Có khi nào bạn vừa nói yêu mến Chúa mà vừa nói yêu người ngoại không?
Có khi nào bạn vừa đặt chân đến nhà thờ vừa đặt chân đến những nơi không lành mạnh?
Có khi nào bạn vừa hát tôn vinh Chúa vừa dùng môi miệng để chửi mắng người khác?
Có khi nào bạn vừa học Kinh Thánh vừa sống thiếu yêu thương?
………….
Đôi khi chúng ta sống hai mặt, vừa là chiên mà cũng vừa là sói (dê)
Đôi khi chúng ta sống vừa muốn đẹp lòng Chúa vừa muốn đẹp lòng người mà người ta thường nói câu “Tốt đời đẹp đạo”
Lối sống giả hình đó quả thật không đẹp lòng Chúa “Ta biết công việc của ngươi; người không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay! Vậy vì NGƯƠI HÂM HẨM, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả người ra khỏi miệng ta” (Khải huyền 3:15,16)
Chúng ta sống trong thế giới đầy những người không tin Chúa, đầy những nơi không lành mạnh, sống cạnh những người hay nóng giận và cũng thiếu yêu thương thì thật khó để trở thành một Cơ Đốc Nhân theo ý muốn Chúa. Thế nhưng, chúng ta vẫn có thể làm được nếu những nỗ lực đó là cậy sức Thiên Thượng chứ không nương trên sức hèn mọn của chúng ta.
Vậy, hãy cầu nguyện để Chúa thứ tha lối sống giả hình mà chúng ta thường mang trước đó để Chúa cho chúng ta một đời sống là CHIÊN THẬT SỰ dẫu bên cạnh vô số loài sói (dê)
Hãy sống là chiên của Chúa để Ngài chăn giữ chúng ta và Ngài không “nhả chúng ta ra khỏi miệng Ngài.
Thanh Tân
Một trong những hình ảnh tôi nhớ mãi ở kì thi tốt nghiệp vừa qua là “thí sinh cầu nguyện trước khi làm bài thi”. Hình ảnh đó vừa ấn tượng và không xa lạ đối với con cái Chúa – những Cơ Đốc Nhân tin cậy Chúa hết lòng trong mọi việc.
Tôi được nhận nhiệm vụ là cán bộ coi thi tại điểm thi của một trường đại học quận trung tâm của thành phố. Đó là ngày thi thứ hai của kì thi, khi công việc phát đề đã xong thì thí sinh chờ đến khi có hiệu lệnh làm bài, tất cả thí sinh đều lật đề lên để đọc đề và chuẩn bị làm bài. Riêng chỉ có một thí sinh cúi đầu và đan chéo mười ngón tay lại với nhau rồi đặt trước trán cầu nguyện. Cứ ngỡ có điều gì xảy ra với em ấy, tôi bước xuống gần để thăm hỏi, em ấy nói “Em cầu nguyện với Chúa đó cô”.
Tôi thật sự rất được khích lệ về hành động của em. Trong suốt quá trình làm bài, tôi quan sát em và thấy em làm bài rất chăm chỉ và trung thực. Đó hẳn là một Cơ Đốc Nhân cùng đồng hành với Chúa trong mọi tiến trình của cuộc sống, cùng Chúa chia sẻ những cột mốc quan trọng của cuộc đời và ưu tiên dành thời gian cầu nguyện với Chúa để nhờ sự hướng dẫn từ Ngài.
Thời niên thiếu, tôi được thầy dạy Kinh Thánh dạy về sự cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh. Điển hình là trước khi làm bài thi. Cầu nguyện trong tình huống này để cầu xin Chúa ban cho sự khôn ngoan, mở trí để làm bài thật tốt. Và tôi đã làm điều đó trong mọi lúc làm bài. Tôi thấy kết quả rõ rệt từ sự ý thức đó. Chúa ban phước trên những con số tôi tính toán, những con chữ tôi viết ra. Tôi kinh nghiệm được Chúa cùng làm bài với mình và chỉ dẫn mình những điều trí mình khó hiểu.
Điều đó không có nghĩa tôi xem Chúa như một vị thần hộ mệnh để kêu cầu khi làm bài thi mà không đầu tư vào việc học bài trước đó. Tôi không xem Chúa như một vị thần cầu may để trao phó hết mọi chuyện cho Chúa rồi bản thân chẳng có trách nhiệm với công việc của mình. Tôi luôn ý thức được việc, Chúa sẽ cùng tôi làm việc khi tôi cũng có trách nhiệm và đầu tư vào công việc mình làm.
Chúa – Đấng công bằng với mọi việc, mọi người luôn trao kết quả xứng đáng cho những ai chăm chỉ và chịu khó. Nhìn thấy nét mặt rạng rỡ và lạc quan của em thí sinh trong buổi thi hôm ấy, tôi biết rằng em ấy cũng đầu tư thời gian vào bài học để giờ đây việc cầu nguyện với Chúa như một hành động xin Chúa đồng hành và làm bài với em. Và hẳn là, em thí sinh đó sẽ có kết quả xứng đáng với công sức mình bỏ ra.
![]() |
Mái vòm của nhà nguyện xây bên trên mộ Chúa Jesus. Ảnh: The Washington Post. |
Theo The Washington Post, để sửa chữa nhà thờ đang có nguy cơ sụp đổ do trọng lượng, nhóm chuyên gia phải thâm nhập vào tàn tích của ngôi mộ rộng vài mét vuông từ thế kỷ I có tên Holy Rock. Họ sẽ phải làm sạch lớp bồ hóng tích tụ hàng thế kỷ từ những ngọn nến trong nhà thờ. Họ cũng phải di dời nền đá cẩm thạch và sau đó trát vữa vào khối đá xây.
