Home Chuyên Đề Kinh Thánh Nói Gì Về Lời Nguyền Rủa và Phép Thuật? – Phần 1: Thế nào là nguyền rủa

Kinh Thánh Nói Gì Về Lời Nguyền Rủa và Phép Thuật? – Phần 1: Thế nào là nguyền rủa

by Crosswalk.com
30 đọc

Ghi chú của ban biên tập: Mục “Ask Roger” của mục sư Roger Barrier thường xuyên xuất hiện tại Preach It, Teach It. Mỗi tuần tại Crosswalk, Tiến sĩ Barrier sử dụng gần 40 năm kinh nghiệm trong mục vụ trả lời các câu hỏi về giáo lý hoặc thực hành cho mọi người, hoặc đưa ra lời khuyên về các vấn đề lãnh đạo hội thánh. Gửi các câu hỏi của bạn đến ông qua email: roger@preachitteachit.org.

Thưa ông Roger,

Kinh Thánh nói gì về lời nguyền rủa và bùa chú? Một người có thể bị nguyền rủa không? Ý của tôi khi nói nguyền rủa là, khi ai đó nói điều gì đó xấu sẽ xảy ra với ông… loại nguyền rủa đó, nguyền rủa tương lai của ông.

Trân trọng, John

John thân mến,

Trong Kinh Thánh lời nguyền rủa và bùa chú bị cấm thực hành (Phục Truyền Luật Lệ Ký 18:10-12).

“Giữa anh em không một ai được làm lễ thiêu sống con trai hay con gái mình, không ai được làm thầy bói, chiêm tinh, phù thủy, thầy pháp, dùng bùa ngải, đồng bóng, chiêu hồn; vì Đức Giê-hô-va ghê tởm kẻ nào làm các việc ấy. Chính vì các việc ghê tởm ấy mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời anh em đã trục xuất các dân tộc đó khỏi anh em.”

Nguyền rủa là mong muốn những điều xấu xảy đến trên một ai đó hoặc điều gì đó.

Ngược lại, chúc phước là mong muốn những điều tốt đẹp xảy đến trên một ai đó hoặc điều gì đó.

Khi chúng ta nghĩ về lời nguyền rủa, nhiều người trong chúng ta ngay lập tức nghĩ đến Voodoo (Bỏ bùa). Chúng ta hình dung một người nào đó gắn kim vào những con búp bê đại diện cho những người mà người đó ghét để những điều xấu có thể xảy đến với họ. Chúng ta nghĩ về những người đang sử dụng bùa chú.

Tuy nhiên, Voodoo còn nhiều hơn thế.

Voodoo, là một tôn giáo được thực hành chủ yếu ở các quốc gia Ca-ri-bê, đặc biệt là Hai-ti. Nó là một sự pha trộn giữa các nghi lễ Công giáo Rô-ma và thuyết duy linh và phép thuật của nô lệ từ Tây Phi. Trong Voodoo, Chúa cai trị vô số các vị thần bản địa, các tổ tiên và các thánh, những người giao tiếp với những giấc mơ, những sự xuất thần và thực hành nghi lễ.

Chúng ta đã trở nên vô cùng nhạy cảm với phù thủy, lời nguyền rủa và phép thuật trong văn hóa ngày nay.

Một buổi tối Chủ nhật tôi cảm thấy sợ hãi kinh khiếp mà tôi chưa bao giờ trải qua một ngày Chủ nhật nào như vậy. Cảm giác về sự chết tràn ngập. Mỗi ngày đều đau đớn. Tôi đã đạp xe một cách điên cuồng trên chiếc xe đạp tập thể dục vào buổi tối Thứ Năm, điện thoại đổ chuông. Một trong những nhân viên tư vấn của chúng tôi vừa kết thúc một buổi họp khi một người phụ nữ đã xưng nhận rằng cô và những người bạn của mình trong một giao ước phù thủy đã cầu nguyện một lời nguyền rủa chết chóc trên tôi vào tối Chủ nhật trước đó.

Tôi đã vượt qua cách nhẹ nhõm. Bây giờ tôi biết trận chiến thuộc linh mà tôi đã gặp, và tôi biết làm thế nào để xử lý nó. Tôi xuống khỏi xe đạp, quỳ gối cầu nguyện để Đức Thánh Linh phá bỏ mọi lời nguyền rủa hay những sự tấn công nào từ ma quỷ chống lại tôi. Tôi cầu xin Ngài xây hàng rào bảo vệ xung quanh tôi để bảo vệ tôi khỏi ý định xấu xa của Sa-tan muốn làm hại gia đình hay bản thân tôi. Sự sợ hãi đã biến mất.

