Home Chuyên Đề Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn – Phần 6: Sự thiếu thốn tình yêu thương dẫn đến chứng “đồng phụ thuộc” (Co-dependence)

Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn – Phần 6: Sự thiếu thốn tình yêu thương dẫn đến chứng “đồng phụ thuộc” (Co-dependence)

by AdrianChua
30 đọc

Sự thiếu thốn tình yêu đã gây ra hai hệ luỵ đáng sợ đó chính là sự thu mình và kìm nén tình cảm bên trong đứa trẻ cũng như khiến chúng ta nhận định sai về bản thân, điều đã tiêm nhiễm vào bên trong mình căn bệnh được gọi là đồng phụ thuộc.

Chứng đồng phụ thuộc đã được biết đến đầu tiên vào những năm 70 với thuật ngữ “đồng nghiện rượu” (co-alcoholism), ngữ vựng mới này được gọi bởi các chuyên gia nghiên cứu chất gây nghiện khi phát hiện rằng từng thành viên trong gia đình người nghiện rượu đóng một vai trò độc đáo trong việc duy trì quá trình nghiện của người đó trong lúc làm việc với họ và gia đình. Nghĩa là, người nghiện bị phụ thuộc vào rượu và các thành viên trong gia đình bị phụ thuộc vào người nghiện rượu. Họ có nhu cầu trở nên người đáp ứng nhu cầu cho người bị nghiện.

Tuy nhiên, đến những năm 80, thuật ngữ này trở nên bao quát hơn và được công nhận là một dạng rối loạn riêng biệt. Hiểu theo nghĩa rộng nhất, nó làm cơ sở cho tất cả các triệu chứng nghiện khác và nó còn được biết đến như một triệu chứng nghiện, nhưng là nghiện con người. Nói một cách đơn giản, đó là việc con người tiếp cận với con người nhằm cố gắng khỏa lấp một khoảng trống sâu thẳm bên trong mà các chuyên gia thường sử dụng thuật ngữ “chứng lệ thuộc không lành mạnh vào con người (unhealthy people dependency)”.

Nguồn gốc của chứng đồng phụ thuộc bắt đầu từ sự kìm nén cảm xúc của chính mình mà thường là hệ luỵ do một gia đình rối loạn và thiếu hụt tình yêu thương gây ra. Mặt khác, đồng phụ thuộc là một chứng bệnh của sự đánh mất đặc trưng cá nhân. Bởi lẽ họ quá tập trung và bận tâm đến nhu cầu của người khác đến nỗi bỏ quên con người thật của mình khiến cho nhận diện bản thân bị suy giảm hoặc hoàn toàn mất đi vì thế họ phải sống trong tình trạng rối loạn nhân cách và khủng hoảng.

Những nạn nhân mắc chứng đồng phụ thuộc có thể cản trở sự phát triển bên trong của người khác song vẫn tin cách ích kỷ rằng họ đang giúp đỡ người này. Họ cũng có thể can thiệp vào quy luật cơ bản của cuộc sống – luật nhân quả. Bằng cách can thiệp và giải cứu, người mắc chứng đồng phụ thuộc nhận trách nhiệm từ những người khác đổ lên họ và rồi gây hại cho chính mình cùng những người có liên quan. Chứng đồng phụ thuộc là một trong những tình trạng phổ biến gây nên sự rối loạn và đau khổ trên thế giới. Tuy nhiên, các triệu chứng và biển hiện của nó lại khó phát hiện và chẩn đoán nên rất khó xác định.

Thêm vào đó, triệu chứng của chứng đồng phụ thuộc còn có thể ẩn nấp đằng sau hành vi hạ thấp giá trị bản thân. Những người tự nhận định giá trị bản thân thấp kém không tin rằng mọi người cần họ vì chính họ hay vì quý trọng mối liên hệ với họ. Hơn nữa, họ chỉ cảm thấy an toàn trong những mối quan hệ mà đối phương cần mình nên họ luôn tìm đến những người cần họ. Vì lẽ đó họ thấy bản thân có sự cuốn hút từ phía những người cần sự giúp đỡ, là những người không thể xây dựng những mối quan hệ lành mạnh; thế là họ bị mắc kẹt trong một vòng tròn khép kín của việc bị khước từ và chứng đồng phụ thuộc hết lần này đến lần khác.

