Home Dưỡng Linh Mạnh Sức Trong Chúa 6 – Niềm hy vọng qua sự yên ủi của Kinh Thánh

Mạnh Sức Trong Chúa 6 – Niềm hy vọng qua sự yên ủi của Kinh Thánh

by AdrianChua
30 đọc

Sách Rô-ma 15: 4 đã chép:

“Vả, mọi sự đã chép từ xưa đều để dạy dỗ chúng ta, hầu cho bởi sự nhịn nhục và sự yên ủi của Kinh Thánh dạy mà chúng ta được sự trông cậy.”

Kinh Thánh được viết để dạy chúng ta và qua lời đã chép từ xưa, chúng ta có thể tìm thấy hy vọng, sự nhịn nhục, sức chịu đựng và sự khích lệ. Đọc Kinh Thánh sẽ trang bị cho chúng ta sức chịu đựng, trước tiên, bằng cách dạy chúng ta về bản tính của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh dẫn chúng ta đến một Đức Chúa Trời đầy quyền năng, khôn ngoan, tốt lành, nhân từ, thương xót, hay khoan dung và yêu thương. Ngài là một Đức Chúa Trời hoàn thành những gì Ngài bắt đầu và sẽ không bỏ rơi những người thành tâm tìm kiếm Ngài. Khi thời điểm khó khăn và hoang mang, và các tình huống có vẻ rắc rối và đáng lo, Kinh Thánh cho chúng ta sức mạnh để tiếp tục bởi vì chúng ta có thể tự tin về người mà chúng ta đang bám vào. Bằng cách hướng tới bản tính, sức mạnh và sự đáng tin cậy của Chúa, chúng ta có hy vọng để tiếp bước.

Tuy nhiên, trong câu Kinh Thánh này, Phao-lô dường như chỉ đề cập đến Kinh Thánh Cựu Ước vì đó là Kinh Thánh duy nhất mà Phao-lô biết vào thời bấy giờ, và có lẽ Phao-lô cũng cho rằng những người đương dạy đã quen thuộc với những câu chuyện và giáo lý trong Sách Cựu Ước. Do đó, sẽ đúng khi nói rằng nếu không nắm bắt cơ bản về Sách Cựu Ước, chúng ta khó có thể có được hy vọng từ sự yên ủi của Kinh Thánh.

Đáng buồn thay, nhiều Cơ Đốc nhân không dành nhiều thời gian để đọc Sách Cựu Ước. Không có Sách Cựu Ước, chúng ta thiếu một phần chính trong sự mặc khải của Đức Chúa Trời về bản chất và bản tính của Ngài. Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải chăm chỉ đọc Kinh Thánh Cựu Ước, và chúng ta cần tiếp tục học nó, cầu nguyện, đọc đi đọc lại bởi vì đó là sự mặc khải bằng văn bản của Chúa. Kết quả là chúng ta có thể có hy vọng và tất cả chúng ta đều cần hy vọng!

Sự Kiên nhẫn

Nhiều câu chuyện trong Sách Cựu Ước cho thấy những ví dụ về tính kiên trì và họ khuyến khích chúng ta kiên trì vượt qua thử thách.

Như chúng ta đã đọc trong Kinh Thánh về cách Áp-ra-ham kiên trì đức tin trong hơn 25 năm trước khi Đức Chúa Trời thực hiện lời hứa của mình về sự sẽ ban cho ông một đứa con trai và cách chết trong đức tin mà không sở hữu bất kỳ phần nào của Đất Hứa, ngoại trừ một mảnh đất chôn cất, đức tin của chúng ta được mạnh sức để chịu đựng qua nhiều lần Chúa không trả lời ngay những lời cầu nguyện của chúng ta. Hoặc khi chúng ta đọc câu chuyện về Giô-sép ở trong tù, bị buộc tội oan về một tội ác mà ông không phạm phải, nhưng cuối cùng Chúa đã giải quyết nó cho mục đích tốt đẹp và hoàn hảo của Ngài, nó khuyến khích chúng ta tin vào Chúa khi chúng ta bị người khác vu không và hiểu lầm . Khi chúng ta biết được Đa-vít đã khóc với Chúa như thế nào khi bị truy đuổi bởi những kẻ thù đang cố giết ông, chúng ta học cách đưa nan đề của mình lên Chúa và ca ngợi Ngài giữa những gặp nan đề như vậy.

