Home Lời Chứng Những Lời Cầu Nguyện Của Cha Tôi

Những Lời Cầu Nguyện Của Cha Tôi

by Độc Giả
30 đọc

Tôi đã thấy cha tôi, Max, nhắm mắt cầu nguyện ở nhiều nơi khác nhau trong rất nhiều trường hợp. Ông cầu nguyện cho bữa ăn. Ông cầu nguyện cho ba chị em chúng tôi trước khi chúng tôi đi ngủ. Ông cầu nguyện cho những vết trầy của chúng tôi khi chúng tôi bị té xe đạp. Ông cầu nguyện cho chúng tôi trong xe trên đường đến trường học và khi chúng tôi ra khỏi nhà. Ông cầu nguyện cho chúng tôi qua điện thoại. Bây giờ ông cầu nguyện qua những lời nhắn, ông gửi tới trên điện thoại vào buổi sáng sớm. Tôi đã thấy ông cầu nguyện một mình với bạn bè, và với mẹ tôi, Denalyn.

Đối với tôi điều này thật hợp lý, và quyển sách mới nhất của ông là về sự cầu nguyện và sự đơn sơ của sự cầu nguyện. Ông đã viết cuốn sách “Trước khi nói amen: quyền năng của một lời cầu nguyện đơn sơ (Thomas Nelson), cuốn sách thứ 31 của ông ngay ở trước mắt tôi trong nhiều năm. Bây giờ cuốn sách này được in ra và đóng thành sách. Được ngồi nói chuyện với cha tôi và hỏi ông về cuốn sách này, và về đời sống cầu nguyện của ông là một kinh nghiệm hứng thú cho tôi. Điều này giống như tôi đã mở nắp xe hơi mà tôi đã có trong nhiều năm và cuối cùng thấy nó hoạt động như thế nào. Tôi nghĩ là mỗi đứa con cần phải ngồi lại và phỏng vấn cha mẹ mình, ngay cả khi đó không phải là để in ra trên báo. Có lý do để những bậc cha mẹ làm điều họ làm, và họ có thể có vài câu chuyện để chia sẻ mà bạn chưa được nghe bao giờ.

Cầu nguyện ở chiếc ghế của cha tôi. Có một chỗ mà tôi thường thấy cha tôi ngồi cầu nguyện khi tôi còn bé, là ở chiếc ghế trong phòng làm việc của ông ở nhà. Đó là thông lệ buổi sáng của ông, một thói quen bắt đầu từ lúc ông còn là sinh viên thực tập ở nhà thờ ở St.Louis, 1977. Trong 9 tháng ông và những sinh viên khác, phài dành thì giờ cho sự tĩnh nguyện từ 8:30 cho đến 9:30 sáng mỗi ngày. Cha tôi nhớ lại. Ba nhớ có một người nào đó nói là bạn phải đặt mục tiêu là thì giờ tĩnh nguyện của bạn là thì giờ vui thích trong ngày, đối với ba điều này khá lạ, bởi vì ba đã coi sự cầu nguyện là một bổn phận, chớ không phải một điều trông mong. Ba sẵn sàng làm điều đó cũng như ba sẵn lòng đánh răng, bởi vì bạn cần phải làm điều đó.

Điều này đòi hỏi nhiều năm, nhưng cuối cùng sự cầu nguyện cá nhân trở nên một nhu cầu cho cha tôi. Vào năm 1983, ông và mẹ tôi đi đến Brazil để thành lập Hội Thánh mới. Trong 5 năm mà cha mẹ tôi ở đó, họ có 2 đứa con đầu. Chị tôi và tôi, họ làm việc với một nhóm người không có kinh nghiệm gì về vấn đề thành lập Hội Thánh và họ tìm cách để học tiếng Brazil. Có những buổi Chủ Nhật, cha tôi nhớ lại là nhà thờ có nhiều người Mỹ đến nhóm, hơn là những người bản xứ.

“Sự lôi cuốn của ba cho sự cầu nguyện bắt đầu ở Brazil, bởi vì đó là công việc khó khăn nhất mà ba dự phần”, ông nói. Giữa lúc phải lo gây dựng một gia đình nhỏ, và lập Hội Thánh trong một xứ xa lạ, khoảng 7000 miles, cách xa miền Tây, Texas. Ông nội tôi được chẩn đoán mắc một chứng bệnh về thần kinh, cha tôi cảm thấy dường như không có việc gì trôi chảy cả. Cha tôi nói là trong những ngày đó ông rất hăng hái, nhưng khi mọi công việc khó khăn ở Brazil, hy vọng của ông đi xuống.

