Home Khoa học -Khảo cổ EVOLUTION 2.0 PRIZE – Giải thưởng 5 triệu USD cho thuyết tiến hóa – Phần 4: Thuyết Tiến Hóa Thần Luận

EVOLUTION 2.0 PRIZE – Giải thưởng 5 triệu USD cho thuyết tiến hóa – Phần 4: Thuyết Tiến Hóa Thần Luận

by Viethungpham.com
30 đọc

Anthony Flew, một nhà triết học vô thần nổi tiếng trong thế kỷ 20, người từng bênh vực thuyết tiến hóa với chủ trương chỉ tin vào cái gì có bằng chứng (Chúa là một khái niệm không đáng tin, vì không có bằng chứng). Nhưng rốt cuộc Chúa đã cung cấp cho ông bằng chứng: mã DNA! Với bằng chứng thuyết phục này, Anthony Flew đã thay đổi lập trường 180 độ: chuyển từ vô thần sang hữu thần với tuyên bố nổi tiếng:

  • “Những gì DNA đã làm chứng tỏ rằng ắt phải có một trí tuệ thông minh làm cho những nguyên tố vô cùng đa dạng tập hợp lại với nhau một cách kỳ diệu như thế. Tôi coi tính vô cùng phức tạp của những kết quả đạt được nhờ DNA là một công trình của trí tuệ thông minh”[2]

Nếu vậy thì tại sao Perry Marshall, một người tin vào Chúa, vẫn còn muốn tìm kiếm nguồn gốc của mã sự sống?

Ấy là vì Marshall, tương tự như Francis Collins, là người theo “Thuyết tiến hóa thần luận” (Theistic Evolution) ─ tư tưởng cho rằng có sự tiến hóa, nhưng Chúa hướng dẫn sự tiến hóa. Vì thế, một mặt tin rằng Chúa sáng tạo ra mã DNA, nhưng khoa học có thể tìm ra nguồn mã DNA nhằm khám phá ra nguyên nhân cốt lõi của sự tiến hóa.

Thuyết tiến hóa thần luận

Perry Marshall là người tin vào Chúa, và thậm chí cho rằng Chúa là nguyên nhân thiết yếu của mọi lý lẽ logic và khoa học. Điều này đã được biểu lộ rất rõ trong bài báo nổi tiếng của ông: Định lý Bất toàn của Gödel: Khám phá toán học số 1 trong thế kỷ 20.

Nhưng nếu thực sự hiểu Định lý Gödel thì sẽ thấy rằng những bài toán lớn về NGUỒN GỐC, như Nguồn gốc Vũ trụ, Nguồn gốc Sự Sống, đều không thể có câu trả lời bằng logic lý lẽ, tức là bằng khoa học. Nói cách khác, những bài toán về nguồn gốc đều vượt ra khỏi phạm vì khoa học, mà trở thành câu hỏi của nhận thức luận, của triết học về nhận thức, của thần học và tôn giáo.

Chẳng hạn, Lý thuyết Big Bang là lý thuyết về lịch sử vũ trụ nhưng không thể trả lời được câu hỏi về nguồn gốc vũ trụ. Mọi lý thuyết có tham vọng giải thích vũ trụ trước Big Bang đều chỉ là những giả thuyết hoang đường, khó tin hơn tôn giáo.

Robert Jastrow, một nhà khoa học nổi tiếng của NASA, nhận xét về hệ quả của Lý thuyết Big Bang:

  • “Đối với nhà khoa học sống bằng niềm tin vào lý lẽ, câu chuyện kết thúc giống như một giấc mơ buồn. Anh ta đã leo lên ngọn núi vô minh; sắp chinh phục được đỉnh cao nhất; nhưng khi trèo lên tảng đá cuối cùng, anh ta lại được chào đón bởi một nhóm các nhà thần học đã ngồi ở đó từ hàng thế kỷ nay”[3]

Vậy tại sao Perry Marshall, tác giả của bài báo rất hay về Định lý Gödel nói trên, vẫn còn hy vọng vào việc khám phá ra nguồn mã DNA?

Đơn giản vì Marshall vẫn còn tin vào lý thuyết đột biến của thuyết tiến hóa, rằng đột biến có thể làm biến đổi hệ gene của sinh vật và sự tích lũy hàng trăm triệu hoặc hàng tỷ đột biến “có lợi” có thể dẫn tới sự thay đổi hoàn toàn hệ gene của một loài, và do đó sẽ dẫn tới tiến hóa.

Perry Marshall cho rằng đã đến lúc phải kết hợp Thuyết Sáng Tạo với Lý thuyết Đột biến! Đó chính là tư tưởng Tiến hóa thần luận, một tư tưởng muốn dung hòa cuộc xung đột giữa tôn giáo với thuyết tiến hóa. Một lần nữa, đây là một sai lầm lớn của nhiều nhà khoa học và học giả. Cụ thể, Perry Marshall hay Francis Collins sai lầm ở chỗ nào?

Francis Collins sai lầm ở chỗ ông cho rằng sự giống nhau trong hệ gene của sinh vật nói lên rằng mọi sinh vật có một tổ tiên chung ─ mọi sinh vật đều tiến hóa từ một tổ tiên chung. Đây là một kiểu nhận thức sai lầm, và đó cũng là truyền thống nhận thức của thuyết tiến hóa.