Ở chính giữa nhà thờ Mộ Thánh trong lòng thành phố Jerusalem cổ đại, các nhà bảo tồn sẽ nhấc phiến đá nhẵn bóng nơi hàng triệu người hành hương từng quỳ xuống và cầu nguyện để tìm hiểu bên dưới. Đây là lần đầu tiên trong hơn 200 năm họ xem xét bên trong ngôi mộ. Tàn tích của ngôi mộ đục từ đá đang rạn nứt do nhà thờ xây phía trên bị lung lay. Việc sửa chữa bị trì hoãn trong nhiều thập kỷ. Sau nhiều năm tranh luận giữa những người trông coi công trình, dự án tôn tạo chính thức bắt đầu từ tháng 6.
Các nhà bảo tồn không dám chắc về những gì họ sẽ tìm thấy. “Đây là nơi sống động nhất mà chúng tôi từng tu sửa”, Antonia Moropoulou, người chỉ đạo nhóm chuyên gia ở Đại học Công nghệ Quốc gia tại Athens, Hy Lạp, chia sẻ.
Nhóm chuyên gia đã thăm dò nhà thờ và ngôi mộ bằng công nghệ radar xuyên đất và quét laser. Họ cho máy bay không người lái mang camera bay bên trên ngôi mộ và phát hiện một vệt đứt gãy ở mặt đá. Theo họ, vết nứt có thể là kết quả do áp lực từ các cột trụ chống đỡ mái vòm xây bên trên.
Nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem là một trong những công trình tôn giáo nổi tiếng nhất trên thế giới với thánh đường sâu hun hút, chứa đầy hốc tường mờ ảo, mộ bí mật, nhà nguyện và tượng vàng. Nhà thờ được cho là nơi Chúa Jesus qua đời, trải qua nghi thức chôn cất và hồi sinh. Công tác khảo cổ tại nhà thờ Mộ Thánh bị hạn chế do sự bảo vệ của các tu sĩ cũng như truyền thống lâu đời.
Nguồn: Báo Vnexpress
Phương Hoa
Sáng nay, trên đường đến nhà thờ để thờ phượng Chúa, tôi bắt gặp hình ảnh ông cụ đang đi bộ những bước chân khẩn trương nhưng chậm chạp, tay cầm túi đựng Kinh Thánh, dáng lưng hơi khòm với bộ quần áo rất chỉnh tề. Ông rẽ phải đang lúc xe dừng đèn đỏ, thấy thế tôi có suy nghĩ trong đầu là có nên cho ông hóa giang đến nhà thờ không vì tôi cũng không chắc điểm đến của ông là nơi tôi đến – ngôi nhà thờ cách đó chừng 100 mét.
Ngay lúc đó, tôi dừng lại ngay bên ông và với quyết định sẽ chở ông đến nhà thờ
– Ông ơi, có phải ông đang đến nhà thờ không?
– Ừa con, ông đang đi đến chỗ nhà thờ – tay ông cụ chỉ thẳng về ngôi nhà thờ phía trước nhưng với vẻ mặt rất mệt vì đi bộ một quãng khá xa.
– Vậy, con chở ông đến nhà thờ nhé, con cũng đang đến nơi đó – Tôi hồ hởi nói vì đó là việc tôi nên làm
– Ừa, vậy hả con, nhưng ông sợ ông nặng cho con, con chở được không con? – Ông nói với vẻ bối rối và có chút lo lắng
– Dạ, không sao đâu ông, con chở được, ông leo lên đi.
– Ờ, ờ, ông cảm ơn con nhiều lắm, ông chỉ sợ ông nặng rồi con chở không nổi thôi, cảm ơn Chúa, may mà nhờ có con – ông lão khệ nệ từng bước để leo lên chiếc xe sau câu nói ấy
Suốt quãng đường, ông luôn miệng cảm ơn tôi
– Cảm ơn con, được con chở là điều tốt lành đối với ông, cảm ơn Chúa vô cùng.
– Dạ, ông ơi, không sao đâu, được chở ông cũng là điều tốt lành mà Chúa đã cho con có cơ hội được làm.
– Ồ, con nói thế thì còn gì bằng, ông thấy đức tin lớn nơi con…
– Dạ…
Tôi để ông xuống trước những bậc thềm – nơi bước đến không gian thờ phượng Chúa. Ông vẫn bước đi với dáng vẻ đó nhưng vẻ mặt đã rạng rỡ hơn và không còn nhễ nhại mồ hôi như lúc tôi mới gặp nữa. Miệng ông cụ cười phúc hậu:
– Cảm ơn con, ông lên trước rồi con lên sau để thờ phượng Chúa nhe, Chúa ban phước cho con.
Tôi đáp lời ông bằng tiếng “Dạ” rất thỏa lòng với những điều đã làm. Qua những điều nhỏ nhặt từ việc giúp đỡ người khác – điển hình là ông cụ với một hành động rất đơn giản như thế, tôi thấy lòng mình vui hơn và hiểu được hạnh phúc không chỉ là sự nhận lại mà còn là sự ban cho – thời gian, tình yêu thương và sự giúp đỡ mọi người.
Sáng Chúa nhật hôm nay, tôi cảm ơn Chúa đã cho tôi gặp được ông cụ. Sáng thứ hai ngày mai hay là những ngày kế tiếp trong tuần nữa, tôi không biết sẽ gặp ai khác trên đường hay trong nơi làm việc, nhưng tôi nghĩ bất cứ sự giúp đỡ nào dầu là nhỏ nhất cũng mang lại niềm vui cho người khác và cho cả bản thân mình nữa. Đó cũng là một ơn phước mà Chúa làm trên đời sống chúng ta – ơn phước được giúp đỡ người khác. Chính tôi và đối tượng được giúp đỡ đều nhận được rất nhiều sự khích lệ lẫn nhau từ lời nói và cả mối quan hệ mới được thiết lập vì trước đó tôi và ông không biết nhau dầu sinh hoạt chung hội thánh.