Tôi không có nghi ngờ rằng chúng ta có thể đưa ra một số khuôn khổ thần học để nhất trí về những kinh nghiệm giống như những gì tôi đã đề cập ở trên với lẽ thật của Kinh Thánh.

Một Quan điểm thần học nổi tiếng đảm bảo Cơ đốc nhân rằng họ không cần phải lo lắng về lời nguyền rủa và các cuộc tấn công của Sa-tan bởi vì “…không có điều gì có thể phân rẽ chúng ta khỏi tình yêu thương của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:37-38) và “Đấng (Đức Thánh Linh) ở trong các con vĩ đại hơn kẻ ở trong thế gian (Sa-tan)” (I Giăng 4:4). Quan điểm thần học này đảm bảo với chúng ta rằng không bao giờ phải nghi ngờ về tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta và Đức Thánh Linh lớn hơn Sa-tan; vì thế, chúng ta không cần lo lắng chính mình về những điều như lời nguyền rủa và phép thuật và sự quấy rầy của Sa-tan. Tuy nhiên, khi kiểm tra kỹ hơn, những câu Kinh Thánh này không công bố rằng chúng ta được tự do khỏi tất cả các cuộc tấn công của Sa-tan và những lời nguyền ma quỷ.

Quan điểm thần học của tôi (và bạn chắc chắn không cần phải đồng ý với nó) là chúng ta đối diện với một trận chiến thuộc linh liên tục. Chúng ta cần lưu tâm đến những điều như vậy. Sau tất cả, Phi-e-rơ nhắc nhở chúng ta rằng:

“Hãy tiết độ và tỉnh thức; kẻ thù anh em là ma quỷ, như sư tử gầm thét, đang rình rập chung quanh anh em, tìm người để cắn nuốt. Hãy đứng vững trong đức tin…” (I Phi-e-rơ 5:8-9b).

Chúng ta phải lưu ý là chúng ta có một kẻ thù là ma quỷ, là kẻ có một cái ba-lô đầy các công cụ thuộc linh dơ dáy và lừa gạt được thiết kế để gây tổn hại và hủy diệt Cơ đốc nhân một cách thình lình.

Chúa ban cho chúng ta một số công cụ thuộc linh để chống lại, làm mất khả năng và đánh bại Sa-tan trong các cuộc tấn công của hắn đối với chúng ta. Tôi sẽ đề cập đến chúng ngay bây giờ.

Nếu chúng ta định nghĩa “lời nguyền rủa” là mong muốn những điều xấu xảy đến trên một ai đó hoặc điều gì đó, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể xem xét những mối đe dọa về sự chết mà tôi đã tiếp nhận trong nhiều năm là lời nguyền rủa. Tôi sở hữu hai chiếc áo chống đạn. Không ai nói với tôi rằng tôi sẽ chỉ cần một cái. Những mối đe dọa về sự chết không phải chỉ ở trong một tuần.

Tôi nhớ lại lúc rao giảng trong hơn sáu tháng trong chiếc chống đạn mới trong khi sống trong sự sợ hãi rằng Bill J sẽ thực hiện hành vi đe dọa giết tôi của ông ta. Ông ta đã tức giận với tôi vì để cho vợ ông ta dâng hiến cho hội thánh chúng tôi. Thật không may, tôi không phải là người duy nhất mà ông đã nguyền rủa.

Một đêm nọ, Bill J đã trở thành kẻ giết người khi giết hai người phụ nữ trong một thị trấn gần đó, và đang trên đường đến nhà chúng tôi để tìm cách giết chúng tôi lần nữa khi cảnh sát bao vây ông và ông đã tự sát trong chiếc xe của mình. Cảnh sát tìm thấy 9 khẩu súng và 400 viên đạn ở ghế trước – và một khẩu bazooka tại nhà của ông ta. May mắn thay, lời nguyền rủa không đáng này đã không xảy đến với tôi.

Rất ít người trong chúng ta đã bị nguyền rủa như Bill J đã dành cho tôi và mười một người khác.

Tuy nhiên, hãy giả sử rằng đã có những lúc chúng ta đã làm tổn thương hoặc làm thất vọng người khác. Tùy thuộc vào mức độ chúng ta làm tổn thương họ và khả năng tha thứ của họ, họ có thể cố ý và hoặc vô ý muốn hãm hại chúng ta.

Kinh Thánh có đầy lời nguyền rủa. Từ “nguyền rủa” xuất hiện gần 200 lần; vì thế, nó là một vấn đề quan trọng để chúng ta nói đến.

Kinh Thánh bắt đầu với Đức Chúa Trời Toàn Năng đã làm rất nhiều lời nguyền rủa.

