Giữa người Tê-sa-lô-ni-ca có những người sống vô tổ chức, bởi vì họ bị ám ảnh bởi sự đến lần thứ hai của Đấng Christ. Phao-lô khuyên người Tê-sa-lô-ni-ca cảnh báo cho những người đó.
2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:6-18
6 Hỡi anh em, nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, chúng tôi khuyên anh em phải lánh người anh em nào không biết tu đức hạnh mình, và không bước theo các điều dạy dỗ mà anh em đã nhận lãnh nơi chúng tôi. 7 Chính anh em biết điều mình phải làm để học đòi chúng tôi; vì chúng tôi không có ăn ở sái bậy giữa anh em, 8 chưa từng ăn dưng của ai, nhưng đêm ngày làm lụng khó nhọc, để khỏi lụy đến một người nào trong anh em hết. 9 Chẳng phải chúng tôi không có quyền lợi được ăn dưng, nhưng muốn làm gương cho anh em, để anh em bắt chước. 10 Khi chúng tôi ở cùng anh em, cũng đã rao bảo cho anh em rằng: nếu ai không khứng làm việc, thì cũng không nên ăn nữa. 11 Vả, chúng tôi nghe trong anh em có kẻ ăn ở bậy bạ, chẳng hề làm lụng, trở chăm những sự vô ích thôi. 12 Chúng tôi nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ, bảo và khuyên những kẻ đó phải yên lặng mà làm việc, hầu cho ăn bánh của mình làm ra. 13 Hỡi anh em, phần anh em chớ nên chán mệt làm sự lành. 14 Ví bằng có ai không tuân theo lời chúng tôi nói trong thơ nầy, thì hãy ghi lấy, chớ giao thông với họ, hầu cho họ nhân đó biết xấu hổ. 15 Tuy vậy, chớ coi người đó như kẻ nghịch thù, nhưng hãy răn bảo người như anh em vậy. 16 Nguyền xin chính Chúa bình an ban sự bình an cho anh em trong mọi khi, đủ mọi cách! Lại xin Chúa ở cùng anh em hết thảy! 17 Chính tay tôi, là Phao-lô, viết lời chào thăm nầy cho anh em: ấy đó là dấu ký của tôi trong mọi thơ từ của tôi, tôi viết như vậy.18 Nguyền xin ân điển của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta ở cùng anh em hết thảy!
Suy ngẫm và hiểu
Một số người Tê-sa-lô-ni-ca diễn giải sai sứ điệp rằng Đức Jêsus sắp trở lại, và vì thế họ không làm việc và đi lang thang vô công rồi nghề. Phao-lô ra lệnh rằng phải tránh xa những người này. Tiếp theo điều này, Phao-lô nói về việc ông làm việc cực nhọc và lao động ngày và đêm để không đặt gánh nặng về kinh tế lên người Tê-sa-lô-ni-ca. Với tấm gương này, Phao-lô khích lệ họ làm việc chăm chỉ (c. 6-15). Cuối cùng, Phao-lô chúc phước cho người Tê-sa-lô-ni-ca và kết thúc bằng việc tự tay ký dưới bức thư (c. 16-18).
Đức Chúa Trời ban cho tôi bài học gì?
C. 7-9 Phao-lô đã đem đến một sự khích lệ cho người Tê-sa-lô-ni-ca về việc sống đời sống có tổ chức. Ông sử dụng chính đời sống của mình làm ví dụ. Để tránh là gánh nặng cho những người khác, Phao-lô chăm lo cho những sinh hoạt của ông bằng cách làm người may trại, thậm chí ngay trong khi cần mẫn giảng dạy lời Chúa (Công vụ Các sứ đồ 18:3). Phao-lô mong người Tê-sa-lô-ni-ca đi theo gương mẫu này. Liệu đời sống chúng ta có là tấm gương tốt cho những người khác hay không?