-
Mũ Sợ Chúa, Mũ Sợ Hãi Thiên Chúa, hay Mũ Tôn Kính Chúa Trời. Mũ Sợ Chúa có hình dạng giống như một cái Đĩa, hình tròn và dẹp. Mũ Sợ Chúa cũng có hình dáng tương tự Mũ Zucchetto của các Đức Cha Linh Mục Cha Xứ Đức Hồng Y hay Đức Giáo Hoàng. Mũ Sợ Chúa được đội bởi người Do Thái để hoàn thành nghĩa vụ luật pháp tôn giáo đạo Do Thái Giáo. Đàn ông người Do Thái thường đội Mũ Sợ Chúa trong giờ đọc kinh cầu nguyện.
Trẻ em người Do Thái đội Mũ Sợ Chúa
Ý nghĩa trong Kinh Thánh
Kính thánh ngụ ý rằng che đầu là dấu hiệu của sự tang tóc: II Sa-mu-ên 15
30 Còn Đa Vít thì đi lên Núi Ôliu. Ông vừa đi lên núi vừa khóc. Ông che đầu ông lại và đi chân không. Tất cả những người đi theo ông cũng che đầu họ lại và vừa đi lên núi vừa khóc.
Giê-rê-mi-a 143 – 4 Những nhà quyền quý sai các đầy tớ ra đi kiếm nước, Họ ra giếng tìm nhưng chẳng có giọt nước nào, Họ trở về với những vò khô trống rỗng, Họ xấu hổ và thẹn thùng, nên che kín đầu họ lại, Bởi vì đất đã khô khan nứt nẻ. Do chẳng có mưa trong xứ lâu ngày, Các nông dân hổ thẹn buồn rầu, Họ che kín đầu giấu thẹn.
Ê-xơ-tê 612 Và MÔ Đê Khai trở lại cổng hoàng cung, còn Haman thì vội vàng đi về nhà ông, lòng đầy sầu thảm và đầu che kín lại.
Che đầu trong Kinh Thánh là một biểu hiện của niềm vui và ơn cứu độ trong I-sai-a 61:3,10Và ban cho những ai đang sầu khổ ở Si Ôn: Mão hoa thay cho tro bụi, Dầu vui mừng thay cho tiếng khóc than, Áo ngợi ca thay cho tâm hồn sầu thảm. Người ta sẽ gọi họ là những cây sồi công chính, Ðược CHÚA trồng để bày tỏ vinh hiển của Ngài.
Kinh Thánh có ghi chép rằng, “Che đầu để mà sợ trời có thể trên bạn.” Thầy đạo HÚ Nà BÊn Dô Su không bao giờ đi bộ bốn thước (2 mét) với cái đầu không được che phủ. Ngài giải thích: “Bởi vì sự hiện diện của Thiên Chúa là luôn luôn trên đầu của tôi.”
Giải thích
Người Do Thái đội Mũ Sợ Chúa để nhắc nhở bản thân rằng có một đấng đang ở trên cao luôn luôn quan sát những hành động của họ. Dựa theo một số ý kiến, việc đội Mũ Sợ Chúa trở thành một hình phức phân biệt giữa người Do Thái và dân ngoại (người ngoại đạo). Việc không đội mũ che đầu vi phạm luật cấm của đạo Do Thái Giáo được ghi chép trong Kinh Thánh,
Lê-vi 18:3
3 Trước đây các ngươi sống ở Ai cập nhưng các ngươi không được phép làm như dân cư ở đó. Các ngươi cũng sẽ không được phép làm những điều giống như dân cư xứ Ca Na An mà ta sẽ dẫn ngươi đến. Chớ nên theo các luật lệ của họ.
Chất liệu sản xuất
Mũ Sợ Chúa được làm bằng Vải, có loại làm bằng lưới, cũng có loại được đan Len, và có loại được làm bằng da thuộc.
Trong cộng đồng người Do Thái truyền thống, Mũ Sợ Chúa được làm bằng vải nhung đen hay vải lụa đen. Để tránh cho Mũ Sợ Chúa bị rớt, người Do Thái thường đội Mũ loại to rộng, hoặc sử dùng đồ Kẹp tóc hay đồ cặp tóc kẹp Mũ Sợ Chúa với tóc để cho Mũ không bị rớt đặc biệt là lúc chơi thể thao, chạy nhảy, nhảy múa, và đùa giỡn.
Người Do Thái truyền thống đội Mũ Sợ Chúa màu đen được làm bằng chất liệu vải nhung hoặc vải lụa
-
Tóc Do Thái và Râu. Tóc Do Thái là kiểu tóc truyền thống của trẻ em nam giới dân Do Thái và đàn ông người Do Thái. Người Do Thái cắt kiểu tóc Do Thái vì họ dựa lời giải thích đã được ghi chép trong quyển sách Kinh Thánh Do Thái về việc không được cắt tóc ở phần thái dương trên đầu.
Giải thích dựa trên cơ sở Kinh Thánh
Kinh Thánh có ghi chép rằng,“Các ngươi chớ cắt mái tóc xung quanh thái dương mình hoặc xén bộ râu mình” (Sách Lêvi 19:27).
Vì vậy khi người Do Thái truyền thống đi hớt tóc. Họ dùng kéo xén tóc (hay còn gọi là tông đơ hoặc kéo xén tóc điện) để cắt hết tóc trên đầu và chỉ chừa lại phần tóc ở hai bên thái dương.
- 3
Tôi còn phát hiện ra một điều bí mật và thú vị nữa là. Tóc mai của họ ít khi bị cắt, là “đức vâng lời”. nhưng cũng rất là quan trọng vì là thần kinh ở tóc mai, rất phức tạp điều này ít ai biết. ( cần rất cẩn thận với tóc mai, có thể vì nó mà mất trí nhớ đó.)
