Home Dưỡng Linh Kính Sợ Chúa – Phần 9: Định Nghĩa Về Sự Kính Sợ Chúa

Kính Sợ Chúa – Phần 9: Định Nghĩa Về Sự Kính Sợ Chúa

by AdrianChua
30 đọc

Chúng ta đang sống trong thời kỳ nguy hiểm về thuộc linh! 
Do sự cứng lòng của chúng ta và nỗi sợ con người hơn kính sợ Đức Chúa Trời, chúng ta đã làm giảm nhẹ sự kính sợ Chúa thành sự tôn trọng hoặc tôn sùng. Tuy nhiên, nếu chúng ta tra xem Kinh Thánh một cách cẩn thận để xem “sự kính sợ Chúa” mà Kinh Thánh nói được sử dụng như thế nào và trong bối cảnh nào, từ này luôn chỉ về sự vâng phục hoàn toàn và hoàn toàn tuân theo Chúa và sống ngay thẳng trong vương quốc của Ngài. Trong thực tế, nhiều lần, những người ủng hộ sự kính sợ Chúa thường liên hệ đến sự phán xét cuối cùng của Ngài.

Truyền đạo 12:12-14 – “Lại, hỡi con, hãy chịu dạy: người ta chép nhiu sách chẳng cùng; còn học quá thật làm mệt nhọc cho xác thịt. Chúng ta hãy nghe lời kết của lý thuyết nầy: Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điu răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi. Vì Đức Chúa Trời sẽ đem đoán xét các công việc, đến đỗi việc kín nhiệm hơn hết, hoặc thiện hoặc ác cũng vậy.”

Ngay cả trong cuốn sách cuối cùng là Khải Huyền, một thiên sứ đã hô lớn, “Người cất tiếng lớn nói rằng: Hãy kính sợ Đức Chúa Trời, và tôn vinh Ngài, vì giờ phán xét của Ngài đã đến; hãy thờ phượng Đấng dựng nên trời, đất, biển và các suối nước.”(Khải huyn 14:7)

Từ “kính sợ” trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là sợ hãi, khiếp sợ hoặc kính nể (khía cạnh của sự ngưỡng mộ quá mức). Không có cơ sở nào cho việc hiểu về sự “kính sợ Đức Chúa Trời” như là sự tôn trọng hay tôn sùng được.

Hê-bơ-rơ 12:28Như vậy, vì chúng ta có phần trong một nước không hay rúng động, nên hãy cảm ơn, hầu cho lấy lòng kính sợ hầu việc Đức Chúa Trời một cách đẹp lòng Ngài “

Theo bản Kinh Thánh truyền thống là “lòng kính sợ hầu việc” còn ở bản dịch mới 2011 là “lòng tôn sùng và kính sợ” – nếu sự kính sợ Đức Chúa Trời chỉ giới hạn trong sự tôn sùng thì Đức Chúa Trời sẽ không cần phải tách riêng hai khái niệm này. Không chỉ là sự tôn sùng, chúng ta cần nhận ra rằng còn có một khía cạnh tôn kính đối với sự phán xét công bình của Ngài. Đức Chúa Trời là thánh và do đó, Ngài sẽ kỷ luật và phán xét hành vi tội lỗi của chúng ta. Vả, Đức Chúa Trời đầy ân sủng, từ bi, thương xót và tình yêu. Tuy nhiên, Ngài cũng là thánh, công bình và chính trực. Tình yêu của Ngài vô điều kiện, nhưng điều đó không có nghĩa là Ngài đáp ứng tình yêu này một cách không có giới hạn cho chúng ta! Đức Chúa Trời không bao giờ có ý định làm “hư” chúng ta với tình yêu của Ngài!

Hiểu biết của Phao-lô v tòa án Đấng Christ

2 Cô-rinh-tô 5:9-11Cho nên chúng ta dầu ở trong thân thể nầy, dầu ra khỏi, cũng làm hết sức để được đẹp lòng Chúa. Bởi vì chúng ta thảy đu phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điu thiện hay điu ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt. Vậy chúng tôi biết Chúa đáng kính sợ, nên tìm cách làm cho người ta đu tin; Đức Chúa Trời biết chúng tôi, và tôi mong anh em cũng biết chúng tôi trong lương tâm mình.”

Lưu ý ở đây Phao-lô nói: “chúng ta “- ông ám chỉ trách nhiệm cá nhân. Và “hết sức là nói về tâm trí của chính ông, mục tiêu chính trong tâm trí, là điều đã lèo lái kế hoạch và mục đích của ông, v.v. bởi vì ông đã ý thức được rằng một ngày nào đó, “chúng ta thảy đu phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ“.

Và với cùng suy nghĩ và hiểu rằng “Chúa đáng kính sợ, Phao-lô tiếp tục nói “nên tìm cách làm cho người ta đu tin”. Nói cách khác, vì ý thức về sự phán xét sắp xảy ra từ Đức Chúa Trời, trọng tâm của chức vụ của ông không chỉ là rao giảng sứ điệp cứu người, mà còn để nhắc nhở các tín hữu tiếp tục bước đi theo cách đẹp lòng Chúa.