C. 10-12 Ở tại Hội Thánh Tê-sa-lô-ni-ca có những người sống đời sống ăn không ngồi rồi với tấm lòng bị méo mó bởi việc hiểu sai về Ngày Cuối Cùng. Họ không làm việc, và sống bằng lương thực của những người khác làm ra. Nếu chúng ta thực sự tin rằng Đức Chúa Jêsus sẽ trở lại, chúng ta càng thấy ngày đó gần chừng nào, thì càng phải sống chân thành hơn chừng ấy.
Tham khảo
3:11 không chịu làm việc, nhưng lại hay xen vào chuyện người khác. Có một sự chơi chữ ở đây bằng tiếng Hy Lạp: không ergazomenous (“làm việc”), nhưng periergazomenous (“người hay xen vào chuyện của người khác, việc xen vào việc của người khác”). Những người không chịu làm việc sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình để lăng xăng vào những công việc của người khác. So sánh với 1 Ti-mô-thê 5:13, nơi việc tọc mạch vào việc của người khác của những người không tin kính xuất phát từ sự nhàn rỗi.
3:16 Phao-lô gửi đến một lời chúc phước. Chúa bình an. Đức Chúa Jêsus đã làm hòa các Cơ Đốc nhân người Tê-sa-lô-ni-ca với Đức Chúa Trời và làm hòa với họ, có thể thay thế nỗi sợ hãi phiền muộn của họ (2:2) bằng một kinh nghiệm với sự bình an ở bên trong. bằng mọi cách. Đặc biệt sự bình an đối lập với sự kinh hoàng liên quan đến thời kỳ cuối cùng (2:1-3:5) và sự bình an trong giữa sự bắt bớ liên tiếp (1:5-10).
Cầu nguyện: Xin hãy giúp chúng con trở nên một Hội Thánh duy trì được sự liêm khiết của đức tin và hướng dẫn cho những thành viên vô tổ chức của Hội Thánh bằng tình yêu thương.
SU Việt Nam
Sau khi giải thích sự hủy diệt những kẻ ác (2:1-12), Phao-lô khuyên người Tê-sa-lô-ni-ca đứng vững trên lời của Chúa. Tiếp theo ông yêu cầu họ cầu nguyện cho sự an toàn của sự rao truyền Phúc âm và những người làm công của nó.
2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13-3:5
13 Hỡi anh em yêu dấu của Chúa, còn như chúng tôi, phải vì anh em tạ ơn Đức Chúa Trời không thôi, vì vừa lúc ban đầu, Ngài đã chọn anh em bởi sự nên thánh của Thánh Linh, và bởi tin lẽ thật, đặng ban sự cứu rỗi cho anh em. 14 Ấy cũng là vì đó mà Ngài đã dùng Tin Lành chúng tôi gọi anh em, đặng anh em hưởng được sự vinh hiển của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta. 15 Hỡi anh em, vậy thì hãy đứng vững, hãy vâng giữ những điều dạy dỗ mà chúng tôi đã truyền cho anh em, hoặc bằng lời nói, hoặc bằng thơ từ của chúng tôi. 16 Nguyền xin chính Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, và Đức Chúa Trời Cha chúng ta, là Đấng đã yêu thương chúng ta, và đã lấy ân điển Ngài mà ban cho chúng ta sự yên ủi đời đời và sự trông cậy tốt lành, 17 hãy yên ủi lòng anh em, khiến anh em được bền vững trong mọi việc lành cùng mọi lời nói lành.
(3) 1 Vả lại, hỡi anh em, hãy cầu nguyện cho chúng tôi, hầu cho đạo Chúa được đồn ra và được sáng danh, như thể ở trong anh em vậy, 2 lại hầu cho chúng tôi được giải thoát khỏi kẻ vô lý và người ác; vì chẳng phải hết thảy đều có đức tin. 3 Chúa là thành tín, sẽ làm cho anh em bền vững và giữ cho khỏi Ác giả. 4 Về phần anh em, chúng tôi có lòng tin cậy trong Chúa rằng anh em đang làm và sẽ làm những việc chúng tôi dặn biểu. 5 Nguyền xin Chúa soi dẫn lòng anh em tới đến sự yêu mến Đức Chúa Trời, và sự nhịn nhục của Đấng Christ!