Hải mã (hippocampus) – còn gọi là hồi hải mã hay hồi cá ngựa, là 2 khối chất xám có hình cong giống như con ngựa biển nằm bên trong thuỳ thái dương. Con người và các loài động vật có * khác có hai hải mã, mỗi cái ở một bán cầu não. Hải mã có chức năng sau:– Liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin hình thành ký ức dài hạn (long-term memory: trí nhớ dài hạn) hay ký ức sự kiện (fact memory), đó là tàng trử mọi tin tức đã được thu nhận trong quá khứ mà bây giờ đã trở thành những hoài niệm.
– Khả năng định hướng trong không gian.Trong bệnh Alzheimer, hải mã là một trong những khu vực đầu tiên của bộ não chịu tổn thương; các vấn đề về trí nhớ và mất khả năng định hướng nằm trong số những triệu chứng đầu tiên. Tổn thương đối với hải mã còn có thể có nguyên nhân từ sự thiếu ôxi (anoxia) và bệnh viêm não (encephalitis).
Nguồn: tinhte.vn
Học đôi tình bạn (người Do Thái gọi là Chà Ru Sà – phiên âm ký tự Latin) có nguồn gốc từ tiếng Á Ra Ma nghĩa là tình bạn hay tình bằng hữu. Học đôi tình bạn là một phương pháp truyền thống của dân do thái và người Do Thái.
Phương pháp Học đôi tình bạn được áp dụng trong việc học kinh thánh của người Do Thái.
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong Chủng viện Do Thái, nó khuyến khích các cặp đôi học sinh người Do Thái có tính cách và trình độ và kỹ năng tương đồng sẽ cùng nhau phân tích các đoạn văn bản, từng câu từng chữ trong Kinh Thánh, tranh luận về một đoạn văn mà cả hai người cùng đọc.
Hai ông lão người Do Thái học đôi tình bạn
Không giống như lối học giữa thầy giáo và học sinh với mục đích là ghi nhớ, lập lại những gì đã học để kiểm tra, Học đôi tình bạn bắt buộc học sinh phải sự dụng tư duy suy nghĩ ý kiến của chính bản thân để tranh luận và phân tích và sắp xếp các chuỗi logic một cách hợp lý, học sinh người do thái phải giái thích lý do cho bạn đồng hành cùng hiểu, và học sinh người do thái cũng phải chú ý lắng tai nghe ý kiến của bạn đồng hành, câu hỏi thắc mắc của bạn đồng hành, cả hai người học sinh do thái sẽ cùng nhau sửa chữa những lỗi lầm khuyết điểm của nhau và cùng nhau nâng cấp và bổ sung ý tưởng của nhau.
Định nghĩa
Học đôi tình bạn được người Do Thái gọi là Chà vờ ru sà và trong tiếng Á ra ma có nghĩa là tình bạn hay tình bằng hữu. Các thầy đạo sử dụng thuật ngữ có cùng nguồn gốc là cha vơ( “bạn” hoặc “đồng hành” để nói tới những người học kinh thánh kinh thánh Do Thái.
Trong đạo dân do thái Chính Thống, Học đôi tình bạn có nghĩa là hai học sinh người do thái mặt đối mặt cùng nhau học tập. Khi có ba học sinh người do thái trở lên thì gọi là Cha Vu Rà nghĩa học nhóm
Nguồn gốc
Hai em học sinh người do thái học đội tình bạn trong Chủng viện Do Thái
Học đôi tình bạn là bản sắc giáo dục của các chủng viện Do Thái . Các thầy đạo Do Thái thúc giục các học sinh người Do Thái phải tìm kiếm bạn đồng hành; một ví dụ, Thầy đạo Giê Hô Xua Ben Pê Ra Chia ra lệnh các học sinh người Do Thái phải “tự biến chính bản thân thành vai trò của thầy đạo và tìm kiếm một người bạn đồng hành” và Thầy đạo Giô Sê Ben Cha La Ta đã nói rằng con trai của ngài là thầy đạo A Ba là một cậu bé vô học bởi vì thầy đạo A Ba không chịu học hành chung với người khác. Sự lựa chọn học đôi tình bạn dựa vào nền tảng căn bản là quan hệ bạn bè hoặc các mối quan hệ thân mật gần gũi. Học đôi tình bạn giải quyết các nhu cầu xã hội và nhu cầu giáo dục. Một cá nhân cũng có thể tự học kinh thánh một mình, nhưng điều đó cực kỳ bị phản đối và không bao giờ khuyến khích. Trong kinh thánh, thầy đạo Giô Xi Ba Ha Ní Na trích lời nói rằng “những vị học giả ngồi một mình và học Kinh Thánh …trở nên ngu si đần độn (Bê Ra Khot 63). Học đôi tình bạn là phương pháp học tập tương thích với kinh thánh của người Do Thái, văn bản chứa nhiều ý kiến trái ngược và dường như mâu thuẩn với các quy tắc của luật pháp dân do thái. Bên cạnh việc tranh luận và đối đáp, học sinh người Do Thái phải có kỹ năng phân tích các ý kiến và đưa ra giả thuyết để dung hòa trong ánh sáng của những người khác. Mối quan hệ trong học đôi tình bạn là nền tảng để làm rõ và giải thích trình độ của bản thân cho bạn đồng hành biết; sau đó cả hai học sinh người do thái đặt câu hỏi, bảo vệ, thuyết phục, sửa đổi, tinh chỉnh, và thậm chí đưa đến những kết luận mới thông qua sự hợp tác trí tuệ cứng nhắc.
Lợi ích giáo dục
Không giống như học tập trong các lớp học thông thường, khi mà một giáo viên giảng dạy cho học sinh và học sinh chỉ cần ghi nhớ và lặp đi lặp lại các thông tin để làm các bài kiểm tra, và không giống như một chủng viện học, nơi học sinh làm nghiên cứu độc lập, Học đôi tình bạn thử thách khả năng phân tích, kỹ năng ăn nói, giải thích, thuyết phục, tìm kiểm điểm sai, soi mói điểm thiếu sót trong lời giải thích và lý do của bạn đồng hành, và đặt câu hỏi, mài duỗi ý tưởng, và tìm những ý nghĩa mới trong nội dung của văn bản.
