Home Chuyên Đề 10 Bài Học Từ Sách Gia-Cơ Trong Đời Sống Bày Tỏ Đức Tin

10 Bài Học Từ Sách Gia-Cơ Trong Đời Sống Bày Tỏ Đức Tin

by Crosswalk.com
30 đọc

Bạn có cảm thấy bị thách thức trong việc bày tỏ đức tin qua sự chịu khổ, đau đớn hay trong sự thử thách? Nhiều lúc, cái lưỡi sắc bén của tôi cho thấy sự bất lực trong việc bày tỏ niềm tin của tôi trong sự nhân lành. Tôi có thể bực bội chồng của mình và đổ hết lên các con của tôi, hay tôi có thể thức dậy với cơn đau đầu và xả vào vật nào gần đó nhất.

Sách Gia-cơ dắt chúng ta bước đi trong việc thực hành đức tin trong đời sống Cơ Đốc nhân. Quyển sách thực tế này khích lệ chúng ta trong việc tăng trưởng và trở nên thánh và Gia-cơ đã biến khái niệm đức tin trừu tượng trở nên cụ thể. Và khi đức tin thể hiện trên đời sống của chúng ta thông qua hành động và giúp chúng ta đứng vững trong niềm tin qua sự thử thách.

Gia-cơ giải quyết nhiều lãnh vực trong đời sống Cơ Đốc nhân: chúng ta là ai, chúng ta làm gì, chúng ta nên nói gì, chúng ta cảm thấy sao và chúng ta có điều gì. Cuộc đời đầy dẫy đức tin đòi hỏi chúng ta phải đối diện với những điều trên và Gia-cơ đưa cho chúng ta những lời khuyên cần thiết để trải nghiệm sự viên mãn của một đời sống Cơ Đốc nhân.

  1. Vui mừng trong sự thử thách (Gia cơ 1:2-4)

Gia-cơ kêu gọi chúng ta hãy vui mừng trong sự thử thách nhưng điều đó rất dể gây khó chịu. Tuy nhiên, sự khó chịu khuấy động cảm xúc tức giận, thù hằn, và cay đắng, và việc không sẵn lòng tha thứ, và khi cảm xúc điều khiển hành động của bạn, tội lỗi là kết quả hiển nhiên. Sự thử thách phục vụ cho mục đích của Đức Chúa Trời trên đời sống của chúng ta bằng việc cho chúng ta cơ hội để biến những gì chúng ta tin thành hành động. Đức tin trở nên sống động khi chúng ta thực hành lẽ thật và vui mừng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta. Sự vui mừng trong sự thử thách của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn có thể tập trung vào lý do cho niềm hi vọng của bạn.

  1. Chống cự sự cám dỗ (Gia-cơ 1:13-15)

Sự tham muốn là một động lực mạnh mẽ trong đời sống của chúng ta, và sự cám dỗ giống như cái cung đang sẵn sàng bắn đi. Như thể nó biết chính xác sợi dây cung nào đang căng ra. Thật là cám dỗ để đáp trả bằng sự hận thù đối với người đã làm cho cuộc sống của bạn trở nên khốn khổ bởi vì họ xứng đáng với những gì họ đã làm. Khi điều này xảy ra, hãy nhận biết rằng sự cám dỗ đang đánh vào lòng tham muốn được trả thù; hãy nhớ rằng trả thù không mang vinh hiển về cho Đức Chúa Trời. Điều mang đến vinh hiển cho Đức Chúa Trời là bỏ qua những vi phạm đó. Hãy nhận biết sự đánh lừa của cám dỗ và đừng bị lừa dối bởi nó.

  1. Yên ngh trong Chúa (Gia-cơ 1:21-22)

Yên nghỉ trong Chúa không phải là việc thụ động nhưng nó chứa đầy những hành động và sự mạo hiểm. Gia-cơ đã hướng dẫn chúng ta rằng sống công chính bao gồm với việc loại bỏ những rác rưởi về mặt đạo đức và những việc xấu xa trong đời sống của chúng ta. Khi Thánh Linh bên trong chúng ta cáo trách chúng ta trong lẽ thật của Chúa và chúng ta chọn không làm theo điều đó, tấm lòng của chúng ta sẽ bị lấp đầy bởi sự lo âu. Chúng ta phải quyết định sống công chính nhưng chúng ta phải hành động cũng như đi theo sự lựa chọn đó. Hãy xem xét đời sống của bạn xem có lãnh vực nào mà bạn chưa thật sự áp dụng nguyên tắc của Chúa và khi bạn chọn thay đổi để sống công chính, tấm lòng của bạn sẽ thật sự được yên nghỉ.

