Home Dưỡng Linh Nhận Diện Chính Mình – Bài 10: An ninh trong nhận diện

Nhận Diện Chính Mình – Bài 10: An ninh trong nhận diện

by AdrianChua
30 đọc

II Sa-mu-ên 2:1 (BTT) – “Sau điều đó, Đa-vít cầu vấn Đức Giê-hô-va như vầy: Tôi có nên đi lên trong một thành nào của xứ Giu-đa chăng? Đức Giê-hô-va đáp cùng người rằng: Hãy đi lên. Đa-vít tiếp: Tôi phải lên trong thành nào? Đức Giê-hô-va đáp: Hếp-rôn”.

Vua Sau-lơ thác lúc Đa-vít khoảng tầm ba mươi. Ông có bốn người con trai, đáng tiếc thay, trong đó có ba người đã chết cùng ông trong chiến trận. Duy chỉ còn Ích-bô-sết, nhưng ông chẳng phải là một chiến binh hay có tài năng lãnh đạo, vì vậy mà cũng chẳng một người nào trong dân Y-sơ-ra-ên theo ông. Tất cả người Y-sơ-ra-ên biết rằng Đa-vít là người thích hợp làm vua họ. Tuy nhiên, Đa-vít chối từ việc lật đổ Ích-bô-sết, ông chờ đợi đến thời điểm mà Đức Chúa Trời dành cho ông.

Đa-vít chẳng tranh giành lấy vương quyền mặc dù ông biết vận mệnh của của mình từ thuở niên thiếu – rằng ông sẽ được Sa-mu-ên xức dầu để làm vua dân Y-sơ-ra-ên (I Sa-mu-ên 16:13). Ông đáng lẽ có thể hiểu cái chết của Sau-lơ như là dấu hiệu Chúa đã dọn sẵn đường đi để ông là vua dân Y-sơ-ra-ên, nhưng ông đã không như vậy. Ông được an ninh trong nhận diện của mình tìm kiếm tấm lòng của Đức Chúa Trời. Ông đã chẳng tìm cách hoàn tất vận mệnh của mình, thay vào đó là đi theo ý muốn của Chúa. Khi chúng ta an ninh về nhận diện của bản thân, ta chẳng cần giành lấy một vị trí nào đó để mình có được nhận diện.

Đức Chúa Giê-xu Và Nhận diện Của Ngài

Lu-ca 2:42 (BTT)“Khi Ngài lên mười hai tuổi, theo lệ thường ngày lễ, cùng lên thành Giê-ru-sa-lem”.

Khi mười hai tuổi, Chúa Giê-xu đã biết rõ nhận diện của mình. Tuy vậy, ông vẫn tiếp tục sống mười tám năm tiếp theo là một người thợ mộc im hơi lặng tiếng. Sự an ninh và nhận diện của Ngài không gói gọn trong những gì Ngài đã làm. Thật diệu kỳ khi Con của Đức Chúa Trời, là Đấng sáng tạo nơi thiên đàng và thế giới này đã sống chín mươi phần trăm cuộc đời trên đất mà không lộ diện nhận diện thật của chính mình. Vậy mà, sau khi Đức Chúa Giê-xu thực hiện báp-têm bằng nước, Đức Chúa Cha nói rằng Ngài hài lòng về Chúa Giê-xu, mặc dù trước đó Chúa Giê-xu đã chẳng thực hiện phép lạ hay thắng lấy bất cứ linh hồn nào.

Ma-thi-ơ 3:17 (BTT)“Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng”.

Con Yêu Dấu Trước, Người Làm Công Sau

Chúng ta cần nhận ta rằng sự vâng lời của chúng ta chẳng phải là vì để đạt được tình yêu của Chúa. Chúng ta phải trở thành những chiến binh “tình yêu”, chúng ta đấu tranh vì vương quốc của Đức Chúa Trời vì chúng ta yêu sâu đậm Vị Vua.

Khi chúng ta không cảm thấy an ninh trong nhận diện của mình trong Đấng Christ, chúng ta sẽ luôn muốn làm gì đó để trở thành một ai đó. Trong vương quốc của Đức Chúa Trời, Chúa muốn chúng ta trở thành “một ai đó” (thiên về mối quan hệ) trước khi chúng ta làm gì (thiên về thành tựu). Chúa cũng cân nhắc về sự kết quả và hiệu quả, nhưng chúng ta vẫn luôn là mối quan tâm chính của Ngài. Chúa chẳng phải là một vị tướng trong quân đội, sẵn sàng hy sinh chúng ta như hy sinh những người lính để thắng lấy một cuộc chiến. Ngài chiến đấu vì chúng ta – chúng ta chính là mục đích của Ngài.