Học sinh người do thái học nhóm
Học đôi tình bạn giúp các học sinh người Do Thái tránh khỏi sự buồn ngủ, làm cho học sinh học hành với đầu óc tỉnh tảo, thoải mái, nhiệt tình và năng động. Làm cho trí óc minh mẫn và tập trung vào việc học tập, đồng thời trau dồi khả năng suy luận, xây dựng và phát triển ý tưởng quả lời nói, và sắp xếp ý tưởng qua việc tranh luận một cách hợp lý. Phương pháp học đôi tình bạn giúp học sinh làm rõ ràng những ý tưởng mơ hồ của bản thân và bạn bè. Việc chăm chú lắng nghe ý kiến, sự phân tích, sự giải thích, sự đối đáp của những người bạn khác xây dựng sự tôn trọng lẫn nhau trong tình bạn. Làm gián đoạn lời nói của bạn đồng hành bị coi là thô lỗ bất lịch sự. Học đôi tình bạn tạo niềm đam mê say đắm trong việc học hành của các học sinh người do thái, đồng thời cũng tạo sự chán ghét khi phải ngồi học một mình hoặc sự chán ghét bản thân khi lỡ quên mất cuộc hẹn hò để cùng nhau học hành tranh luận giải thích giúp đỡ người bạn thân đồng hành.
Lựa chọn một người bạn thân đồng hành
Các tiêu chuẩn để chọn một người bạn đồng hành bao gồm kỹ năng, sở thích, tính cách và lịch trình của mỗi người. Những người bạn tốt bụng không có nghĩa là những người bạn đồng hành tốt. Nếu một người bạn đồng hành dành quá nhiều thời gian trò chuyện hay nói đùa với nhau làm lãng phí thời gian học hành của họ, họ nên tìm một người bạn đồng hành khác.
Trong hệ thống Chủng viện Do Thái, những học sinh người Do Thái giỏi nhất luôn được nhiều học sinh khao khát hợp tác. Tuy nhiên, có những nhược điểm và ưu điểm khi học đôi tình bạn với học sinh người Do Thái mạnh hơn, yếu hơn, và ngang sức trong kỹ năng, sự hiểu biết, và trình độ.
Với một bạn đồng hành ngang sức trong kiến thức và khả năng, học sinh bắt buộc phải chứng minh quan điểm của mình với logic chứ không phải tỏ thái độ đàn anh, đó là cách cải thiện khả năng để suy nghĩ một cách logic, phân tích ý kiến của người khác một cách khách quan, và chấp nhận những lời chỉ trích mạnh mẽ kịch liệt tạo nên cuộc tranh luận gay cấn.
Với một bạn đồng hành yếu đuối, bạn ấy thường hay lo lắng và đặt nhiều câu hỏi từng bước nhỏ nhặt chi tiết, học sinh mạnh hơn phải am hiểu rõ cặn kẽ nội dung bài học, và phải tinh chỉnh và sắp xếp ý tưởng trong một hệ thống hợp lý, trình bày quan điểm rõ ràng, và sẵn sàng để biện minh giải thích và làm rõ bất cứ lúc nào.
Học sinh mạnh hơn phải giúp đỡ học sinh yếu đuối hơn với một số lượng kiến thức lớn, và học sinh yếu đuối hơn phải giúp các học sinh cách học. Các học sinh người Do Thái trong chủng viện Do Thái được khuyến khích phải có cả 3 loại người bạn đồng hành (mạnh hơn, ngang sức, và yếu đuối) để trau dồi kỹ năng kinh nghiệm và kiến thức.
Học đôi tình bạn thường tạo những mối quan hệ tình bạn lâu dài. Cam kết chia sẻ học bổng và phát triển trí tuệ tạo ra một liên kết thân mật gần gũi giữa các bạn học. Thậm chí những mối quan hệ học đôi tình bạn còn gẫn gũi thân mật hơn cả quan hệ vợ chồng.
Thực hành
Học đôi tình bạn được sử dụng trong các Chủng viện Do Thái của người Do Thái. Một người học sinh người Do Thái có khả năng tự học. Nhưng phương pháp học đôi tình bạn giúp các em học sinh người Do Thái tạo ra và nâng cấp những ý tưởng.
Trong hệ thống Chủng viện Do Thái, các học sinh người do thái chuẩn bị và xem lại những bài học với người bạn đồng hành vào mỗi buổi sáng, buổi chiều, và buổi tối. Trung bình thì mỗi học sinh người do thái sử dụng 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày để học đôi tình bạn.
Các thầy đạo người do thái sẽ thay đổi các cặp đôi với 20 cậu bé 8 lần hoặc 9 lần để thầy đạo tìm ra những cặp đôi lý tưởng ăn ý trong học đôi tình bạn. Nếu một học sinh đồng hành bị kẹt và chưa hiểu rõ nội dung và ý tưởng, cậu bé có thể nhờ vả sự giúp đỡ của thầy đạo người do thái.
Hai người do thái đang tranh luận trong quá trình học đôi tình bạn
Học đôi tình bạn rất là ồn ào và náo nhiệt, học sinh người do thái và bạn đồng hành người do thái vừa đọc to, vừa phân tích, vừa đưa ý kiến, vừa đặt câu hỏi trong mỗi đoạn văn trong Kinh Thánh kinh thánh. Học đôi tình bạn tạo ra những cuộc tranh luận gay cấn và kịch tính, các học sinh người Do Thái có thể sử dụng ngón tay chỉ thẳng vào mặt người bạn đồng hành, múa máy tay chân, và thậm chí la hét vào khuôn mặt người bạn đồng hành. Dựa vào diện tích và độ rộng lớn của các Chủng viện Do Thái, các học sinh người Do Thái có thể nghe tranh luận và ý kiến của các cặp đôi khác.
