Home Chuyên Đề Lịch Sử Bài Hát “Chúa Yêu Em”

Lịch Sử Bài Hát “Chúa Yêu Em”

by Sưu Tầm
30 đọc

Một trong những bài hát cho trẻ em, nổi tiếng khắp thế giới là bài “Chúa yêu em”. Dù vậy bài hát này cũng như bài ân điển lạ lùng là một phần của những kỷ niệm về kinh nghiệm với Chúa của nhiều người lớn. Đa số những người lớn ở Canada đã đi học lớp trường Chúa nhật hay lớp giáo lý vào lúc nhỏ. Kết quả là đa số những người ở Canada, dù có đi nhà thờ hay không đều có nhiều kỷ niệm đáng ghi nhớ về những kinh nghiệm ấu thơ. Lúc còn là thanh niên tôi thấy nhà thờ thật chán, và tránh đi nhà thờ để đi chơi gôn hay đi trượt tuyết vào sáng Chủ nhật. Nhưng lúc tôi còn bé, tôi nhớ mình rất thích đi học trường Chủ nhật và trông cho đến ngày để được đi học. Tôi vẫn luôn thích hát và một trong những bài thánh ca mà tôi ưa thích nhất lúc còn nhỏ là bài “Chúa yêu em”. Mặc dù tôi không biết Chúa Giê-xu một cách cá nhân, có một điều gì đấy đã làm tôi cảm động khi tôi hát bài đó ở trong lớp trường Chúa nhật. Nhiều năm sau, tôi vẫn có những cảm động sâu sắc bởi bài hát đơn giản đó.

Tiến sĩ Kart Bath là một trong những nhà trí thức tài giỏi và thâm tuý nhất của thế kỷ 20, ông viết rất nhiều tác phẩm về ý nghĩa của cuộc sống và đức tin. Có một thính giả một lần kia hỏi Tiến sĩ Bath: “Ông có thể tóm tắt điều ông viết trong tất cả những tác phẩm đó”. Tiến sĩ Bath suy nghĩ môt lát rồi nói: “Chúa yếu tôi, lòng tôi vui thay”. Nhà thần học người Đức, gốc Thụy Sĩ, Karl Bath, có lần đến thuyết trình ở trường thần học của viện Chicago. Cuối buổi diễn thuyết, vị hiệu trưởng của trường thần học, nói với cử toạ là Tiến sĩ Bath không được khỏe và hơi mệt, và dù ông nghĩ là Tiến sĩ Bath sẵn lòng để nghe những câu hỏi, ông ấy chắc không chịu nổi sự căng thẳng. Rồi vị hiệu trưởng nói:

“Do đó tôi sẽ thay mặt mọi người chỉ hỏi một câu hỏi thôi”. Ông quay sang Tiến sĩ Bath và hỏi: So sánh tất cả những nhận thức về thần học mà ông đã biết, nhận thức nào là quan trọng nhất?”

Đây là một câu hỏi hay để hỏi một người đã viết hàng ngàn trang sách về thần học. Những sinh viện ngồi với giấy và bút sẵn sàng để ghi chép. Họ muốn viết xuống tri thức đầu tiên của nhà thần học vĩ đại nhất trong thời đại của họ.

Tiến sĩ Bath nhắm mắt lại và suy nghĩ một chặp, rồi ông cười mở mắt ra nói với nhà thần học trẻ tuổi: “Sự nhận thức vĩ đại nhất mà tôi có được là Chúa Giê-xu yêu tôi, điều này tôi biết vì Kinh-Thánh bảo như thế”.

Khi Mao-Trạch Động muốn tiêu diệt Hội Thánh ở Trung Quốc, mọi sự có vẻ u ám. Dù vậy năm 1972,có một thông tin lan truyền bên ngoài nói rằng: “Những người biết điều này được bình an”. Nhà cầm quyền không hiểu được điều này, nhưng Cơ-đốc nhân khắp nơi trên thế giới biết ngay điều này chỉ về bài thánh ca nổi tiếng nhất trên thế giới của trẻ em. Một cách mầu nhiệm, Hội Thánh Trung Hoa, thay vì bị tiêu diệt, lại phát triển trong cơn bắt bớ, gia tăng từ 1.5 triệu tín hữu đến 80 triệu tín hữu vào năm 1993.

