Home Chuyên Đề 10 Giá trị Tiềm Tin Của Người Tin Lành Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Xã Hội Xưa Và Nay Phần 3

10 Giá trị Tiềm Tin Của Người Tin Lành Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Xã Hội Xưa Và Nay Phần 3

by Debbie Thủy
30 đọc
  1. Cảm thông

Chúng ta thật khó để có thể tha thứ được cho người khác nếu không thấu hiểu và cảm thông với họ.

Khi Chúa tạo nên con người, Ngài tạo nên con người là tốt lành, trọn vẹn. Ngài ban cho con người ý chí tự do. Nhưng con người đã sử dụng ý chí tự do đó để chiều theo tư dục của mình.

Từ đó tội lỗi đã đi vào thế gian, tất cả mọi người đều phạm tội, chẳng một ai là công bình. Những người nhận biết mình phạm tội được tha thứ từ Chúa sẽ không lên án, phê phán người khác nhưng cảm thông với yếu đuối của người khác bởi chính họ cũng đã từng như vậy.

 

Kinh Thánh kể lại câu chuyện về một người đàn bà phạm tội tà dâm. Nhiều người trong Xã hội thời đó đòi ném đá bà nhưng Chúa nói: ” Ai trong các ngươi là người không có tội hãy ném đá chị ấy trước đi”.

Cơ đốc nhân cảm thông với sự yếu đuối của người khác bởi họ nhận biết họ cũng từng là người tội lỗi nhưng bởi ân điển và lòng thương xót của Chúa mà họ được tha thứ được phục hồi.

Kinh Thánh dạy rằng: ” Lòng người như giếng nước sâu, người thông sáng sẽ múc lấy tại đó”.

Người thông sáng là người có lẽ thật của Chúa để có thể thấu hiểu gốc rễ của vấn đề, thấu hiểu nguyên nhân của những hành vi xấu bên ngoài của một người để đưa người đó ra khỏi môi trường xấu bước vào môi trường tốt, ra khỏi nơi tối tăm dời đến nơi sáng láng lạ lùng. Phục hồi, biến đổi cuộc đời họ.

Trong hơn hai mươi năm qua, Hội Thánh Tin Lành tại Việt Nam đã được chứng kiến gần hai ngàn người nghiện ma túy là những người vốn xấu xa tội lỗi nay được phục hồi trở về hòa nhập với cộng đồng, trở nên những người có ích cho Xã hội khi họ nhận được sự cảm thông và yêu thương của Chúa qua cách Hội Thánh dành cho họ.

Những người được tha nhiều lại yêu nhiều hơn, họ lại tiếp tục bày tỏ sự yêu thương và cảm thông đến nhiều người khác. Họ chính là những người đang thay đổi cộng đồng và Xã hội nơi họ sống.

  1. Gia đình

Kinh Thánh dạy rằng Chúa là Đấng thiết lập nên hôn nhân gia đình. Chúa phán:

” Loài người ở một mình thì không tốt, Ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó” Sáng thế ký 2:18.

Hôn nhân là nơi một người nam và một người nữ trở thành bạn đời của nhau cùng giúp đỡ nhau, cùng nuôi dạy con cái trở nên những công dân tốt cho Xã hội

Hôn nhân không phải là: “chồng chúa vợ tôi” theo kiểu người chồng cai trị người vợ, cũng chẳng phải là bình quyền mạnh ai nấy quyết nhưng: ” Vợ vâng phục chồng như vâng phục Chúa và chồng yêu vợ như Chúa yêu Hội Thánh, phó chính mình vì Hội Thánh”

Vai trò của người chồng là lãnh đạo, chu cấp và bảo vệ gia đình. Vai trò của người vợ là tôn trọng, nâng đỡ, khích lệ chăm sóc, thương yêu chồng con.

Giá trị của gia đình là tình yêu, sự hi sinh, tin cậy, cảm thông và tôn trọng lẫn nhau.

Kinh Thánh dạy rằng gia đình là nơi chỉ có một người chồng và một người vợ. Một người nam và một người nữ chứ không phải hai người nam hay hai người nữ.

Gia đình là trường giáo dục đầu tiên của con trẻ, là nơi chúng học được ý nghĩa của tình yêu. Gia đình là tổ ấm, là khung thành bảo vệ, nơi họ được an ủi trong những lúc giông bão của cuộc đời.

Gia đình không phải là: “ Nhà hàng ban ngày, quán trọ ban đêm” .

Việc chạy theo những nhu cầu tìm kiếm vật chất, bỏ mặc gia đình, không chăm sóc con cái, dẫn đến gia đình bị phá vỡ. Vai trò của những thành viên trong gia đình bị rối loạn chức năng.

Không một đứa trẻ nào có thể trở thành công dân tốt nếu chúng đang phải xây dựng cuộc đời mình trên nền đổ nát, hư hoại của cha mẹ chúng.

Tình dục là món quà Chúa ban cho hôn nhân nơi có một người nam và một người nữ, chứ không phải hai người nam hay hai người nữ. Việc sử dụng nó bên ngoài hôn nhân hay trong đồng tính là một tội ác dẫn đến sự phá hủy cho cả hai.

Khi mối quan hệ trong gia đình khó khăn thì phải nỗ lực để giải quyết. Luật pháp của Chúa không cho phép li dị, bởi gia đình tan vỡ sẽ đẩy những đứa trẻ đến sự cô đơn, tổn thương trở thành nguyên nhân khiến tệ nạn Xã hội gia tăng.

Phục hồi những gia đình đổ vỡ là phục hồi Xã hội.

Gia đình là tế bào của Xã Hội, Cơ đốc nhân xây dựng tốt gia đình là đang góp phần xây dựng và phát triển Xã Hội.

“Còn nữa”

Debbie Thủy

Bình Luận:

You may also like