Sự khích lệ

Sách Cựu Ước cũng mang đến cho chúng ta rất nhiều sự khích lệ khi nó cho chúng ta thấy bản tính và bản chất của Đức Chúa Trời và cách Ngài đối phó với những tội nhân sa ngã. Một trong những điều mặc khải đầu tiên của Ngài, Đức Chúa Trời đã chỉ ra với Môi-se rằng Ngài là “Giê-hô-va! Giê-hô-va! là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực,7 ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng, và tội lỗi; nhưng chẳng kể kẻ có tội là vô tội, và nhân tội tổ phụ phạt đến con cháu trải ba bốn đời.” (Xuất ê-díp-tô ký 34: 6-7). Sự mô tả này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong Sách Cựu Ước và chúng ta có thể thấy Chúa đã đối xử thương xót với những tội nhân không hoàn hảo đã phạm một số sai lầm khủng khiếp như thế nào – Áp-ra-ham, Gia-cốp, Đa-vít, và những người khác – và nó cũng mang đến cho chúng ta sự khích lệ lớn lao rằng Chúa cũng sẽ thương xót với chúng ta khi chúng ta thất bại.

 Sự Hy vọng

Đọc Sách Cựu Ước sẽ cho chúng ta hy vọng bởi vì nó cho chúng ta thấy rằng dù có thử thách, bất chấp những lời cầu nguyện chưa được trả lời hay bất chấp nhiều năm chờ đợi Chúa mà không thấy bất kỳ thay đổi nào trong hoàn cảnh của chúng ta, Đức Chúa Trời vẫn trung tín với lời hứa của Ngài. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta không đọc Sách Cựu Ước, chúng ta đang thiếu một nguồn hy vọng lớn giữa những thử thách của chúng ta.

Bây giờ chúng ta đang sống trong một thời đại mà chúng ta có đặc quyền của cả Sách Cựu Ước và Sách Tân Ước. Thông qua các ví dụ đặc biệt về sự kiên nhẫn được thể hiện bởi các vị Sứ Đồ trong Sách Cựu Ước và Tân Ước, chúng ta sẽ nhận được sự yên ủi và khích lệ nhiều hơn từ Kinh Thánh, điều này sẽ giúp xây dựng niềm tin và hy vọng lớn hơn.

Nếu bạn đã từng đến bất kỳ công viên quốc gia nào, có lẽ bạn đã nhìn thấy một dấu hiệu cảnh báo ở lối vào với những dòng chữ lớn “không được cho thú ăn”. Điều này là để ngăn chặn động vật trở nên phụ thuộc vào du khách sẽ cho chúng ăn, và sau đó mất khả năng tự tìm kiếm thức ăn. Nhiều động vật đã chết khi không có du khách đến để cho chúng ăn. Bất chấp cảnh báo, bạn vẫn có thể thấy nhiều người vẫn cho động vật ăn.

Đó là những gì đang xảy ra với chúng ta! Nhiều Cơ Đốc Nhân đã quá quen với việc mọi người cho chúng ta ăn những lời dạy trong Kinh Thánh khiến chúng ta đang mất khả năng thèm khát hoặc siêng năng để tự đọc Kinh Thánh. Do đó, nhiều người không biết Kinh Thánh đủ để nhận được sức mạnh và sự yên ủi từ Kinh Thánh và tìm thấy hy vọng.

 Giăng 14: 26 đã chép rằng:

“26 Nhưng Đấng Yên ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi.”

 Kinh Thánh chứa đầy những câu chuyện về lòng trung tín, sức mạnh và phép lạ của Chúa. Qua những câu chuyện này, chúng ta thấy Chúa đã đạt được những điều to lớn và vĩ đại trong những anh hùng đức tin này. Bằng cách suy gẫm về điều này, nó có thể khuyến khích và mạnh sức chúng ta rất nhiều trong Chúa. Vấn đề là chúng ta không quen thuộc với nhiều câu chuyện này. Chúng ta cần phải rất quen thuộc với những câu chuyện trong Kinh Thánh để Đức Thánh Linh có thể sử dụng chúng để mang lại hy vọng và khích lệ cho chúng ta trong những lúc tuyệt vọng. Để Đức Thánh Linh nhắc lại cho chứng ta nhớ mội điều Ngài đã phán thì trước tiên chúng ta phải biết điều đó đã.

 Dịch: Hoàng Gia

Nguồn: Arian Chua

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi vtintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like