Home Chuyên Đề Tại Sao Chúng Ta Phải Nghiên Cứu Sách Rô-ma?

Tại Sao Chúng Ta Phải Nghiên Cứu Sách Rô-ma?

by Crosswalk.com
30 đọc

Tại sao phải nghiên cứu sách Rô-ma?

Một lần tôi đọc được một câu chuyện thông qua việc giảng dạy sách Rô-ma đã dẫn đến một cuộc phục hưng lớn trong lịch sử. Tôi không biết điều này có phải là sự thật hay không nhưng tôi tin rằng điều này có thể xảy ra. Lẽ thật Phúc Âm mà sách Rô-ma trình bày không chỉ là độc nhất, nhưng về hệ thống, lịch sử, chiều sâu về thần học của nó thật sự nổi bật ở giữa các thư tín trong Tân Ước. Dưới đây là ba lý do mà bạn cần phải cẩn thận nghiên cứu thư tín này.

Sự huỷ phá và phấn hưng trong lẽ thật.

Đây là lý do tại sao “con đường Rô-ma” đã trở thành một bài truyền giáo đầy hiệu quả và được phân bố rộng rãi. Chìa khoá của lẽ thật này là phơi bày tội lỗi của con người, và đồng thời bày tỏ ân điển được giải phóng thông qua tin lành, và được trình bày một cách rõ ràng, hệ thống, và khéo léo thông qua sách Rô-ma.

Tôi có một người bạn tên là David, người đã từ bỏ cuộc sống nghiện ngập và tình dục bừa bãi khi còn sống ở Florida, để đặt niềm tin nơi Đấng Christ. Anh ta có được cuốn Kinh Thánh một cách gián tiếp, nó ở trong nhà anh thông qua một người bạn đã được nhận từ một Cơ Đốc nhân. Không ai có ý định đọc nó. Nhưng một cơn bão lớn đã thổi bay mọi thứ mà David có. Và điều đó khiến anh suy nghĩ về những gì mà anh đang làm trong đời sống của mình. Một cách nào đó, anh đã mở sách Rô-mà và bắt đầu đọc. Anh chia sẻ lại sự trình bày của Phao-lô về sự đồi bại của con người đã được chất trên Đấng Christ đã đụng chạm đến anh. Anh biết rằng người mà Phao-lô đang nhắc đến chính là anh. David nói “Phao-lô đang nói về tôi. Tôi biết chắc là vậy. Và tôi sợ cái chết. Tôi nghĩ, ‘Tôi thấy nơi mình đang đi tới. Và tôi muốn rời khỏi điều đó.’” Cảm ơn Chúa, sách Rô-ma đã bày tỏ điều đó cho anh.

Từ phân đoạn này đến phân đoạn khác, câu này đến câu khác, chúng ta nhìn thấy sự tuyệt vời của thư tín này qua việc trình bày lẽ thật một cách trọn vẹn về sự sa ngã của con người tội lỗi, và nổi loạn – tâm linh của chúng ta chống lại Đấng Tạo Hoá, Đấng mà sự tồn tại và tình yêu thương được bày tỏ ở khắp nơi – nhưng chúng ta cũng tìm thấy được lẽ thật qua công cuộc cứu chuộc của Đấng Christ, để làm lành với Đức Chúa Trời cho những tội nhân, người ăn năn và tin nhận Đấng Cứu Thế.

Rô-ma cho chúng ta thấy sự tồi tệ của chúng ta và việc chúng ta cần lẽ thật là cấp bách như thế nào. Và nó cũng cho chúng ta thấy chúng ta được yêu ra sao, đó là hi vọng trong lẽ thật. Những sứ đồ bày tỏ chủ đề này xuyên suốt Tân ước, nhưng trong thư tín Rô-ma chúng ta có thể tìm thấy chúng một cách đa dạng và sâu sắc. Có lẽ không một thư tín nào bày tỏ một cách rõ ràng hơn kiệt tác vĩ đại này.

Rô-ma 8

Martin Luther gọi Rô-ma là “sách đứng đầu trong Tân Ước, và là Phúc Âm thuần khiết nhất”. Đối với tôi, Rô-ma là “thư tín đứng đầu” trong các thư tín, tâm điểm trong Phúc Âm thuần khiết.