Suy ngẫm và hiểu
Phao-lô nói rằng Đức Chúa Trời đã chọn người Tê-sa-lô-ni-ca để được cứu và nhận được sự vinh hiển của Đức Chúa Jêsus. Ông cũng cầu xin họ đứng vững trong đức tin, giữ vững Phúc Âm mà ông đã truyền cho, và giữ những sự giảng dạy về Phúc Âm. Sau đó, Phao-lô cầu xin Đức Chúa Trời ban cho họ hy vọng, sự an ủi và sức mạnh (2:13-17). Tiếp theo điều này, Phao-lô đề nghị người Tê-sa-lô-ni-ca cầu nguyện để lời Chúa được rao truyền nhanh chóng tới nhiều người hơn và để những người nghe Phúc Âm nhận được nó một cách tốt đẹp (3:1-5).
Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?
3:3-5 Đức Chúa Trời thành tín đời đời. Bằng sự thành tín này Đức Chúa Trời sẽ khiến dân Ngài đứng vững và bảo vệ họ khỏi những kẻ ác. Ngài sẽ dẫn dắt tấm lòng của chúng ta đến với Ngài và khiến chúng ta trung tín trước Ngài. Vì thế đời sống chúng ta có thể khó khăn và đầy sự thử nghiệm, hãy tìm kiếm Đức Chúa Trời, Đấng thành tín, và học biết làm thế nào có thể yêu thương như Đức Chúa Trời và chịu đựng như Đức Chúa Jêsus.
Đức Chúa Trời ban cho tôi bài học gì?
2:15 Để giữ vững không rúng động và giữ đức tin của chúng ta, thâm chí khi sự thử thách và bắt bớ xảy đến, chúng ta phải yên nghỉ một cách chắc chắn trên lời của Đức Chúa Trời hơn tất cả mọi điều. Cho dù tình thế như thế nào, đức tin bám chặt trên lời của Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta giành được thắng lợi trong thử thách và dự phần vào sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Tham khảo
3:1-2 Phao-lô đề nghị cầu nguyện cho sự truyền bá Phúc Âm qua chức vụ của ông và để được giải thoát khỏi những kẻ xấu xa. Ông cầu nguyện rằng đạo Chúa sẽ được truyền bá nhanh chóng (có sự tiến triển không bị cản trở) và được tôn trọng (bởi những người công nhận lẽ thật của nó và đi theo sự ban cho sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời). Vì không phải tất cả đều có đức tin. Phúc Âm không phải lúc nào cũng được đón nhận bằng đức tin; thực tế, nó thường khiêu khích sự thù địch một cách bạo lực.
3:5 Phao-lô cầu nguyện rằng người Tê-sa-lô-ni-ca sẽ được hướng dẫn đến với tình yêu thương của Đức Chúa Trời và sự kiên nhẫn của Đấng Christ, qua đó ông có ý nói hoặc là sự chịu đựng của Đấng Christ là gương mẫu cho các Cơ Đốc nhân hoặc là được Đấng Christ chia sẻ sự kiên nhẫn.
Cầu nguyện
Cám ơn Ngài đã lựa chọn chúng con, khiến chúng con nên thánh bởi Đức Thánh Linh và cứu chúng con qua đức tin nơi Đấng Christ.
Sau khi giải thích sự hủy diệt những kẻ ác (2:1-12), Phao-lô khuyên người Tê-sa-lô-ni-ca đứng vững trên lời của Chúa. Tiếp theo ông yêu cầu họ cầu nguyện cho sự an toàn của sự rao truyền Phúc âm và những người làm công của nó.
2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13-3:5
13 Hỡi anh em yêu dấu của Chúa, còn như chúng tôi, phải vì anh em tạ ơn Đức Chúa Trời không thôi, vì vừa lúc ban đầu, Ngài đã chọn anh em bởi sự nên thánh của Thánh Linh, và bởi tin lẽ thật, đặng ban sự cứu rỗi cho anh em. 14 Ấy cũng là vì đó mà Ngài đã dùng Tin Lành chúng tôi gọi anh em, đặng anh em hưởng được sự vinh hiển của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta. 15 Hỡi anh em, vậy thì hãy đứng vững, hãy vâng giữ những điều dạy dỗ mà chúng tôi đã truyền cho anh em, hoặc bằng lời nói, hoặc bằng thơ từ của chúng tôi. 16 Nguyền xin chính Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, và Đức Chúa Trời Cha chúng ta, là Đấng đã yêu thương chúng ta, và đã lấy ân điển Ngài mà ban cho chúng ta sự yên ủi đời đời và sự trông cậy tốt lành, 17 hãy yên ủi lòng anh em, khiến anh em được bền vững trong mọi việc lành cùng mọi lời nói lành.
