Home Chuyên Đề Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn – Phần 4: Thiếu yêu thương dẫn đến các vấn đề nhân cách và cảm giác bị chối từ

Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn – Phần 4: Thiếu yêu thương dẫn đến các vấn đề nhân cách và cảm giác bị chối từ

by AdrianChua
30 đọc

Mối quan hệ cốt lõi trong đời sống chúng ta cũng là mối liên hệ sớm nhất là mối liên hệ với chính mình đã được hình thành khi chúng ta còn trẻ. Khi còn nhỏ, những lời chỉ trích và từ chối từ những người có quyền trên chúng ta như cha mẹ, người giám hộ, giáo viên,… thường in sâu trong tâm khảm chúng ta và định hình nhận định của chúng ta về chính bản thân mình để rồi sau đó chúng ta dành cả đời để xác nhận giá trị bản thân mình. Đáng buồn thay, nếu chúng ta lớn lên trong một gia đình rối loạn, đứa trẻ nhỏ bé sâu bên trong chúng ta sẽ tin rằng nó không xứng đáng được yêu thương. Vì vậy mà dễ thường điều đó lại trở nên nền tảng chúng ta xây dựng những cá tính riêng hay nhân cách mình trên đó.

Tuy nhiên, chúng ta cần học cách chịu trách nhiệm thay vì đổ lỗi. Chúng ta cần nhận thức được những cảm xúc của mình chứ không phải trở nên nạn nhân của chúng. Chúng ta cần chữa lành và nuôi dưỡng đứa trẻ nội tâm của mình và không cho phép những tổn thương của chúng ta kiểm soát hoặc điều khiển cuộc sống mình cả khi việc bị khước từ gây ra nỗi đau lớn về mặt cảm xúc.

Các nghiên cứu MRI chức năng tiết lộ rằng các khu vực trong não bộ được kích hoạt giống nhau khi chúng ta trải qua cảm giác bị từ chối hay nỗi đau thể xác. Nói cách khác, việc bị khước từ khiến chúng ta tổn thương vì chúng bắt chước sự tác động của những nỗi đau về thể xác trên não bộ chúng ta. Việc bị khước từ cũng là một dạng chấn thương tâm lý mà chúng có thể điều trị được cũng như phải nên được điều trị.

Bên cạnh đó, bị khước từ còn huỷ hoại lòng tự trọng, chúng phá hỏng cá tính lẫn mục đích sống của chúng ta. Chúng cũng gây ra các tổn thương sâu sắc về mặt cảm xúc và dẫn đến nhiều hệ luỵ như sự thoái lui, vô cảm, nổi loạn, những phản ứng thái quá lẫn những hành vi nghiện ngập lẫn lạm dụng hay thậm chí là rối loạn giới tính. Đó cũng chính là lý do vì sao nó trở nên một trong những công cụ hữu hiệu nhất mà ma quỷ sử dụng để huỷ phá cuộc đời chúng ta. Mục tiêu của kẻ thù là khiến cho cảm xúc chất chứa đầy trong lòng chúng ta và rồi sau đó chống lại những cảm nhận bên trong chúng ta với người khác hay thậm chí với Chúa. Vì vậy mà chúng ta thường có khuynh hướng đối xử với người khác theo cách chúng ta cảm nhận về họ.

Bị khước từ cũng có thể khiến cho bản thân cảm thấy mình là trung tâm hay người vĩ đại, nghĩa là quá tập chú vào bản thân mình song lại thiếu sự quan tâm và đồng cảm với người khác, cả khi theo đuổi người khác để có được sự ngưỡng mộ và tán thành. Những người có tính cách như vậy thường mang tham vọng được giàu sang, có quyền lực và sắc đẹp cũng như cần người khác phải ngưỡng mộ sự vĩ đại của họ. Tuy nhiên, thay vì quan tâm đến nhu cầu của người khác thì chúng ta lại khao khát mọi thứ và lợi dụng người khác, xem họ như phương tiện để đạt được điều chúng ta khao khát chứ không phải họ nhận được điều đó. Thực tế, mọi kiểu tham vọng hay mê đắm đều có thể đến từ quá trình này, quá trình “phòng thủ thay thế”. Song, đáng buồn thay, ẩn sâu bên trong bức tường này lại là một tâm hồn trống rỗng chứa đầy ghen tị và giận dữ.

Thật vậy, bị từ chối dẫn đến rất nhiều hệ luỵ ảnh hưởng đa dạng và rộng rãi từ người này sang người kia. Dưới đây là một số biểu hiện thông thường của việc bị khước từ:

– Tồn tại những nhân bản bịa đặt hay sống không thật với bản thân (tự trở nên ai đó không như chúng ta mọi ngày chỉ vì muốn được chấp nhận).

– Khuynh hướng khước từ người khác để không bị họ từ chối trước.

–  Nhu cầu cần phù hợp với người khác hay được chấp nhận và phải là một phần của mọi thứ.

– Tự thấy mình đáng thương và cảm thấy tồi tệ vì cảm giác chỉ có một mình.

– Không có khả năng được chỉnh sửa hay nhận những lời góp ý gây dựng (vì xem đó cũng giống như việc bị khước từ). Tính bướng bỉnh cũng có thể xuất phát từ sự bị từ chối vì lý do tương tự. Tuy nhiên, một số người lại phát triển thành những tính cách bảo thủ, ngoan cố và cho mình phải luôn đúng trong mọi điều nếu không sẽ cảm thấy mình vô dụng. Đó cũng vì “danh tiếng và tầm quan trọng của bản thân” (nhân dạng của chúng ta) dựa trên những gì chúng ta cho là đúng. 

– Cảm thấy vô dụng, bất an hay tuyệt vọng.

– Tìm kiếm sự chấp thuận của cha mẹ theo những cách không lành mạnh và định lượng giá trị bản thân dựa trên những gì họ nghĩ về mình. – Lòng đố kị, ghen tị và thậm chí là chán ghét cũng có thể bắt nguồn từ việc bị khước từ.

Dịch: Someone

Nguồn: Adrian Chua

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like