Điều này đặc biệt đúng trong mối quan hệ hôn nhân. Chúng ta cần hiểu rằng điều đó không phải là nhu cầu mà là sự khao khát xây dựng một mối liên hệ bền vững. Thật vậy, để xây dựng một mối quan hệ hôn nhân lành mạnh, chúng ta cần làm cho bản thân trở nên thu hút và tạo sự khao khát đối với người phối ngẫu của mình. Nhưng đừng khiến đối phương cần đến chúng ta, đây là sai lầm phổ biến gây nên bởi các nạn nhân của chứng đồng phụ thuộc hay rối loạn nhân cách phụ thuộc trong mối quan hệ hôn nhân. Trong sự bất an của mình, hành vi của họ đẩy người phối ngẫu ra xa thay vì kéo họ lại gần trong sự thân mật. Một mối quan hệ hôn nhân lành mạnh cần có sự tương hỗ cho nhau, đó là sự tin cậy và phụ thuộc lẫn nhau chứ không phải là đồng lệ thuộc.

Hãy cùng xem xét một số đặc tính của chứng đồng phụ thuộc:

  • Bị ám ảnh và có xu hướng phải phụ thuộc vào người khác;
  • Cố gắng kiểm soát và thao túng người mà họ phụ thuộc vào;
  • Ở trong mối quan hệ thiếu tôn trọng với người họ lệ thuộc dù yêu hay ghét;
  • Tạo ra những ranh giới và che giấu cảm nhận (thân thể và cảm xúc);
  • Lo lắng và thất vọng về những thứ không thể thay đổi;
  • Có suy nghĩ là hạnh phúc phải phụ thuộc vào người khác;
  • Có trách nhiệm quá lớn đối với người khác;
  • Thờ ơ với sức khỏe và lợi ích của bản thân;
  • Lòng tự trọng thấp;
  • Nhạy cảm với những tổn thương cảm xúc;
  • Thay đổi tính cách đột ngột;
  • Không ngừng tìm kiếm thứ gì đó còn thiếu trong cuộc sống;

Khi chúng ta sống trong tâm thế bị lệ thuộc và tự hạ thấp bản thân, quá chú tâm vào người khác, chúng ta sẽ luôn cảm thấy thiếu một điều gì đó và theo cách gì đó cũng không khỏa lấp. Bởi lẽ chúng ta sẽ không hạnh phúc, cảm thấy căng thẳng, trống rỗng, đau khổ, tồi tệ hoặc tê liệt cảm xúc.

Người mắc chứng đồng phụ thuộc chú trọng tạo sự chú ý cá nhân. Họ luôn cảm thấy rất cần, một số khác luôn tìm kiếm sự giúp đỡ vì họ cần trở nên cần thiết đối với người khác. Họ không bao giờ cảm thấy thỏa mãn, giống như một con đia đeo bám và hấp thụ mọi thứ nhưng không bao giờ no đầy. Họ có thể tham dự hết khóa học này đến khóa học khác mà không đem lại bất kỳ thay đổi đáng kể nào.

Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp tục đánh giá sự mật thiết và tình yêu từ phía mọi người cao hơn những gì Chúa có thể làm cho mình, chúng ta sẽ tiếp tục sống với khoảng trống nội tâm. Cuối cùng chúng ta phải thừa nhận rằng chỉ có Chúa mới có thể đáp ứng những nhu cầu tinh thần sâu sắc về sự đảm bảo, giá trị và tầm quan trọng của bản thân. Chỉ một mình Ngài mới có thể lấp đầy, làm thỏa mãn và mang lại niềm vui trọn vẹn như lời Chúa có chép rằng: “Vì Ngài làm cho lòng khao khát được thỏa thích, Khiến cho hồn đói được đầy dẫy vật tốt” (Thi-thiên 107:9).

Dịch: Someone

Nguồn: Adrian Chua

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like