  1. Chấp nhận những người xung quanh (Gia-cơ 2:12-13)

Gia-cơ nói đến việc chúng ta thiên vị, chúng ta phân biệt đối xử với những người xung quanh và trở thành một thẩm phán với những suy nghĩ xấu xa. Bạn sẽ làm gì khi bạn gặp một người kỳ quặc ở trong cửa hàng? Bạn sẽ phớt lờ hay cười với một người phụ nữ với một đứa bé dễ thương bởi vì cô bé có vẻ dễ gần? Cả hai người trên đều cần được gặp gỡ Đức Chúa Trời hằng sống, người đang sống ở bên trong bạn. Hãy nhớ cách Chúa chấp nhận bạn và hãy mở rộng điều đó cho tất cả mọi người. Lòng thương xót chiến thắng sự đoán xét. Bạn đã nhận sự thương xót, bây giờ hãy ban ra cho những người xung quanh.

  1. Hỗ trợ những người xung quanh (Gia-cơ 2:22)

Gia-cơ đã nhắc đến Áp-ra-ham và Y-sác làm bằng chứng về niềm tin và hành động đồng đi với nhau tạo nên một đức tin hoàn thiện. Liệu đó có phải là đức tin nếu Áp-ra-ham chần chừ trong việc vâng phục Đức Chúa Trời trước khi dâng của tế lễ? Sự vâng lời sẽ phát triển, trở nên mạnh mẻ và khích lệ đức tin của chúng ta. Bạn có tin Chúa đủ để vâng lời Ngài trong đức tin không? Ngài sẽ trang bị, chu cấp và vượt qua cho bạn. Phục vụ người khác cũng là một hành động của sự vâng lời và đức tin của bạn sẽ được thêm mạnh mẽ.

  1. Quản trị cái lưỡi của bạn (Gia-cơ 3:9-12)

Với cái nhìn đầu tiên, Gia-cơ đưa ra cho chúng ta một bức tranh không thể: một cái lưỡi khó dạy. Ông so sánh việc quản trị cái lưỡi với việc cả khu rừng bị cháy bởi một tia lửa nhỏ. Giống như mỗi lần tôi tham gia vào lễ hội thắp đèn: ngọn lửa, đất khô và những tờ giấy. Chỉ một hành động sai hay có cơn gió mạnh thì tất cả những gì đẹp đẽ sẽ trở thành thảm hoạ. Những lời nói của chúng ta có thể mang đến sự sống cũng có thể mang đến sự phá hoại. Nếu, cùng một lời nói, chúng ta ca ngợi Chúa và rủa xả con người, vậy thì làm cách nào bạn có thể nói rằng đức tin của bạn thay đổi đời sống bạn? Hãy để Chúa cứu chuộc lời nói của bạn bằng việc suy nghĩ trước khi bạn nói.

  1. Theo đuổi sự khôn ngoan tin kính (Gia-cơ 3:17-18)

Nếu cái lưỡi khó dạy là một phần của thân thể bạn, vậy bạn phải làm gì? Dây cương của cái lưỡi bắt đầu trong tấm lòng dẫn đến tâm trí và cuối cùng đến với môi miệng của chúng ta. Một tấm lòng được thay đổi là một tấm lòng được thanh tẩy bởi sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, chính nó sẽ cho chúng ta những lời nói đúng trong những thời điểm đúng. Nhưng làm thế nào để chúng ta biết điều đó đến từ sự khôn ngoan của Chúa hay là sự ngôn ngoan của thế gian? Gia-cơ cung cấp cho chúng ta một tiêu chuẩn để có thể giải mã sự khác biệt này. Hãy chọn sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời và để những điều trong tấm lòng của bạn trở nên thuần khiết, bình an, thận trọng, dễ bảo, đầy thương xót, tốt lành, công bằng và thật thà. Khi chúng ta theo đuổi sự khôn ngoan của Chúa, tấm lòng của bạn sẽ được thay đổi.

  1. Vâng phục Đức Chúa Trời (Gia-cơ 4:7-10)

Chúa của chúng ta là Đức Chúa Trời yêu thương và đắc thắng, và cách để kinh nghiệm tình yêu thương và sự chiến thắng là vâng phục Ngài.

