Home Chuyên Đề Lịch Sử Truyền Giáo: William Cameron Townsend

Lịch Sử Truyền Giáo: William Cameron Townsend

by thetravelingteam.org
30 đọc

“Nhà truyền giáo vĩ đại nhất là Kinh Thánh trong tiếng mẹ đẻ. Nó không cần nghỉ phép và không bao giờ bị xem là người ngoại quốc” – William Cameron Townsend.

William Cameron Townsend là một trong ba nhà lãnh đạo truyền giáo có ảnh hưởng lớn nhất trong hai thế kỷ vừa qua. Đây là tuyên bố của Ralph Winter sau khi nghe tin Townsend đã qua đời trong năm 1982. ‘Cameron’ sinh tại California năm 1896 khi đất nước đang trong tình trạng đói kém. Ông lớn lên trong Giáo hội Trưởng lão và quyết định ở lại California, ghi danh vào Đại học Phương Tây thuộc Los Angeles.

Vào lúc đó, ảnh hưởng của phong trào Sinh viên Tình nguyện (SVM), mặc dù đã xuất hiện rất sớm, đã có đủ đà tăng trưởng để tiếp cận từ bờ biển phía Đông đến Cameron ở phía Tây. Trong năm học thứ ba của Townsend, John R.Mott, người dẫn đầu phong trào, đến viếng thăm trường và thách thức thế hệ sinh viên này hiến dâng cuộc đời mình cho công tác truyền giáo thế giới. Cameron đã gặp gỡ Mott và tham gia SVM, kết ước cuộc đời mình cho Đại Mạng Lệnh. Ông đã đầu quân cho lực lượng Vệ binh quốc gia năm 1917, và chuẩn bị để phục vụ đất nước trong chiến tranh, khi ông bị thách thức bởi một nhà truyền giáo đang nghỉ phép để cam kết với phong trào SVM đi đến cánh cánh đồng truyền giáo thay vì chiến trường. Ông đã nộp đơn xin giải ngũ để trở thành nhà truyền giáo tại Guatemala và rất ngạc nhiên khi được chấp thuận bởi sĩ quan chỉ huy.

Ông chuyển đến Guatemala vào tháng 8 năm 1917, với một hiệp hội Kinh Thánh đang bán Kinh Thánh tiếng Tây Ban Nha tại đó. Ông đã cam kết phục vụ 1 năm ở Guatemala, và khi gần kết thúc cam kết đó, trong một ngày, điều gì đó đã hoàn toàn thay đổi quan điểm và cuối cùng là cả lịch sử cuộc đời truyền giáo của ông. Một buổi chiều hôm đó, một người Ấn Độ thuộc nhóm dân Cakchiquel mà Cameron đang sống giữa họ suốt vài tháng qua, đến gần bàn làm việc của ông và tò mò nhìn vào cuốn Kinh Thánh tiếng Tây Ban Nha, thắc mắc nó là gì. Townsend giải thích cho người đàn ông hiểu rằng đó là lời của Đức Chúa Trời, Đấng tạo dựng nên loài người. Người đàn ông trả lời một cách mỉa mai, “Nếu Chúa của ông khôn ngoan như vậy, tại sao Ngài không nói ngôn ngữ của tôi”? Cameron đã sửng sốt khi thấy người đàn ông này, dù sống tại Guatemala, là một trong số 200.000 người Cakchiquel và không nói tiếng Tây Ban Nha. Lời phê bình gay gắt đó đã để lại cho Cameron một vết sẹo không bao giờ lành. Nó bắt đầu trở thành gánh nặng cho ông khi có hàng ngàn con người, và hàng trăm nhóm sắc tộc khác, không có một trang Kinh Thánh nào viết trong ngôn ngữ của họ.

Townsend quyết định không trở về sau chuyến công tác một năm của mình. Ông đã dành 13 năm tiếp theo của đời mình cho nhóm dân Cakchiquel, dịch Kinh Thánh sang ngôn ngữ của họ chỉ trong vòng 10 năm. Cameron đã để cho Phúc Âm bị trì hoãn. Ông bắt đầu thành lập một tổ chức có tên gọi Hiệp hội Dịch Kinh Thánh WyCliffe, đặt tên theo người đầu tiên đã dịch Kinh Thánh sang tiếng Anh. Lo ngại về các nhóm dân tộc thiểu số khác, Townsend đã mở Trại hè Wycliffe trong năm 1934 tại Arkansas. Kỳ trại hướng đến việc huấn luyện những người trẻ về ngôn ngữ học cơ bản và các phương pháp dịch thuật. Có 2 sinh viên đã theo học. Năm kế tiếp, sau một cuộc tập huấn với 5 người đàn ông tham dự, Townsend đã đưa 5 người này đến Mexico để bắt đầu làm việc trên cánh đồng. Khởi đầu nhỏ bé này đã phát triển lên thành “Học viện ngôn ngữ học mùa hè” (SIL), Hiệp hội Dịch Kinh Thánh WyCliffe, và tổ chức Wycliffe Associates. Không có nhóm dân tộc nào được coi là quá nhỏ bé, không có ngôn ngữ nào được coi là quá khó. Những người tiên phong tiếp tục mở ra những bước đi mới trong nhiều lĩnh vực trên thế giới. Các tiêu chuẩn cao nhất về ngôn ngữ học và định hướng nhân chủng học được duy trì. Các buổi nhóm được nhấn mạnh. Tất cả các công việc trên cánh đồng được hoàn thành với sự hợp tác của chính phủ địa phương, các trường đại học và các nhóm từ thiện. Những phần trong Kinh Thánh Cơ đốc giáo được dịch cho nhiều người trong tiếng mẹ đẻ của họ, tiếng nói của lòng họ.

“Chú Cam” được biết đến là thành viên của Hiệp hội Dịch Kinh Thánh Wycliffe, cũng được ghi nhận đã bắt đầu kỷ nguyên truyền giáo cuối cùng mà chúng ta đang sống ngày nay. Đó là kỷ nguyên không chỉ tập trung vào việc chạm đến các châu lục và quốc gia nội lục, mà là mọi nhóm dân tộc khác nhau trên thế giới. Trọng tâm của những con người này là cam kết tiên phong trong mọi ngôn ngữ của các nhóm dân tộc, theo nghĩa gốc là “muôn dân” (ethnos) như được sử dụng trong Tân ước và Đại Mạng Lệnh.

Cameron thật sự là một trong những nhà tiên phong trong công tác truyền giáo vĩ đại nhất ở thời đại chúng ta. Ngày nay, tổ chức Wycliffe hướng đến mục tiêu dịch Kinh Thánh sang mọi thứ tiếng trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng hơn 3.000 ngôn ngữ trên thế giới chưa có Kinh Thánh, nhưng khoảng 4.000 ngôn ngữ vẫn còn thiếu nhiều phần trong tiếng bản địa của họ, tất cả điều này chỉ vì Cameron đã vấp chân trong khái niệm “Các nhóm Dân Tộc”.

Dịch: NCMV

Nguồn: thetravelingteam.org

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like