(3) 1 Vả lại, hỡi anh em, hãy cầu nguyện cho chúng tôi, hầu cho đạo Chúa được đồn ra và được sáng danh, như thể ở trong anh em vậy, 2 lại hầu cho chúng tôi được giải thoát khỏi kẻ vô lý và người ác; vì chẳng phải hết thảy đều có đức tin. 3 Chúa là thành tín, sẽ làm cho anh em bền vững và giữ cho khỏi Ác giả. 4 Về phần anh em, chúng tôi có lòng tin cậy trong Chúa rằng anh em đang làm và sẽ làm những việc chúng tôi dặn biểu. 5 Nguyền xin Chúa soi dẫn lòng anh em tới đến sự yêu mến Đức Chúa Trời, và sự nhịn nhục của Đấng Christ!
Suy ngẫm và hiểu
Phao-lô nói rằng Đức Chúa Trời đã chọn người Tê-sa-lô-ni-ca để được cứu và nhận được sự vinh hiển của Đức Chúa Jêsus. Ông cũng cầu xin họ đứng vững trong đức tin, giữ vững Phúc Âm mà ông đã truyền cho, và giữ những sự giảng dạy về Phúc Âm. Sau đó, Phao-lô cầu xin Đức Chúa Trời ban cho họ hy vọng, sự an ủi và sức mạnh (2:13-17). Tiếp theo điều này, Phao-lô đề nghị người Tê-sa-lô-ni-ca cầu nguyện để lời Chúa được rao truyền nhanh chóng tới nhiều người hơn và để những người nghe Phúc Âm nhận được nó một cách tốt đẹp (3:1-5).
Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?
3:3-5 Đức Chúa Trời thành tín đời đời. Bằng sự thành tín này Đức Chúa Trời sẽ khiến dân Ngài đứng vững và bảo vệ họ khỏi những kẻ ác. Ngài sẽ dẫn dắt tấm lòng của chúng ta đến với Ngài và khiến chúng ta trung tín trước Ngài. Vì thế đời sống chúng ta có thể khó khăn và đầy sự thử nghiệm, hãy tìm kiếm Đức Chúa Trời, Đấng thành tín, và học biết làm thế nào có thể yêu thương như Đức Chúa Trời và chịu đựng như Đức Chúa Jêsus.
Đức Chúa Trời ban cho tôi bài học gì?
2:15 Để giữ vững không rúng động và giữ đức tin của chúng ta, thâm chí khi sự thử thách và bắt bớ xảy đến, chúng ta phải yên nghỉ một cách chắc chắn trên lời của Đức Chúa Trời hơn tất cả mọi điều. Cho dù tình thế như thế nào, đức tin bám chặt trên lời của Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta giành được thắng lợi trong thử thách và dự phần vào sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Tham khảo
3:1-2 Phao-lô đề nghị cầu nguyện cho sự truyền bá Phúc Âm qua chức vụ của ông và để được giải thoát khỏi những kẻ xấu xa. Ông cầu nguyện rằng đạo Chúa sẽ được truyền bá nhanh chóng (có sự tiến triển không bị cản trở) và được tôn trọng (bởi những người công nhận lẽ thật của nó và đi theo sự ban cho sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời). Vì không phải tất cả đều có đức tin. Phúc Âm không phải lúc nào cũng được đón nhận bằng đức tin; thực tế, nó thường khiêu khích sự thù địch một cách bạo lực.