Bước chuyển từ Rô-ma 7 sang Rô-ma 8 là một trong những bước chuyển tinh tế, tuyệt vời, và đầy mê hoặc nhất trong lịch sử văn học. Như một sách được hà hơi bởi Đức Thánh Linh, sự kết nối giữa Rô-ma 7:24-25 Rô-ma 8:1 là sự biến đổi trong đời sống. Rô-ma 8 được cho là phân đoạn tuyệt vời nhất trong toàn bộ Kinh Thánh, và kỳ lạ là nó so sánh phân đoạn trong lời của Đức Chúa Trời “tốt hơn” một số khác, nhưng những người quen thuộc với phân đoạn này sẽ hiểu rằng chính Đức Thánh Linh đứng đằng sau tất cả những lời khẳng định này. Đó thật sự là một điều đầy vang dội.

Rô-ma 8 là một cái giếng sâu, được kết tinh lại bằng nước thiêng liêng để chữa lành những tâm hồn đang khô hạn. Vỡ òa bởi lẽ thật tuyệt vời là không còn án phạt nào cho những kẻ trong Đấng Christ (8:1) và không có gì, hoàn toàn không có gì có thể phân rẽ chúng ta khỏi tình yêu của Đức Chúa Trời (8:38-39), tất cả những câu Kinh Thánh ở giữa đáng để suy ngẫm từ thời đại này sang thời đại khác. Tôi thách thức các bạn suy ngẫm thường xuyên Rô-ma 8 và không cảm thấy rằng mình “thắng hơn bội phần” (8:37.)

Chiều sâu của Phúc Âm!

John Chrysostom từng nói, “Không có gì bàn cãi khi nói Rô-ma là một bản tóm tắt trọn vẹn và sâu sắc nhất về tất cả những lẽ thật nền tảng thiêng liêng.” Bạn sẽ tìm thấy lẽ thật Phúc Âm trong mỗi sách trong Kinh Thánh, bao gồm cả Cựu Ước, và bạn chắc chắn sẽ tìm thấy Phúc Âm của Chúa Giê-xu trong mỗi sách Tân Ước. Nhưng trong thư tín Rô-ma, cũng như thư tín Hê-bơ-rơ, đưa toàn bộ Giao Ước Cũ trong lịch sử sang Giao Ước Mới được khải thị. Rô-ma như một bản thiên hùng ca và một góc nhìn toàn cảnh. Bạn không chỉ tìm thấy được Phúc Âm thông qua thư tín Rô-ma mà còn là một Phúc Âm đầy sâu sắc.

Phao-lô không chỉ đơn giản nói chúng ta là tội nhân. Ông đã lột trần mọi hành vi cũng chúng ta trong việc đàn áp lẽ thật, tấm lòng tội lỗi, sự thờ lạy hình tượng. Và ông không chỉ đơn giản nói chúng ta nhận được sự tha thứ. Ông đã dẫn chúng ta từ giao ước của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham, rồi đến sự căng thẳng giữa Gia-cốp và Ê-sau, cũng như hệ thống những của lễ – và về với thời kỳ ban đầu của thế giời, trước sự vĩnh cửu trong sự vinh hiển và khôn ngoan vô hạn của Đức Chúa Trời Ba Ngôi, Đấng biết trước con cái của Ngài trước khi các ngôi sao đầu tiên được tồn tại. Giống như tôi đã nói, một sự sâu sắc. Rô-ma nói về sự tha tội và làm lành, sự xưng công chính và sự thánh hoá, thuyết tiền định và sự vinh hiển, sự hiệp một trong Đấng Christ và sự đầy dẫy trong Thánh Linh.

Và Phao lô không chỉ nói về “hành vi đúng đắn”. Ông còn chỉ ra cách để chúng ta có thể hiệp một trong Đấng Christ ở mọi môi trường trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Ngoài ra ông còn trả lời những câu hỏi mang tính cấp bách (như “Chuyện gì xảy ra với những người chưa từng nghe Phúc Âm?”) và cũng như những vấn đề quanh năm (như “Cộng đồng Cơ Đốc nhân nên có thái độ như thế nào với chính quyền?”). Rô-ma cũng trình bày mọi thứ từ sự đồng tính cho đến thuyết tiền định, được trải dài trong giao ước lịch sử cũng như Thần học Thánh Kinh, và hướng tất cả những điều đó đến với sứ mạng mang tin lành đến các quốc gia.

Bạn nên nghiên cứu sách Rô-ma, dĩ nhiên, bởi vì nó là một phần trong lời hằng sống, linh nghiệm và không thể chối cãi của Đức Chúa Trời. Nhưng đồng thời bạn cũng nên nghiên cứu nó bởi vì bề sâu trong sự thông biết, tình yêu thương, và trong cuộc sống hằng ngày đều được gói gọn trong 16 phân đoạn này.

Dịch: Sam

Nguồn: Crossway.com

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like