Cha mẹ tôi trở lại Texas, trong một kỳ nghỉ phép, để dành thì giờ ở với ông nội tôi, Papa Jack, khi bệnh của ông trở nên nặng hơn. Trong thời gian ở đó, có một người hàng xóm, cho cha tôi mượn một cuốn sách có tựa đề: “được định sẳn cho Ngai Vua” của Pau E. Billheimer. Cha tôi nói là quan điểm của Paul E. Billheimer là tất cả chúng ta đã được định sẵn để phục vụ Đấng Christ trong cõi đời đời và sự cầu nguyện là một sự huấn luyện, để chúng ta được sẵn sàng cho thiên đàng. Ba được thách thức để trao những nan đề của ba cho Chúa, nói chuyện với Chúa nhiều hơn và nghĩ về sự cầu nguyện như là một nguồn của sức mạnh.

Sau này, sự cầu nguyện là nguồn của sức mạnh, là một điều ba tôi nói ba tôi phải tranh chiến về vấn đề đó. Câu đầu tiên trong cuốn sách “Trước lời Amen” là một lời xưng tội. “Chào bạn, tôi tên là Max. Tôi là một người yếu đuối mới trở lại với sự cầu nguyện.” Bởi vì tôi chưa bao giờ coi cha tôi là một người yếu đuối trong sự cầu nguyện và vì tôi đã thấy ông cầu nguyện rất nhiều và tôi đã nghe ông khuyên tôi và những người khác nên cầu nguyện thường xuyên.Tôi cần ông cầu nguyện những điều này.

 Ông giải thích: “Khi ba đọc những lời cầu nguyện của những người khác, đời sống cầu nguyện của ba dường như rất yếu đuối so với họ. Ba nghe họ nói là họ cầu nguyện hằng giờ, cầu nguyện lớn tiếng và đam mê, và ba nói: “Tôi chỉ là một chiến sĩ cầu nguyện yếu đuối “. Khám phá mà ba tôi đã tìm được đã thật sự giúp ba nhận ra là không phải do nói lớn hay nói lâu thì  lời cầu nguyện có hiệu quả, đó là sự liên hệ với Chúa. Do đó, có nhiều buổi sáng tôi thấy cha tôi ngồi ở trong chiếc ghế của ông, với quyển Kinh Thánh đặt ở trong lòng. Sự cầu nguyện đối với ông bắt đầu ở chỗ mà mỗi người trong chúng ta cần bắt đầu, một cuộc nói chuyện đơn giản giữa bạn và Chúa.

Cầu nguyện với chúng tôi: Tôi là một người chơi bóng chuyển rất dở ở trung học. Tôi sẽ không bao giờ than phiền cha mẹ tôi nếu họ không tham dự 1 hay 2 trận đấu. Họ chằng bao giờ làm điều đó. Cha mẹ tôi tham dự tất cả mọi sinh hoạt của ba đứa chúng tôi, dù đó là một buổi chơi đàn dương cầm. Một buổi hoà nhạc của ban hát, hay một trận đấu vào ngày thứ bảy. Họ luôn có mặt.

Để có thể có mặt ở tất cả sinh hoạt của chúng tôi, cha tôi cam kết không đi xa khi tôi còn bé. Dĩ nhiên tôi không biết điều này cho đến khi tôi lớn. Tôi không biết là ông bỏ qua những cơ hội để diễn thuyết, hay được báo chí phỏng vấn để ở nhà với chúng tôi. Nhưng ông cương quyết bảo là làm điều này không khó khăn gì.

 Ông bảo tôi: “Ba không đi xa trong vòng 10 năm, ba không đi đâu cả, ba cho mỗi người biết điều đó”, và họ nói ồ thật sự là một sự hy sinh, và ba nói: “Bạn có nói đùa không? Đây không phải là một sự hy sinh gì cả”. Thật dễ cho tôi để biết rằng tôi cần dự buổi chơi đàn của con tôi, hơn là đi diễn thuyết ở buổi hội thảo. Điều này không bao giờ là một sự hy sinh.

Điều này đi song song với quan niệm của cha mẹ tôi về vấn đề dạy dỗ con cái, đó là điều tôi không biết cho đến khi có buổi phỏng vấn này.  Cha tôi nói điều mà những đứa trẻ mong muốn hơn hết là thì giờ. Điều này không có gì mới lạ, đối với ba, nhưng những đứa trẻ định nghĩa tình yêu bằng thì giờ. Quan điểm của ba má là khi những đứa trẻ muốn ở nhà,  chúng ta hãy ở nhà với chúng.

Có một cách mà cha mẹ tôi dùng khi ở với chúng tôi là dành thì giờ cho những buổi tối tĩnh nguyện. Tôi có những kỷ niệm đáng nhớ về thông lệ này. Ba tôi thích sáng tạo và kể một câu chuyện trong Kinh Thánh theo một cách mới. Một buổi tối khi chúng tôi học về sự lưu lạc của người Y-sơ-ra-ên trong 40 trong đồng vắng. Cha tôi bất ngờ bật qoạt trần lên, và những cái bánh xốp bắt đầu bay khắp phòng. Ông đã kín đáo đặt những cái bánh ở trên đó, để giả làm mana rơi từ trời xuống. Đó chỉ là một ví dụ cho một buổi tối tĩnh nguyện trong gia đình.