Chúng ta không đọc ba chương đầu trong Sáng thế ký trước khi Đức Chúa Trời Toàn Năng bắt đầu nguyền rủa. Ngài đã rủa sả Sa-tan vì đã cám dỗ A-đam và Ê-va phạm tội (Sáng thế ký 3:17). Ngài rủa sả gián tiếp tất cả loài người khi Ngài rủa sả đất vì thế gai góc sẽ mọc lên và con người phải làm việc khó nhọc và đổ mồ hôi trán mới có miếng ăn từ việc rủa sả đất (Sáng thế ký 3:17-19). Trong Sáng thế ký 4:10-12 Chúa đặt một lời rủa sả trên Ca-in vì đã giết em của mình. Tất cả lời rủa sả này đều rất xứng đáng.

Khi chúng ta đọc qua Kinh Thánh thì chúng ta nhanh chóng khám phá ra rằng Chúa ban những sự phước lành cho những ai vâng lời Ngài và rủa sả những ai không vâng lời Ngài.

Lời nguyền rủa là mong muốn những điều xấu xảy đến trên một ai đó hoặc điều gì đó. Chúa nguyền rủa chỉ như một sự trừng phạt vì không vâng lời Ngài.

Trong một khía cạnh khác, chúc phước là mong muốn những điều tốt đẹp xảy đến trên một ai đó hoặc điều gì đó. Chúa hứa ban phước lành cho những ai cẩn thận làm theo mạng lệnh của Ngài.

Phục Truyền Luật Lệ Ký 27-28 là một ví dụ điển hiển về Đức Chúa Trời là Đấng ban phước lẫn rủa sả.

Trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 28, Đức Chúa Trời phán với dân Y-sơ-ra-ên rằng nếu họ cẩn thận làm theo những mạng lệnh của Ngài thì Ngài sẽ đổ sự phước hạnh lớn lao của Ngài trên họ. Họ sẽ nhận được những sự phước hạnh sau: an toàn khi đi lại; con cái khỏe mạnh; vụ mùa bội thu; thức ăn dư dật; chiến thắng kẻ thù; nhà kho đầy và tràn ra; thành công trong tất cả việc làm của mình; thành công trong sự đầu tư, ban mưa đúng mùa; và trổi hơn mọi dân trên đất.

Không có điều gì tốt hơn những điều đó.

Một mặt khác, Chúa cương quyết đem đến những lời rủa sả trên Y-sơ-ra-ên nếu họ phớt lờ đi những mạng lệnh của Ngài: “Nhưng nếu anh em không nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, không cẩn thận làm theo các điều răn và luật lệ của Ngài mà tôi truyền cho anh em hôm nay thì những lời nguyền rủa nầy sẽ giáng trên anh em và đuổi kịp anh em” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 28:15).

Đức Chúa Trời không phải là Đấng duy nhất trong Kinh Thánh nói những lời rủa sả. Hầu hết những lời rủa sả trong Kinh Thánh đều liên quan đến một người nguyền rủa người khác.

Nô-ê nguyền rủa con của mình là Cham khi Cham đã nhìn lén ông khi ông say rượu và bị trần truồng (Sáng thế ký 9:18-27).

Si-mê-i đã nguyền rủa và khạc nhổ trên Đa-vít khi Đa-vít đang chạy trốn khỏi Giê-ru-sa-lem trước quân nổi dậy của Áp-sa-lôm. Si-mê-i tức giận bởi vì Đa-vít đã nhận lấy ngôi Vua từ nhà Sau-lơ ( II Sa-mu-ên 16:5-8 I Các vua 2:32-46). Giô-áp muốn giết Si-mê-i ngay tức khắc; nhưng, Đa-vít đã ngăn ông ta lại bằng cách thừa nhận rằng lời rủa sả là xứng đáng. (Dù sao đi nữa, Đa-vít không bao giờ vượt qua được lời rủa sả. Khi ông sắp qua đời, ông truyền Giô-áp cắt đi “đầu tóc bạc” khỏi thân thể của của Si-mê-i).

Thật thú vị, vợ của Gióp cố gắng để cho Gióp nguyền rủa Đức Chúa Trời và chết đi (Gióp 2:9; 19:17).

Sa-tan đã xúi giục vợ của Gióp cầu xin chồng mình. Đây là nỗ lực bất ngờ của Sa-tan để ép buộc Gióp nguyền rủa Đức Chúa Trời.

(Còn tiếp)

Dịch: Nau Puih

Nguồn: Crosswalk.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Kinh Thánh Nói Gì Về Lời Nguyền Rủa và Phép Thuật? – Phần 2 và hết: Cách chống trả

Bình Luận:

You may also like