Ngay từ thế kỷ 19 Louis Pasteur đã thấy rõ sai lầm đó, và ông đã lên tiếng nhắc nhở:

  • Sự tương tự không thể dùng làm bằng chứng” (Analogy cannot serve as proof)[4]

Thực ra sự giống nhau giữa các sinh vật nói lên rằng các sinh vật đều là sản phẩm của cùng một nhà thiết kế, thay vì cùng chung một nguồn gốc.

Trong khi đó, Perry Marshall sai lầm ở chỗ ông cho rằng đột biến có thể dẫn tới tiến hóa. Ông thường nhắc đến công nghệ biến đổi gene như một bằng chứng thực tế cho thấy hiện tượng đột biến là có thật. Thậm chí ông đặc biệt chú ý đến khả năng biến đổi nhanh như chớp của vi khuẩn kháng thuốc, và từ đó ông tin rằng lý thuyết đột biến gene của thuyết tiến hóa là đúng ─ sự tích lũy vô số các “đột biến có lợi” sẽ dẫn tới sự thay đổi hoàn toàn hệ gene của một loài, và do đó một loài này có thể biến đổi thành loài khác. Đó chính là lý thuyết Tân-Darwin (Neo-Darwinism).

Nhưng có một loạt lý do để thấy lý thuyết đột biến của học thuyết Tân-Darwin là SAI.Thật vây:

  • Đột biến gene là có thật, nhưng không hề có một bằng chứng nào chứng tỏ một loài đã bị biến đổi toàn bộ hệ gene của nó. Chưa hề có một thực tế nào trong công nghệ biến đổi gene hoặc trong các thí nghiệm gây đột biến gene dẫn tới hiện tượng biến đổi loài. Bắp cải biến đổi gene vẫn là bắp cải. Ngô biến đổi gene vẫn là ngô,… Hiện tương biến đổi gene đến mức biến một loài này thành loài khác vẫn chỉ là trí tưởng tượng hoang đường!
  • Toán học xác suất đã bác bỏ Lý thuyết Tân Darwin. Xin độc giả xem mục Chủ nghĩa Tân-Darwin và sự đánh giá của toán học trong bài Mendel disproved Darwinism / Mendel bác bỏ học thuyết Darwin trên PVHg’s Home ngày 28/08/2015. Trong đó cho biết Hội nghị chuyên đề tại Viện Wistar ở Philadelphia năm 1966 đã kết luận “Thuyết Tân Darwin không thể bảo vệ được bằng toán học”.
  • Đột biến là có thật, nhưng phần lớn đột biến đều dẫn tới bệnh hoạn và cái chết. Thực phẩm biến đổi gene đã bị tố cáo là có hại. Để thấy rõ điều này, xin đọc bài Did GM lead to Evolution? Đột biến Gene dẫn tới Tiến hóa? trên PVHg’s Home ngày 15/02/2016. Bằng chứng rõ nhất là thí nghiệm gây đột biến gene ở ruồi giấm (fruit fly), kết quả cho thấy, sau hàng triệu tác động gây đột biến, ruồi giấm vẫn chỉ là ruồi giấm, và là ruồi giấm quái thai và chết chóc. Những ai có niềm tin cho rằng bằng công nghệ biến đổi gene có thể biến vượn thành người thì chắc chắn bộ não của người ấy đầy bệnh hoạn.
  • Thực tế cho thấy sinh vật có khả năng biến đổi gene để thích nghi với môi trường, hoặc bị biến đổi gene do tác động của môi trường, nhưng mọi sự biến đổi đều có giới hạn. Vượt quá giới hạn ấy, sinh vật sẽ chết.
  • Sự biến đổi loài chỉ có thể xảy ra khi hệ gene của loài hoàn toàn biến đổi. Nhưng điều này không thể xảy ra, vì hệ gene có khả năng tự sửa chữa và điều chỉnh để đảm bảo bản thiết kế nguyên thủy, và khả năng này mạnh hơn khả năng thay đổi. Chú ý rằng vi khuẩn dù có biến đổi nhanh như chớp để kháng thuốc nhưng nó luôn luôn là vi khuẩn, chứ không bao giờ biến thành một loài khác! Vì thế, lấy vi khuẩn làm thí dụ để chứng minh lý thuyết đột biến dẫn tới tiến hóa chỉ là ngộ nhận và tự lừa dối mình. Một chương trình chế tạo ra computers nếu có “đột biến” thì chỉ có thể tạo ra những chiếc computers có lỗi, phải bán giá rẻ cho người nghèo, hoặc vứt vào sọt rác. Đó cũng chính là sự thật của cái gọi là đột biến dẫn tới tiến hóa! “Đột biến” chỉ có thể gây ra những sai lệch nhỏ trong một dòng lệnh chứ không thể biến một chương trình này thành một chương trình khác. Những người tuyên bố đột biến có thể dẫn tới tiến hóa là những người nói rằng có thể áp dụng công nghệ gene để một ngày nào đó chế tạo ra những con bò từ một con ếch! Đó là điên rồ, hoặc khoác lác, hoặc bịp bợm, hoặc hoang tưởng… nhưng chung quy là… dốt nát!

(Còn nữa)

Nguồn: Viethungpham.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like