Home Chuyên Đề Khám Phá Mới Tại Y-sơ-ra-ên Khẳng Định Sự Phức Tạp Của Vương Triều Đa-vít

Khám Phá Mới Tại Y-sơ-ra-ên Khẳng Định Sự Phức Tạp Của Vương Triều Đa-vít

by Van Anh
30 đọc

“Bia đá Tel Dan hoàn toàn một trăm phần trăm chứng minh rằng đã từng tồn tại Vua Đa-vít. Điều này bác bỏ bất kỳ tuyên bố rằng Vua Đa-vít chỉ là một câu chuyện.” – AnaRina Heymann

“Có một chồi sẽ nứt lên từ gốc Y-sai, một nhánh từ rễ nó sẽ ra trái.” Ê-sai 11:1

Các nhà khảo cổ, được sự giúp đỡ bởi các con chuột chũi, phát hiện ra một tòa nhà lớn trong thung lũng dưới các dãy núi Hếp-rôn là vương quốc Vua Đa-vít trong Kinh Thánh. Sự khám phá này là một mốc quan trọng trong việc tranh luận đang diễn ra về tính chính xác của Vua Đa-vít trong Kinh Thánh là một nhân vật lịch sử đối với các nhà khảo cổ hiện nay cho rằng Kinh Thánh là một nền tảng có thật.

“Cho đến 25 năm trước, không ai nghi ngờ rằng Vua Đa-vít là một nhân vật lịch sử.” Giáo sư Avraham Faust, giám đốc khai quật khảo cổ học, nói với Breaking Israel News. “Tuy nhiên, trong 25 năm qua, lịch sử của Đa-vít, và đặc biệt là kích thước vương quốc của ông, lại gây tranh cãi.”

Phát hiện mới tại Tel ‘Eton, nằm ở Judean Shephelah về phía đông của dãy núi Hếp-rôn, dường như gợi ý rằng vương quốc vùng cao kiểm soát các khu vực rộng lớn hơn những gì một số học giả nghĩ,” ông Faust nói thêm.

Việc khai quật, được hướng dẫn bởi Giáo sư Faust của Đại học Bar-llan, tại Tel Eton, trong thung lũng gần với dãy núi Hếp-rôn. Thành phố từng nằm tại địa điểm này đã được các học giả xác định là Éc-lôn, một thành phố theo Kinh Thánh, đã chiến đấu chống lại người Y-sơ-ra-ên trong liên minh năm vua A-mô-rít và sau này được tính là một phần sản nghiệp của chi phái Giu-đa.

“Đó là sản nghiệp của chi phái Giu-đa, tùy theo những họ hàng của chúng… La-ki, Bốt-cát, Éc-lôn.” Giô-suê 15:20, 39

Phát hiện này đã trở thành một phần của cuộc tranh cãi đang diễn ra giữa các nhà khảo cổ về việc liệu Vua Đa-vít có thực sự đã tồn tại như một nhân vật lịch sử có thật hay ông chỉ là một nhân vật thần thoại tồn tại trong các trang Kinh Thánh mà thôi… Những phát hiện từ Tel ‘Eton, gần đây đã được phát hành bởi ông Faust và Yair Sapir trên tạp chí Radiocarbon, được các tác giả tuyên bố rằng thành phố từng là một phần của vương quốc Đa-vít. Cấu trúc này có niên đại từ thế kỷ thứ 10, là thời điểm mà Vua Đa-vít đã cai trị theo Kinh Thánh, trên cơ sở của thởi điểm của radiocarbon từ nền đất được tìm thấy. Sau khi mô tả tòa nhà và những lý do dẫn xác định được thời gian là thế kỷ thứ 10 Trước Công Nguyên, Faust và Sapir đã viết:

“Phát hiện này chứa đựng thời kỳ xã hội phát triển một cách phức tạp tại Giu-đa, trên cuộc tranh luận về lịch sử của vương quốc Đa-vít và Sa-lô-môn.”

Tiến sĩ Faust đã giải thích cách họ đi đến kết luận đáng chú ý này.

“Tất nhiên, chúng tôi không tìm thấy bất kỳ hiện vật nào nói rằng ‘Vua Đa-vít’ hay ‘Vua Sa-lô-môn’ nhưng chúng tôi khám phá ra các dấu hiệu của sự biến đổi xã hội tại khu vực đã khai quật, bao gồm công trình một tòa lâu đài lớn trong một kế hoạch được các nhà khảo cổ học biết đến với tên gọi ‘ngôi nhà bốn phòng’ vốn phổ biến ở Y-sơ-ra-ên nhưng hiếm khi tồn tại ở nơi khác. Điều này dường như chỉ ra nguồn cảm hứng hoặc nguyên nhân cho các sự biến đổi được tìm thấy ở vùng cao. Mối liên hệ với Đa-vít không dựa trên bất kỳ bằng chứng khảo cổ học nào mà chỉ dựa trên chi tiết của mặt đất. Vì nguồn gốc của sự thay đổi này dường như ở vùng cao, và bởi nó diễn ra vào thời điểm có Đa-vít, sự liên kết này là đúng,” Giáo sư Faust nói với Breaking Israel News. “Hơn nữa, những sự thay đổi phù hợp với những thay đổi lớn hơn trong khu vực, tất cả đều kết nối với vùng cao cả, và tất cả diễn ra tại thời điểm Vương Quốc Đa-vít trải dài tại khu vực này.”

“Mối liên hệ với vương quốc vùng cao, cũng như thời gian của sự thay đổi, là các khám phá chính, và nếu ai đó nghĩ rằng không có Vua Đa-vít nào cả, thì người đó nên mang đến một cái tên khác cho vị vua vùng cao trong thời gian khu vực được đưa vào vương quốc vùng cao,” Giáo sư Faust nói thêm.