Vậy kính sợ Chúa không phải chỉ sự tôn trọng và không chỉ mỗi Cơ đốc nhân tin Chúa Giê xu mới phải kính sợ Ngài. Người không tin cũng nên kính sợ Chúa bởi vì họ là tội nhân và Chúa là Đấng công bình, những người tin nên tiếp tục kính sợ Chúa để giữ mình khỏi tội lỗi.

Sự nhân từ và sự nghiêm nhặt

Rô-ma 11:12“Vậy hãy xem sự nhân từ và sự nghiêm nhặt của Đức Chúa Trời: Sự nghiêm nhặt đối với họ là kẻ đã ngã xuống, còn sự nhân từ đối với ngươi, miễn là ngươi cầm giữ mình trong sự nhân từ Ngài; bằng chẳng, ngươi cũng sẽ bị chặt.”

Nhưng chúng ta phải hiểu rõ “sự nhân từ và sự nghiêm nhặt của Đức Chúa Trời”. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào lòng tốt và tình yêu của Ngài mà không xem xét sự thánh khiết của Ngài, thì nó khiến chúng ta trở thành một Cơ đốc nhân trần tục và hư hỏng. Một mặt, sự kính sợ mà không hiểu ân sủng, lòng thương xót, lòng trắc ẩn và tình yêu của Ngài sẻ làm cho chúng ta cứng nhắc và tuân thủ một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, hiểu được tình trạng này sẻ giữ chúng ta trên con đường hẹp với sự bước đi thỏa lòng và tôn kính Ngài.

Lấy lòng sợ sệt run rẩy làm nên sự cứu chuộc mình

Phi-líp 12:12“Ấy vậy, hỡi những kẻ rất yêu dấu của tôi, như anh em đã vâng lời luôn luôn, chẳng những khi tôi có mặt mà thôi, lại bây giờ là lúc tôi vắng mặt, hãy càng hơn nữa, mà lấy lòng sợ sệt run rẩy làm nên sự cứu chuộc mình.”

Giê-rê-mi 5:21-22“Hỡi dân ngu muội và không hiểu biết, là dân có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe kia, hãy nghe điu nầy. Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi chẳng kính sợ ta, chẳng run rẩy trước mặt ta sao? Ta là Đấng đã lấy cát làm bờ cõi biển, bởi một mạng lịnh đời đời, không vượt qua được. Sóng biển dầu động, cũng không thắng được; biển dầu gầm rống, cũng không qua khỏi nó;

Chúng ta nỗ lực làm nên sự cứu rỗi mình bằng cách tích cực chạy theo sự vâng phục trong quá trình nên thánh. Phao-lô đã bổ sung thêm trong chương tiếp theo của sách Phi-líp bằng cách tự mô tả mình là một người “bươn theo” và “nhắm … mà chạy” tới mục tiêu trở nên giống Đấng Christ (Phi-líp 3:13-14). Giống như việc tập thể dục, chúng ta tập luyện không phải để có được một cơ thể cường tráng, mà là phát triển cơ thể bạn đã có. Tương tự như vậy, chúng ta hãy hết lòng, không phải để kiếm được sự cứu rỗi, nhưng để phát triển sự cứu rỗi mà chúng ta đã sở hữu.

Cô-lô-se 1:29Ấy cũng là vì đó mà tôi làm việc, nhờ Ngài giúp đỡ mà chiến đấu, là sức hành động cách có quyn trong tôi.”

Giăng 15:4-7Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được. Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được.  Nếu ai chẳng cứ trong ta thì phải ném ra ngoài, cũng như nhánh nho; nhánh khô đi, người ta lượm lấy, quăng vào lửa, thì nó cháy.  Ví bằng các ngươi cứ ở trong ta, và những lời ta ở trong các ngươi, hãy cầu xin mọi điu mình muốn, thì sẽ được điu đó.”

Nếu chúng ta đặt tất cả những câu Kinh Thánh này lại với nhau, điều đó có nghĩa là chúng ta có được sự cứu rỗi bằng ân điển của Ngài – bằng cách luôn ở trong Ngài, tuân theo lời Ngài cùng với Thánh Linh của Ngài. Nói cách khác, để thực hành sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở trong cuộc sống của chúng ta và để cho toàn bộ cuộc sống của chúng ta là của lễ dâng lên Ngài.

“Sự run sợ” đề cập đến một nỗi sợ hãi lành mạnh đến Đức Chúa Trời qua sự vâng lời, hoặc sự kính sợ và tôn kính sự uy nghiêm thánh khiết của Ngài. Nó cũng có thể đề cập đến một sự rúng động do yếu đuối, là một điều đưa chúng ta đến sự phụ thuộc vào Chúa. Vì vậy, chúng ta thực hiện sự cứu rỗi của mình bằng cách đi đến chính nguồn cứu rỗi của chúng ta, bằng cách để lời của Chúa ở trong mình và Thánh Linh của Ngài với sự tôn sùng và kính sợ Ngài!

Dịch : Mymy

Nguồn : Arian Chua

Ảnh: Stephan Jaggy

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like