Một điều cực kỳ quan trọng đáng lưu ý đó chính là công việc của chúng ta cần phải thể hiện ta là ai. Mang lấy một nhận diện không an ninh trong Đấng Christ, chúng ta sẽ cảm thấy bản thân chẳng quan trọng hay đáng kể trong mắt người khác. Nhiều lần động cơ của chúng ta cho mục vụ bị bóp méo. Chúng ta làm việc cật lực để đạt lấy thành công và thể hiện giá trị của mình, và bởi vì chúng ta dùng toàn bộ sức mình, ta lại dần rơi rụng. Thay vào đó, ta nên làm việc từ vị trí thành công (là nhận biết Chúa và ta là ai trong Chúa) để đạt được thành công. Ta chẳng phải chứng minh một điều gì vì ta được yêu bởi một Đức Chúa Trời Vô Đối.

Chính vì vậy, việc hình thành nhận diện là một điều quan trọng. Nếu không, nhận diện sẽ hình thành chúng ta.

Khái Niệm Về Sự Xác Nhận Và Chấp Nhận Sai Lệch

Những người mang tâm linh mồ côi luôn cố gắng phấn đấu để nhận được tình yêu của Cha qua những thành tựu của mình trong sự nghiệp hoặc mục vụ. Cứ liên tục như vậy, chúng ta cố gắng đạt được những thứ to lớn để làm thỏa khát khao được chấp nhận từ sâu tận đáy lòng. Điều này khiến chúng ta bị lôi dẫn bởi sự thành công thay vì được dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh. Nếu chúng ta không suy nghĩ cách cẩn trọng, chúng ta rất có thể sẽ phục vụ Chúa bởi tham vọng thay vì sự vâng phục. Bị lôi kéo bởi cảm giác không xứng đáng bẩm sinh, chúng ta bôi thuốc cho bệnh tinh thần của mình qua sự kích thích về mặt thể chất, khoái lạc hoặc đau đớn.

Những người mang tâm linh mồ côi liên tục cố gắng kìm nén sự nhận thức về bệnh tinh thần, sự cô đơn và cảm giác không xứng đáng của mình bằng cách làm việc liên tục, chuyển từ mối quan hệ này sang sự hài lòng về mặc thể chất khác, có đời sống ái kỷ và nuông chiều bản thân. Tuy nhiên, càng nuông chiều bản thân, ta càng đắm mình trong sự nuông chiều mình, và lỗ hổng trong lòng ta sẽ trở nên càng lớn mà duy chỉ có tình yêu của Cha mới có thể lấp đầy những nhu cầu cảm xúc trong sâu thẳm mà ta có.

Mặc khác, những người bước đi trong địa vị làm con vốn dĩ biết rằng mình đã được chấp nhận trong Đấng Christ, và chính vì vậy mà họ có thể phục vụ người khác nhờ vào sự dư dật trong sự chấp nhận này, ngâm mình trong sự hiện diện và tình yêu của Chúa, và được mạnh sức bởi niềm vui vô tận nơi Đức Chúa Trời. Họ hiểu rằng việc đặt nền móng cho sự an ninh và đời sống chính mình trên bất cứ nơi nào khác ngoài Chúa chẳng khác nào xây nhà trên cát lún.

Nhận diện Thấp Kém Với Nhận diện Cao Trọng

Buồn thay, rất nhiều người trong chúng ta sau trải nghiệm được tái sinh lại tiếp tục chú trọng và quan tâm về nhận diện thế gian hơi và nhận diện thuộc linh. Chúng ta tiếp tục yêu nhận diện thấp kém hơn nhận diện cao trọng.

Chúng ta là những con trai, con gái của Chúa, mối quan hệ của chúng ta với Chúa không dựa trên những gì chúng ta làm; nhưng dựa trên việc chúng ta là ai. Nếu chúng ta không thật sự an ninh trong vị trí đó, ta sẽ luôn cố gắng hình thành nhận diện trong thế gian, qua những thành tựu, vật sở hữu, bề ngoài, chức vụ trong mục vụ, v..v Chúng ta sẽ cố gắng trở nên quan trọng và khiến mình an ninh trong nhận diện thế gian, là nhận diện kém xa nhận diện thuộc linh của chúng ta.

Chúng ta là những đứa con quý giá của Chúa, được nhận định bởi Cha và duy bởi mình Ngài. Chúng ta không nên để bản thân bị nhận định bởi ý kiến của người khác, và ta nên ngừng chấp nhận những gì người khác nói về mình hoặc gán cho mình. Nếu chúng ta không an ninh bởi việc ta là ai với Chúa, ta sẽ mãi yếu ớt trước sự nhận định của người khác về mình. Chúng ta cần ổn định điều này bởi “vấn đề nhận diện” là một phần quan trọng để có thể sống một đời sống dư dật.

Nguyện Chúa ban phước cho bạn!

Dịch: H.U

Tác giả: Adrian Chua

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like