AnaRina Heymann, giám đốc của Jerusalem Watch và điều phối viên tiếp cận Thành Đa-vít, thường xuyên gặp những người nghi ngờ đặt câu hỏi về giá trị lịch sử của Vua Đa-vít.

“Cho đến năm 1993, không có cách nào để chứng mình Vua Đa-vít đã tồn tại,” Heymann nói với Breaking Israel News. “Đó là khi các nhà khảo cổ phát hiện ra Bia đá Tel Dan.”

Bia đá Tel Dan này hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Y-sơ-ra-ên, là một bia đá đã bị vỡ (đá khắc chữ) được phát hiện vào năm 1993 trong quá trình khai quật tại Tel Dan, ở miền bắc Y-sơ-ra-ên. Nó bao gồm một số mảnh vỡ tạo thành một dòng chữ chiến thắng trong tiếng A-ram, hầu hết phần bên trái có thể bởi Hazael của Aram-Damascus, một nhân vật quan trọng trong khu vực vào cuối thế kỷ thứ 9 TCN. Dòng chữ tự hào về chiến thắng trước vua Y-sơ-ra-ên và đồng minh của ông là vị vua “Nhà Đa-vít”. Nó được coi là sự tham chiếu được chấp nhận sớm nhất với tên Đa-vít như là người sáng lập Vương quốc Giu-đa.

“Bia đá Tel Dan hoàn toàn một trăm phần trăm chứng minh rằng Vua Đa-vít đã tồn tại,” Heymann cho biết. “Điều này bác bỏ bất kỳ tuyền bố nào cho rằng Vua Đa-vít chỉ là một câu chuyện.”

Nếu được xác nhận, Tel Eton sẽ là điểm khảo cổ chính thứ hai về Vua Đa-vít. Năm 2007, Yosef Garfinkel của Đại học Hê-bơ-rơ đã tìm thấy một pháo đài quân sự lớn tại Khirbet Qeiyafa phía tây nam cách Giê-ru-sa-lem khoảng 20 dặm. Cuối cùng ông xác định được pháo đài này là vào đầu thế kỷ thứ 10 TCN, là thời gian được cho rằng Vua Đa-vít đã cai trị Y-sơ-ra-ên, trùng với kiến trúc tại Tel Eton nữa.

Giáo sư Faust lưu ý rằng các địa điểm tại Tel Eton chỉ ra một cấp độ xã hội phức tạp, chỉ ra xã hội thời điểm đó phức tạp về mặt chính trị. Địa điểm khảo cổ bao gồm 15 mẫu Anh, lớn thứ ba trong khu vực Giu-đê phía sau Giê-ru-sa-lem và Lachish. Khi nhóm của Giáo sư Faust bắt đầu khai quật, họ phát hiện ra các tường thành, pháo đài , điều này cho thấy tầm quan trọng của khu vực này. Hầu hết những tòa nhà tại nơi khai quật từ thế kỷ thứ 8 TCN, vài trăm năm sau thời kỳ của Vua Đa-vít. Nhưng các nghiên cứu sâu hơn nữa cho rằng địa điểm này có lịch sử xưa hơn nữa.

Gần đây các nhà khảo cổ đã công bố phát hiện một cấu trúc mới tại khu vưc phía trên của Tel (một gò đất nhân tạo được hình thành từ những tàn tích của nền văn minh tồn tại cùng một thời điểm hàng trăm năm hay hàng ngàn năm) đáng chú ý là được xây dựng rất tốt, chỉ ra rằng nó như là một trung tâm hành chính của khu vực.

Faust nói trong Khảo Cổ Học Phổ Biến: “Tòa nhà được thi công rất độc đáo, bao gồm cả đá cuội ở các góc và khe hở. Hàng trăm hiện vật đã được khai quật trong các mảnh vỡ, bao gồm các bình bằng gốm, trọng lượng lớn, rất nhiều vật bằng kim loại, thực vật học xót lại, cũng như nhiều mũi tên nữa, là bằng chứng về trận chiến kèm với cuộc chinh phục các địa danh bởi người A-si-ry.

Các nghiên cứu tin rằng thành phố đã bị phá hủy bởi Vua San-chê-ríp và người A-si-ry năm 701 TCN.

Những viên đá cuội, đá mịn và khối xây vuông, là những ví dụ đầu tiên của khối xây dựng được tìm thấy ở Giu-đa. Cấu trúc xây dựng trên nền móng sâu, cho thấy mức độ công phu, tinh tế cao.

Trong khi khám phá các nền tảng của cấu trúc, các nhà khảo cổ đã phát hiện một chén bằng gốm mà họ tin rằng đó là một món đồ dâng lên cho Đức Chúa Trời để xin Chúa bảo vệ tòa nhà, một điều mà các nhà khảo cổ đã gặp trước đây. Đây là hình mẫu cung cấp nền tảng cho các nhà nghiên cứu về thời điểm của tòa nhà Thời Đồ Đồng Ca-na-an và Thời Kỳ Đồ Sắt sớm, và đến thế kỷ thứ 10 là mới nhất.

Các nhà nghiên cứu được hỗ trợ bởi các con chuột chũi, là những loại gặm nhấm sống trong khu vực. Các nhà khảo cổ không quan tâm lắm về những gì ở bên dưới nền đất khi chúng bắt đầu đào và nhiều giờ làm việc cẩn thận có thể trong một nổ lực không có kết quả. Bởi những gì ở dưới lòng đất được mang lên bề mặt bởi các loài gặm nhấm đang đào hang, các nhà khảo cổ họ có thể thu thập những manh mối về những gì nằm ở dưới đó.

 

Dịch: Puih Nấu

Nguồn: breakingchristiannews.com

Bình Luận:

You may also like