉnh Sơn Đông và việc dâng các tế lễ ở biên giới, có liên quan mật thiết đến tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa của người Do Thái dành cho El Shaddai (một danh khác của Đức Chúa Trời Toàn Năng).

Nghi thức tế Trời sớm nhất ở Trung Quốc được thực hiện bởi tổ phụ của người Trung Quốc, Haung Di. Huang Di di cư về phía đông đến Trung Quốc từ phương Tây và sống cùng thời với ba con trai của Nô-ê. Điều này giải thích tại sao nhiều câu chuyện trong sách Sáng-thế Ký, như Vườn Địa Đàng, Trận Đại Hồng Thủy và vụ án mạng của A-bên gây ra bởi Ca-in đều được kể lại chi tiết trong văn tự Trung Quốc cổ.

Việc người Trung Quốc dán các câu chúc đỏ như máu lên các cột cửa để bảo vệ ngôi nhà của họ là một sự mở đầu đáng kinh ngạc để chia sẻ về khái niệm Lễ Vượt Qua trong Kinh Thánh.

Một số gia đình Trung Quốc cũng thích dán một biểu ngữ khác trên cửa của họ. Đó là chữ “Phước/Phúc” 福 trong tiếng Trung Quốc . Chữ “Phước”, phát âm là fu 福, bao gồm các ký tự 礻(Chúa) + –口 (một người) + 田 (khu vườn).

Chữ Phước này là để nhớ lại cảm giác khi  Đức Chúa Trời ở cùng con người trong khu vườn là như thế nào.

Nhiều người Trung Quốc thích lật ngược chữ này khi dán trên cửa nhà họ, điều này có nghĩa là để cho phước lành tuôn chảy như sông.

Bí mật của phong tục thứ năm này trong văn hóa Trung Quốc là thật. Khi chúng ta được bao phủ bởi huyết của Chúa Giê-xu Christ, chúng ta được bảo vệ khỏi sự chết của tội lỗi và một lần nữa trải nghiệm khoảng thời gian khi Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta – đây là phước lành đầy quyền năng mà bất cứ ai trên đời này đều có thể hy vọng.

Dịch: Eunice Tu

Nguồn: Backtojerusalem.com

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi v tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like