Một trong những kỹ năng khác của phương pháp học đôi tình bạn là các em học sinh người Do Thái có thể khóa tiếng ồn và nội dung của các cặp đôi khác và chăm chú lắng nghe người bạn đồng hành của riêng mình.
Nguồn: tinhte.vn
Thời trang của người Do Thái
Người do thái mặc quần áo
Quần áo người do thái
Những chàng trai trẻ người Do Thái trên đường phố
Người do thái mặc quần áo đẹp
Người do thái mặc quần áo đẹp và có khiếu thẩm mỹ
Thanh niên trẻ tuổi người do thái
Trai làng người Do Thái
Người do thái mặc trang phục đẹp
Người đẹp vì lụa
Người do thái mặc đồng phục đẹp đi chơi
Văn hóa truyền thống của người Do Thái rất là dễ thương và tâm linh.
Văn hóa truyền thống của người Do Thái rất là dễ thương và tâm linh.
Văn hóa truyền thống của người Do Thái rất là dễ thương và tâm linh.
Người cha người do thái chạy xe đạp chở em bé đi chơi
Hai vợ chồng trẻ người Do Thái
Trẻ em người Do Thái ăn mặc những trang phục sáng tạo dễ thương ngộ nghĩnh
Người Do Thái cưỡi ngựa
Hai chàng trai người Do Thái
Người Do Thái cưỡi lừa chăn cừu
Trẻ em người Do Thái chăn con dê
Người Do Thái có một nền văn hóa dễ thương ngộ nghĩnh độc đáo. Người do thái rất là hạnh phúc
Người Do Thái có một nền văn hóa dễ thương ngộ nghĩnh độc đáo. Người do thái rất là hạnh phúc
Văn hóa người do thái
Bản sắc dân tộc người do thái
Hai cha con người Do Thái
Hai bố con người Do Thái
Người do thái vui vẻ
Một gia đình người Do Thái
Người do thái mái tóc sặc sỡ
Người do thái
Đàn ông và trẻ em người Do Thái
Trai làng người do thái
Người do thái vui vẻ
Người do thái hạnh phúc
Nguồn: tinhte.vn
Kinh Thánh Của Người Do Thái Là Một Quyển Sách Luật Pháp Khôn Ngoan
Người Do Thái phải tuân thủ luật lệ rằng họ phải đối xử tốt với người nghèo vì có rất nhiều lý do theo luật nhân quả. Một bộ sách luật pháp hướng tới Công bằng xã hội.
Thậm chí còn hướng dẫn cách để chọn người có tài đức để làm lãnh đạo cai trị dân chúng.
Sách Kinh Thánh còn khuyến khích chọn Vợ khôn
Châm Ngôn 28 Vietnamese Bible: Easy-to-Read Version (BPT)
3 Quan quyền ngược đãi kẻ nghèo, như mưa lũ làm hại mùa màng.
6 Thà nghèo mà thanh liêm, hơn giàu mà sống lươn lẹo.
8 Ai làm giàu nhờ cho vay cắt cổ sẽ thấy tài sản mình lọt vào tay kẻ nhân từ đối với người nghèo.
11 Kẻ giàu tự cho mình khôn ngoan, nhưng người nghèo mà sáng suốt thấy rõ bộ mặt thật của họ.
15 Quan quyền độc ác mà cai trị kẻ nghèo là một mối nguy, giống như sư tử gầm thét hay gấu vồ mồi.
20 Ai trung tín sẽ nhận được nhiều phúc, nhưng kẻ vội làm giàu sẽ bị trừng phạt.
22 Kẻ ích kỷ mong làm giàu nhanh chóng mà không biết rằng cái nghèo đi liền theo sau.
27 Ai giúp đỡ kẻ nghèo sẽ không bao giờ thiếu thốn, nhưng ai không đếm xỉa đến kẻ nghèo sẽ bị nguyền rủa.
Châm Ngôn 22 Vietnamese Bible: Easy-to-Read Version (BPT)
2 Kẻ giàu và người nghèo đều giống nhau ở chỗ nầy: CHÚA dựng nên cả hai.
4 Nếu con tôn kính CHÚA và khiêm tốn, con sẽ được giàu có, vinh dự và sống lâu.
7 Kẻ giàu quản trị người nghèo, ai mắc nợ là tôi tớ của chủ nợ.
9 Người rộng rãi sẽ được phước, vì họ biết san sẻ thức ăn với người nghèo khó.
16 Ai làm giàu do ngược đãi người nghèo, hay do hối lộ kẻ giàu sẽ trở nên nghèo khó.
22 Đừng thấy kẻ nghèo mà hiếp đáp họ, chớ nên lợi dụng họ nơi tòa án.
23 CHÚA sẽ bênh vực họ. Ngài nâng đỡ người nghèo khổ. Ngài sẽ tước đoạt những kẻ nào tước đoạt họ.
Phục Truyền Luật Lệ 17:14-20 Bản Dịch 2011 (BD2011)
Quyền Hạn của Vương Quyền
14 Khi anh chị em đã vào trong xứ CHÚA, Ðức Chúa Trời của anh chị em, ban cho anh chị em, và chiếm lấy xứ ấy làm sản nghiệp cùng định cư trong đó rồi, nếu anh chị em nói, ‘Tôi muốn lập một người lên làm vua của tôi, giống như mọi dân sống xung quanh tôi.’
15 Nếu quả thật anh chị em muốn lập một người CHÚA, Ðức Chúa Trời của anh chị em, chọn lên làm vua của mình, thì anh chị em phải lập một người trong vòng đồng bào mình lên làm vua. Anh chị em không được lập một người ngoại quốc, một người không phải là đồng bào mình, lên làm vua.