3:5 Phao-lô cầu nguyện rằng người Tê-sa-lô-ni-ca sẽ được hướng dẫn đến với tình yêu thương của Đức Chúa Trời và sự kiên nhẫn của Đấng Christ, qua đó ông có ý nói hoặc là sự chịu đựng của Đấng Christ là gương mẫu cho các Cơ Đốc nhân hoặc là được Đấng Christ chia sẻ sự kiên nhẫn.
Cầu nguyện
Cám ơn Ngài đã lựa chọn chúng con, khiến chúng con nên thánh bởi Đức Thánh Linh và cứu chúng con qua đức tin nơi Đấng Christ.
Ma-thi-ơ 24:1-14
1 Khi Đức Chúa Jêsus đang ra khỏi đền thờ, các môn đồ đến gần chỉ cho Ngài xem những công trình kiến trúc của đền thờ. 2 Ngài nói: “Các con nhìn thấy tất cả những điều nầy phải không? Thật, Ta bảo các con, nơi nầy sẽ không còn một viên đá nào chồng trên viên đá khác mà không bị đổ xuống.”
3 Khi Ngài đang ngồi trên núi Ô-liu, các môn đồ đến hỏi riêng Ngài rằng: “Xin nói cho chúng con biết bao giờ việc ấy sẽ xảy ra, và có điềm gì báo trước về sự quang lâm của Thầy và thời kỳ tận thế?” 4 Đức Chúa Jêsus đáp: “Hãy cảnh giác, đừng để ai lừa dối các con. 5 Vì có nhiều kẻ sẽ mạo danh Ta đến mà nói rằng: ‘Ta là Đấng Christ’ và sẽ dối gạt nhiều người. 6 Các con sẽ nghe về chiến tranh và tin đồn về chiến tranh. Hãy thận trọng, đừng bối rối! Vì việc nầy phải xảy ra, nhưng chưa phải là cuối cùng đâu. 7 Vì dân nầy sẽ nổi lên nghịch với dân khác, nước nọ chống đối nước kia; đói kém, động đất sẽ xảy ra ở nhiều nơi. 8 Tất cả những điều nầy chỉ là khởi đầu của các cơn đau chuyển dạ. 9 Khi ấy, người ta sẽ nộp các con, khiến các con bị hoạn nạn và giết chết các con; các con sẽ bị mọi dân tộc thù ghét vì danh Ta. 10 Bấy giờ, nhiều người sẽ vấp ngã, phản bội nhau, thù ghét nhau. 11 Nhiều kẻ tiên tri giả sẽ xuất hiện và lừa gạt nhiều người. 12 Và vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội dần. 13 Nhưng ai bền chí cho đến cuối cùng, thì sẽ được cứu. 14 Tin Lành về vương quốc Đức Chúa Trời sẽ được rao giảng khắp đất để làm chứng cho muôn dân; bấy giờ, sự cuối cùng sẽ đến.
Suy ngẫm và hiểu
Khi các môn đồ ngạc nhiên bởi sự nguy nga và hùng vĩ của ngôi đền thờ (Mác 13:1), Đức Chúa Jêsus phán với họ rằng những đền thờ này sẽ hoàn toàn bị hủy phá c.1-2). Sự hủy phá ngôi đền thờ có nghĩa là sự sụp đổ của thành Giê-ru-sa-lem và sự tận cùng của thế giới. Các môn đồ kinh ngạc về điều Đức Chúa Jêsus đã phán. Các môn đồ hỏi Đức Chúa Jêsus khi nào ngày đó sẽ đến và dấu hiệu của việc nó xảy ra. Dấu hiệu sẽ là khi có tai họa khắp thế giới. Khi thời đó đến, các môn đồ sẽ đối diện với những sự chịu khổ và sự bắt bớ dữ dội, Đức Chúa Jêsus khuyên họ đối diện bằng đức tin (c.3-14).
Đức Chúa Jêsus là Đấng như thế nào?