Tác giả của bài hát nổi tiếng cho trẻ em này là Anna Bartlett Warner, chị của nhà văn nổi tiếng ở thế kỷ 19: Susan B. Warner. Tiểu thuyết đầu tiên của Susan: “Thế giới rộng lớn” được nổi tiếng ngay và chỉ thua “Căn liều của chú Tom” là quyển tiểu thuyết nổi bật nhất ở Bắc Mỹ vào thế kỷ 19. Anna xuất bản cuốn tiểu thuyết của mình có tên là “Những đồng đô-la và những đồng xu với biệt hiệu ‘Amy Lothrop’. Anna và Susan hợp tác với nhau để viết 15 cuốn truyện và sách cho trẻ em. Không có người nào lập gia đình cả, do đó họ ở chung ở một căn nhà ở Constitution Island, ngay trước cửa trường đại học quân sự West Point. Hai chị em rất chú ý đến trường này, mà ở đó chú của họ Thomas Warner là một vị tuyên úy và giáo sư. Kết quả là họ mở cửa nhà để đón tiếp các học sinh và mở những lớp trường Chúa Nhật. Anna sống lâu hơn chị mình 30 năm và tiếp tục điều hành một trường Chúa nhật rất lớn trong suốt cuộc đời bà. Bà có một thói quen nhất định là viết một bài thánh ca mới cho các học sinh của mình mỗi tháng một lần.

Nhưng lời văn thật hay mà không có nhạc điệu thì không có ảnh hưởng gì trong lĩnh vực âm nhạc. Rồi William Bathchelor Bradbury, đọc được những lời của bài “Chúa Giê-xu yêu tôi”, và viết lên giai điệu bất hủ. 13 năm trước, Bradbury đã viết giai điệu cho bài thánh ca “Just As I Am”  mà ngày nay thường nghe thấy trong các buổi truyền giảng của Billy Graham. Vào năm 1862, Bradbury tìm thấy lời của bài: “Chúa Giê-xu yêu tôi” trong một cuốn sách bán chạy nhất vào thế kỷ 19, trong đó những lời này được viết như một bài thơ cho một đứa trẻ sắp chết, Johh Fox. Cùng với âm điệu của mình, Brabury thêm vào phần điệp khúc, phải “Giê-xu yêu em lắm, phải em được Chúa yêu”. Chỉ trong vài tháng, bài hát này đã làm rung động tấm lòng trẻ em ở Bắc Mỹ, và rồi ở khắp nơi trên thế giới. Ngay cả sau 130 năm, bài hát “Chúa yêu em”, vẫn là một bài thánh ca được yêu thích nhất trong lòng trẻ em trên toàn thế giới. Tại sao vậy? Tôi nghĩ rằng bởi vì tất cả chúng ta ở nơi sâu thẳm của lòng mình: đều cần biết là Chúa Giê-xu yêu chúng ta.

Tôi nói cho những người chưa biết Chúa ở vùng Syemour và Deep Cove là Chúa Giê-xu yêu họ. Có  nhiều người thành thật cám ơn tôi. Một bà nói thật tuyệt, chúng ta rất cần đến tình thương. Cám ơn. Một người khác nói: “Tôi sẽ cần đến Ngài một ngày gần đây”. Dù chúng ta ở trong hoàn cảnh nào, tất cả chúng ta cần biết rằng Chúa thật yêu thương chúng ta và lo liệu cho mỗi người trong chúng ta.

Tôi rất qúi ông nội tôi, dù có lúc ông rất xa cách và thận trọng. Ông tôi tự cho mình là người vô thần, không có thì giờ dành cho tôn giáo. Một ngày kia, tôi ngạc nhiên khám phá ra là ông tôi ngày xưa hoạt động tích cực trong ban hát cho đến khi người vợ đầu tiên của ông qua đời. Chỉ có một mình với hai đứa con nhỏ dưới 2 tuổi, ông trở nên cay đắng và không đến nhà thờ nữa. Khi ông tôi khoảng 80 tuổi, tôi nói chuyên với ông về thời kỳ đau buồn đó trong cuộc đời ông. Lúc đầu, ông nói là ông không muốn nhắc đến chuyện đó. Nhưng rồi ông bắt đầu kể lại. Truớc hết  ông nói là Chúa hành động một cách lạ lùng. Rồi ông nội vô thần của tôi bắt đầu hát bài: Chúa yêu em, lòng em vui thay” cho đứa con 3 tuổi của tôi. Con trai tôi bắt đầu nhảy múa trước mặt ông tôi, và một cảm xúc lạ lùng xảy đến cho ông tôi. Sau đó ít lâu, ông tôi bắt đầu nghe thánh ca lại. Lần kế tiếp khi tôi đến thăm ông, ông hát một cách ngẫu hứng: “Từ hầm mộ Ngài sống lại”. Hai năm sau, tôi đi dự tang lễ của ông tôi, tin chắc rằng: ông tôi đã khám phá lại được là Chúa Giê-xu cũng yêu ông nữa.

Chuyển ngữ: Thuý Anh

Nguồn: Jesus loves, this I Know” by St. Simon Anglican Church, North Vancouver

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like