16 Hơn thế nữa, người làm vua đó sẽ không được sắm nhiều ngựa cho mình, hoặc sai người đến Ai-cập để mua thêm ngựa, vì CHÚA đã phán với anh chị em, “Các ngươi không được trở lại con đường ấy nữa.”
17 Vua ấy cũng không được có nhiều vợ, nếu không vua ấy sẽ thay lòng đổi dạ mà đi sai lạc. Ngoài ra, vua ấy cũng không được thâu góp quá nhiều bạc và vàng cho mình.
18 Khi vua ấy đã ngồi trên ngai của vương quốc mình, vua ấy phải có một bản sao của bộ luật nầy, được chép vào một cuộn sách, sao y từ bộ luật do các tư tế người Lê-vi giữ.
19 Bộ luật được sao y đó phải ở luôn bên cạnh vua, và vua sẽ đọc nó suốt đời mình hầu học biết phải kính sợ CHÚA, Ðức Chúa Trời của mình, và cẩn thận làm theo mọi lời của luật pháp nầy và những luật lệ nầy,
20 mà không lên mình kiêu ngạo đối với anh chị em mình và không áp dụng sai lệch bộ điều răn nầy, bất kể là lệch qua bên phải hoặc bên trái, hầu vua ấy và dòng dõi của vua ấy có thể trị vì lâu dài trên vương quốc mình ở giữa I-sơ-ra-ên.
Châm Ngôn 19 Vietnamese Bible: Easy-to-Read Version (BPT)
13 Con trai ngu dại làm hại cho cha mình, còn người vợ hay gây gổ giống như nhà dột.
14 Con cái thừa hưởng gia sản từ cha mẹ, nhưng người vợ khôn ngoan do Chúa ban cho.
Xuất Hành 20:12-17 Bản Dịch 2011 (BD2011)
12 Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, để ngươi được sống lâu trên đất mà CHÚA, Ðức Chúa Trời của ngươi, ban cho ngươi.
Châm Ngôn 13-15 Vietnamese Bible: Easy-to-Read Version (BPT)
7 Có người làm bộ giàu mà thực ra chẳng có gì. Kẻ khác làm bộ nghèo nhưng thực ra lại giàu có.
20 Con khôn ngoan làm cho cha vui nhưng con dại dột khinh rẻ mẹ mình.
Kinh Thánh không đơn thuần chỉ là những lời dạy hướng thiện, mà là bộ luật đối nhân xử thể có phần thưởng và trừng phạt, có luật nhân quả.
Nguồn: tinhte.vn
Thảo luận trong ‘Khoa học’ bắt đầu bởi CutieKawaii, 16/11/15
Tôi đã đi theo 2 em nhỏ và chở theo mớ quần áo cũ để đến nhà 2 em ấy giữa cơn mưa to nặng hạt. Trên chiếc xe điện loạng choạng vì sắp hết nhiên liệu, tôi vẫn cứ chạy theo sau 2 em ấy. Cả 3 chúng tôi đều ướt sũng nhưng 2 em vẫn bình thản chạy đua với cơn mưa mặc dầu cưỡi trên chiếc xe đạp không vừa vặn với dáng người. Đó là ngày hôm nay – sau khi kết thúc phiên chợ ta lâng ân tứ của kì thánh kinh hè.
2 em nhỏ ốm nheo khoác trên mình bộ quần áo sờn cũ, ngã màu ố vàng. Các em rất lễ phép và nghe lời. Đôi mắt biết cười ấy luôn chan chứa niềm hy vọng về những bữa cơm ngon, sự học thức và hạnh phúc gia đình viên mãn. Tôi cũng từng ở trong hoàn cảnh nghèo khó với những ước mơ có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Cũng cảm ơn Chúa một điều rằng Chúa cho tôi trải qua những khó khăn để thông cảm những khó khăn của người khác và cả việc giúp đỡ họ để khắc hoạ tình thương Chúa rõ nét hơn.
Mưa mỗi ngày một to. Em nhỏ hơn cố nói
– Chị chạy trước đi để ướt đó.
– Nhưng chị không biết nhà em ở đâu cả.
– Chị chạy theo anh hai em kìa. Ở đằng trước đó
Thằng anh cố gắn chạy vụt lên để dẫn đường.
– Không đâu em, em cứ chạy đi, chị theo sau cũng được.
Đó là con đường cách nhà thờ không xa lắm. Dẫn qua cây cầu nhỏ chen chúc lá và len lỏi vào những rừng cây đặc cỏ dại mọc 2 bên bờ. Cuối con đường là ngôi nhà vách tranh đơn sơ.
Vào đến nhà, tôi được dịp tâm sự với mẹ em nhiều hơn và hiểu được sự khó khăn của gia đình. Người mẹ với người cha phải làm việc bằng chính sức lực của mình để xây dựng tổ ấm với những đứa con đang lớn từng ngày. Tuy chỉ là những đồng lương ít ỏi của việc nhổ xả, cắt chỉ, may vá, làm thuê… nhưng họ gửi vào đó những hy vọng lớn hơn qua những đứa con của họ. Tôi cảm thông để nói với những đứa em
– Các em nên tự hào về cha mẹ của mình và hãy cố gắn học tốt.
Ngồi soạn và phân loại mớ quần áo cũ ấy ra. Đôi mắt họ vui sướng vì có thêm những bộ đồ để mặc giữa cái thiếu thốn và chật vật của sự nghèo khó
– Cái nầy rộng hơn của mẹ, còn cái này của con.
– Ừa, chị sẽ về nhà soạn thêm cho em và cũng sẽ xin thêm cho anh hai nữa nhé.
