Home Dưỡng Linh Vì Sao Chúng Ta Tranh Cãi?

Vì Sao Chúng Ta Tranh Cãi?

by Rick Warren
30 đọc

“Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng chăm về lợi kẻ khác nữa. Hãy có đồng một tâm tình với Đấng Christ đã có”Phi-líp 2:4-5 (BTT).

 Khi bạn muốn giải quyết mâu thuẫn cùng ai, trước hết bản thân bạn phải thừa nhận phần lỗi của mình. Bạn sau đó cũng cần phải lắng nghe thương tổn và quan điểm của người đó.

Chúng ta nghĩ rằng thường khi tranh cãi; ta tranh cãi để bảo vệ các quan điểm và ý kiến cá nhân. Nhưng thực chất tranh cãi thường đến từ cảm xúc. Khi một mâu thuẫn nảy sinh, sẽ có người bị tổn thương. Sẽ có người cảm thấy bị xúc phạm. Sẽ có người cảm thấy bị xem nhẹ. Chẳng phải bởi quan điểm mà sinh ra tranh cãi. Lý do đằng sau quan điểm dẫn tới tranh cãi chính là cảm xúc.

Người từng bị tổn thương có xu hướng làm thương tổn người khác. Nỗi đau càng sâu sắc, người đó càng muốn đả kích mọi người xung quanh. Còn người không bị tổn thương sẽ chẳng đi làm đau người khác. Người được yêu thương có xu hướng yêu thương mọi người xung quanh. Bởi trong lòng người đó thường được đổ đầy sự vui mừng thì sẽ vui vẻ với người khác. Nhưng người chịu tổn thương trong lòng sẽ đi làm tổn thương và tấn công người khác.

Nếu bạn muốn kết nối với người khác, bạn cần phải bắt đầu với nhu cầu, tổn thương và lợi ích của họ. Cũng như để trở thành một người bán hàng giỏi, bạn không bắt đầu với sản phẩm của mình. Nhưng bạn bắt đầu với nhu cầu của khách hàng, với tổn thương của khách hàng và lợi ích cho khách hàng. Nếu bạn muốn trở thành một vị giáo sự tài ba hay mục sư, bất kì ai, bạn cũng phải bắt đầu với nhu cầu, tổn thương và lợi ích của con người.

Trong Phi-líp 2:4-5 (BTT) có chép: “Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng chăm về lợi kẻ khác nữa. Hãy có đồng một tâm tình với Đấng Christ đã có”.

Bạn có thường phải gắng sức bắt người mà bạn mâu thuẫn cùng phải đặt mình trong vị trí của bạn nhưng bạn lại không đặt mình vào vị trí của họ không? Có lẽ bạn đang bận nói mà quên nghe, và đó là lí do khiến bạn bị cuốn đi càng ngày càng xa.

Bạn cần phải di dời mối quan tâm từ nhu cầu của bản thân sang nhu cầu của người khác. Bạn sẽ có hướng giải quyết mâu thuẫn nhờ vào cách mà bạn nhìn nhận vấn đề. Từ “chăm” trong Phi-líp 2:4 bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp scopos. Nhờ đó mà có hai từ tiếng Anh “microscope”kính hiển vi“telescope” – kính thiên văn.

Scopos ở đây nghĩa là chú tâm. Vế sau nói rằng chúng ta nên có đồng một tâm tình như Đức Chúa Giê-xu. Nghĩa là bạn càng giống Chúa Giê-xu khi bạn chú tâm vào tổn thương của người khác hơn là của bạn.

Khi bạn chăm vào nhu cầu của người khác hơn là của mình thì bạn sẽ có cái nhìn rộng hơn về vấn đề của mình và có thể dễ dàng tìm ra hướng giải quyết.

Chúa Giê-xu là hình mẫu cho bạn để bạn tập cách chăm xem lợi ích của người khác? Làm thế nào để bạn học cách quan tâm nhu cầu người khác? Bạn cần phải chuẩn bị điều gì ở bản thân trước khi tìm cách giải quyết mâu thuẫn để bạn có thể nghe và chăm xem lợi ích của người khác?

Hãy cầu nguyện cùng tôi:

“ Lạy Chúa xin thương xót con vì nhiều lúc con tưởng mình đang tranh cãi vì bảo vệ quan điểm cá nhân mà vô tình làm tổn thương người khác. Chúa là Đấng dò xét trong trí và thử nghiệm trong lòng con, Ngài biết rõ khi tranh cãi, suy nghĩ của con chẳng thật sự tốt đẹp. Xin Chúa giờ đây mở tấm lòng con để con thông cảm với người khác và đặt mình vào vị trí của họ. Xin cho con nhìn người khác như cách Chúa nhìn con, xin cho con yêu người lân cận như Chúa hằng yêu con. Xin Chúa giúp con giờ đây có thể chăm về nhu cầu và lợi ích của người khác hơn là chỉ của riêng mình. Và Chúa phán rằng: “phước cho những kẻ làm cho người hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời”. Xin giúp con luôn nhận biết rằng Chúa đã sẵn sàng hi sinh Con Một đến và hòa giải mối liên hệ của Cha cùng thế gian thì chính con cũng phải hạ cái tôi của mình xuống mà làm hòa với anh em mình.

Trong danh Chúa Giê-xu con cầu nguyện. Amen!”

Biên dịch: H.U.

Nguồn: Rick Warren

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like