Chúng ta vâng phục tình yêu thương của Ngài khi chúng ta nhận ra rằng lý do duy nhất để chúng đang sống, tiếp tục sống là bởi vì tình yêu của Ngài. Nếu chúng ta muốn sống ở vị trí đắc thắng, chúng ta cần phải vâng phục người lãnh đạo, điều đó có nghĩa là chúng ta có thể phải từ bỏ những thói quen, cách cư xử thường ngày trong cuộc sống. Sự vâng phục dẫn chúng ta đi sâu vào ân điển của Đức Chúa Trời bởi vì nó đòi hỏi sự khiêm nhường trước Chúa. Chúa ban ơn cho kẻ khiêm nhường và chống cự kẻ kiêu ngạo.

  1. Thực hành tính kiên trì trong lúc đau khổ (Gia-cơ 5:11)

Sự trưởng thành trong đức tin đòi hỏi sự nhịn nhục và kiên nhẫn khi chúng ta đang chịu khổ. Nhưng người nào lại muốn phải kiên nhẫn trong lúc chịu khổ? Chúng ta chạy đến những điều gần nhất để cho chúng ta sự giải thoát. Chúng ta gây mê cảm xúc của mình bằng thức ăn, đồ uống, mua sắm, giải trí và theo đuổi sự khoái lạc. Nhưng khi sự gây mê kết thúc, chúng ta lại cảm thấy đau khổ lần nữa để rồi chúng ta lại chạy theo những thói hư tật xấu của mình. Chúng ta có thể học rất nhiều từ Na-ô-mi. Bà đã chịu khổ, bà bước vào nó và không cố gắng chạy trốn. Chúng ta gọi bà là người được phước bởi vì bà đã kiên nhẫn, nhưng bà gọi đó là phước cho chính mình bởi vì Chúa đã chuộc lại sự chịu khổ bà. Hãy nhịn nhục trong sự chịu khổ. Kiên nhẫn trong việc tin cậy Đức Chúa Trời. Chúa vẫn đang vận hành ngay cả khi chúng ta không nhìn thấy Ngài.

  1. Cầu nguyện trong đức tin (Gia-cơ 5:13-16)

Gia-cơ nhắc đến Ê-li, một người bình thường được Chúa sử dụng cho những việc phi thường. Trong I Các vua 17, Ê-li cầu nguyện và Chúa đáp lời, không có bất kỳ cơn mưa nào trong ba năm. Hãy cầu nguyện khi bạn đang buồn, hạnh phúc, bực bội, vui mừng, đau đớn hay hài lòng. Nói ra những điểm yếu kém của mình với một người bạn cùng niềm tin đáng tin cậy và cầu thay. Sự ăn năn cắt bỏ mọi quyền lực của sự xấu hổ, và cầu nguyện trong đức tin mang lại sự chữa lành. Bạn có thể là một người bình thường nhưng bạn đang hầu việc một Đức Chúa Trời phi thường, người luôn sẳn sàng nâng bạn lên để làm những việc phi thường qua chính bạn.

Thực hành trong đức tin.

Gia-cơ là một quyển sách nhỏ dành cho việc sống bày tỏ niềm tin Cơ Đốc. Ông sử dụng rất nhiều ví dụ để chúng ta thấy cách để có thể đi từ việc đọc về đức tin sang hành động trong đức tin. Nhiếp ảnh là một trong những sở thích của tôi, và tôi dành nhiều thời gian để đọc về nó nhưng tôi không thể tiến bộ cho đến khi tôi thật sự cầm một chiếc máy ảnh và tập sử dụng nó. Tôi cần kiến thức và đồng thời cả thực hành những kiến thức đó để có thể trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi.

Niềm tin Cơ Đốc của chúng ta cũng vậy. Chúng ta có thể đọc Kinh Thánh mỗi ngày nhưng nếu chúng ta không thực hành điều đó thì cuộc sống của ta không hề thay đổi. Chọn một điều nào đó để làm ngày hôm nay trong việc đáp ứng với bài viết này. Đọc từ sách Gia-cơ hay một câu nào đó ở trên và bắt đầu thực hành những gì bạn đã đọc. Hãy chuyển đức tin từ trừu tượng sang cụ thể bằng việc thực hành nó.

Dịch: Sam

Nguồn: Crosswalk.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like