Tôi tạm biệt họ và trở về trong cái nắng gắt của mùa hè. Những tia nắng chói chang dọn luôn cả những hạt nước mưa trên đường và trên những ngụm cây trĩu nước. Lòng nghĩ nhiều về những đứa trẻ với ngôi nhà tranh ấy và câu nói của người mẹ “Không biết chị có tiền nuôi nổi tụi nó không nhưng chị sẽ cố gắn để tụi nó được học đàng hoàng”.
Người ta thường nói “sau cơn mưa trời lại sáng” thì tôi cũng tin các em sẽ có một cuộc đời tươi sáng hệt như ánh nắng chiếu rọi trên con đường sau cơn mưa dầm nặng hạt, miễn là Chúa cho phép điều đó xảy ra. Và tôi cũng tin luôn cả sự chu cấp dư dật của Thiên Chúa giàu có trên những hoàn cảnh khó khăn của các em, mà tôi cũng là người từng ở trong những tháng ngày đó và đã có kết quả với cuộc sống bớt khó khăn hơn nhờ lòng tin cậy sắt son nơi Chúa.
Tôi gặp em trong buổi học đầu tiên của thánh kinh hè được tổ chức vào những ngày gần đây tại hội thánh tôi. Em mặc chiếc áo trắng ố vàng, đường chỉ đã bung ra và sẫm màu cũ kĩ. Đó là bộ đồ đi học em mặc mỗi ngày đến trường, hôm nay em lại mặc nó đến học cùng các bạn trong khóa thánh kinh hè; chiếc áo trắng và quần xanh đã sờn cũ. Em có làn da nâu đen và đôi mắt sáng biết cười. Em rất lễ phép chào hỏi khi gặp người lớn tuổi hơn mình mặc dù em chỉ mới 10 tuổi.
Đó là hình ảnh làm cho tôi ấn tượng giữa 100 em khóa sinh quần áo gọn gàng, sạch sẽ và tươm tất. Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì gia đình em rất nghèo, ba em là tài xế còn mẹ làm công nhân. Em kể tôi nghe cảm xúc của em về những ngày học tại nhà thờ rất vui, ăn những món ngon và được thầy cô chăm sóc rất tận tình. Những điều đó em rất khó tìm được tại gia đình em – nơi mà ba mẹ suốt ngày cãi nhau vì kinh tế khó khăn và lũ con đông nheo nhúc.
Tôi hỏi thêm về niềm tin của em nơi Chúa và niềm tin của ba mẹ em. Em nói rằng ba mẹ em chỉ đi nhà thờ buổi tối và không có nhiều thời gian để chăm sóc niềm tin cho em. Em chỉ biết có Chúa nhưng chưa bao giờ nói chuyện cầu nguyện với Chúa cả, em nói nếu có Chúa tại sao gia đình em lại nghèo và ba mẹ em lại cãi nhau. “Chúa ở đâu vậy chị” – đó là câu hỏi khiến tôi bối rối…
Trong đôi mắt khát khao cái giàu có của những bữa cơm ngon, của cuộc sống gia đình viên mãn và niềm tin mạnh mẽ nơi Chúa, tôi nói cho em biết nhiều hơn về Chúa và trả lời câu hỏi của em; rằng Chúa vẫn sẽ luôn ở bên cạnh em thôi, chỉ cần em nói chuyện với Ngài thì Ngài sẽ trả lời em. Ngài luôn bảo vệ em đến ngày hôm nay để chị em mình được gặp và nói chuyện với nhau. Chị từng kinh nghiệm sự trả lời của Chúa sau thời gian dài chị cầu nguyện về việc xây dựng lại ngôi nhà lúc trước đã dột nát và ẩm thấp, chị cũng cầu nguyện cho sức khỏe của bà chị sau cơn bạo bệnh và chị vẫn tiếp tục cầu nguyện để ba chị tin Chúa… Kết quả là Chúa cho gia đình chị có tiền xây nhà mới từ sự hỗ trợ của người thân trong nhà, Chúa chữa lành bà chị và chị cũng tin là Ngài đang hành động trên niềm tin của ba chị nữa. Chị nghĩ rằng, Chúa mang đến sự khó khăn cho chị em mình trong một khoảng thời gian nào đó để mình kinh nghiệm sự chu cấp và ban ơn của Chúa khi có kết quả ở tương lai. Vậy, từ nay em hãy tập nói chuyện với Chúa về tất cả mọi điều em muốn Chúa biết và mong Chúa sẽ hành động để mọi thứ tốt hơn, em nhé.
Sau đó, tôi làm chứng về sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu và em cầu nguyện tin nhận Chúa. Em cũng hứa với tôi sẽ học hành chăm chỉ và cầu nguyện với Chúa mỗi ngày. Tôi vui lòng về điều đó và cảm ơn Chúa cho tôi có cơ hội để mang em đến với Chúa.
Tôi từng có hoàn cảnh tương tự em nhỏ ấy nên tôi rất đồng cảm với những điều em ấy phải chịu đựng và thắc mắc. Chắc hẳn rằng cuộc sống những ngày tiếp theo của em sẽ diễn ra tương tự như lời kể của em lần em gặp tôi nhưng tôi tin vào phép màu mà Chúa đã vẽ lên gia đình tôi lúc trước thì Chúa cũng không ngần ngại làm điều đó một lần nữa đối với gia đình em – phép màu của sự giải cứu, chữa lành và ban phước. Rồi đây, tôi cũng sẽ cầu nguyện cho em nhiều hơn để đức tin của em sẽ lớn lên trong Chúa.
Khi về, tôi nghĩ mãi về hình ảnh một em gái nhỏ mặc bộ đồ ngã màu sờn cũ luôn mang theo cái cặp cũng cũ kĩ không kém luôn lễ phép với mọi người. Nhưng đằng sau ánh mắt biết cười ấy là hoàn cảnh đáng thương, buồn tủi tương tự tôi lúc trước. Tôi thấy thương em quá và sắm cho em những bộ đồ tốt hơn.
(Ảnh minh họa)