Giờ đây cả ba đứa con gái chúng tôi đi tản mát trong những thành phố khác nhau, do đó những thì giờ mà chúng tôi họp lại với gia đình rất hiếm. Nhưng khi chúng tôi có thì giờ này, luôn có một lúc mà ba tôi bảo chúng tôi, tụ tập lại trong phòng khách hay trong nhà bếp. Là một gia đình, chúng tôi cầu nguyện bên cạnh nhau, về những vấn đề lớn đang xảy ra, hay những chuyện buồn, hay những quyết định quan trọng cần phải làm. Đó là một điều chúng tôi luôn luôn làm đến độ tôi không phải suy nghĩ về điều đó. Nhưng đó là một ơn thật là đặc biệt, được là thành viên của gia đình để làm điều đó.

Ba tôi nói: “Ba muốn các con nghe tiếng nói của ba và mẹ trong lúc cầu nguyện. Ba thích ý tưởng cầu nguyện cho các con mình, xin sự bình an đến trên con cái mình, xua đuổi sự ác khỏi con cái mình”.

Ông tin là những bậc cha mẹ cũng nên làm như vậy. Tôi khích lệ những bậc cha mẹ hãy có lòng can đảm, biết rằng khi họ cầu nguyện cho con cái, họ đang làm những việc tuyệt diệu cho con cái mình. Dạy dỗ con cái không phải là môn học về không gian. Bạn cho con cái bạn thì giờ, bạn lắng nghe, bạn cầu nguyện với chúng.

Tôi không nhớ lần đầu tiên cha tôi cầu nguyện với tôi, lúc đó tôi là một đứa trẻ sơ sanh và giống như điều ông làm với chị tôi, và rồi làm với em tôi sau đó. Ông nâng tôi lên cao và dâng tôi cho Chúa. Ông bảo tôi đó là lời cầu nguyện thiết tha nhất mà ba tôi đã cầu nguyện, bởi vì ba muốn là một người cha nhớ rằng những đứa trẻ này thuộc về Chúa.

Cầu nguyện từ bục giảng: ba tôi là mục sư ở Hội Thánh Oak Hill ở San Antonio trong 27 năm và mẹ tôi cũng thế. Có thể bà không phải là một nhân viên làm việc ở Hội Thánh đó, nhưng tôi luôn coi bà là người lãnh đạo ờ đó và là tư vấn viên cho rất nhiều thành viên ở đó. Trong những năm gần đây, cha tôi đã bắt đầu nhờ mẹ tôi hướng dẫn Hội Thánh trong sự cầu nguyện. Đời sống cầu nguyện của bà đang bùng cháy, tôi ao ước đạt đến điều đó và, ba tôi cũng ao ước điều đó.

Nếu có một thời kỳ ba trưởng thành hơn mẹ con về mặt thuộc linh, thời kỳ này đã qua lâu rồi. Ông nói và mỉm cười. Ba không biết có một thời kỳ như thế, đời sống cầu nguyện của mẹ con, và sự thân mật của bà với Chúa đã sâu đậm hơn theo năm tháng.

Sự cầu nguyện đóng một vai trò chính yếu ở Oak Hill, đó là lý do Hội Thánh đã tăng trưởng liên tục, và tại sao tôi có một danh sách về rất nhiều điều tôi có thể nói về Hội Thánh, và về mục vụ mà cha tôi đã làm ở đó. Nhưng khi tôi hình dung cha tôi, tôi không thấy ông đứng ở bục giảng, tôi hình dung ông ở nhà với chúng tôi. Tôi biết là bục giảng là một phần quan trọng của cuộc đời ông.  Nhưng điều lạ lùng là ông không khiến bục giảng là một phần quan trọng của cuộc đời chúng tôi. Chúng tôi không ngồi ăn ở bàn ăn ở bữa tối, và nói về cuốn sách sắp xuất bản của ông, hay về bài giảng của ông ngày Chủ Nhật đó. Chúng tôi nói về người làm phiền chúng tôi trong lớp toán đại số, và về chiếc áo cho lễ ra trường mà chúng tôi đang tìm kiếm. Dù tôi không nhận ra điều này vào lúc đó, mục vụ của ông  luôn là ở hàng thứ hai so với tôi.

Khi tôi nói điều này với cha tôi, ông chỉ đơn giản trưng dẫn thơ I Ti-mô-thê 3:5 “Vì nếu có ai không biết cai trị nhà riêng mình, thì làm sao cai trị được Hội Thánh của Đức Chúa Trời”. Rồi một cách nghiêm trang ông nhìn tôi và nói: “Ba  không thể tưởng tượng lúc mình chết, mà không nghĩ rằng ít nhất mình đã cố gắng để làm một người chồng tốt và một người cha tốt”. Là tiếng nói của một người con giữa của ông tôi có thể nói không do dự là ông đã làm hơn là ông đã cố gắng. Ông đã thành công.

Thúy Anh_TNPA chuyển ngữ theo “Prayers of my father” bởi Andrea Lucado trích trong Homelife 2/2015

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like