C.1-2 Đức Chúa Jêsus nói tiên tri rằng ngôi đền thờ tại thành Giê-ru-sa-lem, mà đã đánh mất tất cả chức năng của mình, sẽ hoàn toàn bị phá hủy. Thực tế, lời tiên tri này được ứng nghiệm vào năm 70 SCN dưới sự chinh phục của người La-mã. Đức Chúa Jêsus, Đấng nhìn thấy tấm lòng của chúng ta hơn là tập trung vào vẻ bề ngoài của ngôi đền thờ (tòa nhà thờ), đánh giá cộng đồng của chúng ta như thế nào?
Ngài ban cho tôi bài học gì?
C.4-8 Dẫu rằng chúng ta nhìn thấy nhiều thiên tai sẽ xảy trước ngày cuối cùng, chúng ta không nên bị lẫn lộn bởi những điều này. Nếu chúng ta bị đưa đi bởi sự phán xét sai trái, chúng ta có thể vấp ngã bởi sự giảng dạy sai trật rằng sự cuối cùng đã đến. Chúng ta hãy đừng dừng việc bước đi với Chúa qua Lời của Ngài mỗi ngày – cho dù hoàn cảnh nào có thể xảy ra.
Tham khảo
24:13 cuối cùng. Hoặc là sự cuối cùng của sự bắt bớ khi Con Người quay trở lại (so sánh 10:23), hoặc là sự cuối cùng của cuộc đời một người. sẽ được cứu. Không phải khỏi sự chết về thân thể (so sánh 24:21–22), nhưng là khỏi cơn thịnh nộ Thiên thượng và sự bắt bớ của con người, để kinh nghiệm phước hạnh và sự bình an đầy trọn của sự cứu chuộc, khi Đức Chúa Jêsus quay trở lại.
24:14 Một dấu hiệu rõ ràng sẽ báo hiệu sự gần đến của việc trở lại của Đấng Christ là khi Phúc Âm về Vương quốc được rao báo khắp toàn thế giới, có nghĩa là, tới mọi dân tộc (số nhiều của từ tiếng Hy-lạp ethnos, “dân tộc”, một nhiệm vụ bắt đầu bằng mạng lệnh của Đức Chúa Jêsus trong 28:19.
Cầu nguyện: Xin hãy giúp chúng con không quên tình yêu thương của Ngài, cho dù khó khăn ra sao có thể xảy ra. Xin hãy giúp chúng con không bị ngã bởi những sự giảng dạy sai lầm của kẻ thù.
Đọc Kinh Thánh Trong Năm: 2 Sa-mu-ên 23 – 24
Ngày 03 – Hãy Thực Hành Sự Công Chính Nếu Chúng Ta Là Con Cái Đức Chúa Trời
1 Giăng 3: 1-12
1 Hãy xem Đức Chúa Cha đã ban cho chúng ta tình yêu thương lớn dường nào, đến nỗi chúng ta được gọi là con cái của Đức Chúa Trời, và chúng ta thật là con cái Ngài! Sở dĩ thế gian không biết chúng ta, vì thế gian không biết Ngài. 2 Thưa anh em yêu dấu, hiện bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời; còn chúng ta sẽ như thế nào thì chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì chúng ta sẽ thấy Ngài như Ngài vốn có vậy. 3 Ai có niềm hi vọng như vậy nơi Ngài thì phải giữ mình thanh sạch, như Ngài là thanh sạch.
4 Còn ai phạm tội là hành động trái luật pháp; vì tội lỗi là trái luật pháp. 5 Nhưng anh em biết rằng Ngài đã hiện ra để cất tội lỗi đi; trong Ngài không có tội lỗi nào cả. 6 Ai ở trong Ngài thì không phạm tội; còn ai phạm tội thì không hề thấy hoặc biết Ngài.
7 Hỡi các con bé nhỏ, đừng để ai lừa dối các con. Ai làm điều công chính là người công chính, như chính Ngài là Đấng công chính. 8 Ai phạm tội thì thuộc về ma quỷ; vì ma quỷ đã phạm tội từ lúc ban đầu. Sở dĩ Con Đức Chúa Trời đã hiện ra là để hủy phá công việc của ma quỷ. 9 Ai do Đức Chúa Trời sinh ra thì không phạm tội, vì hạt giống(d) của Đức Chúa Trời ở trong người ấy; người ấy không thể cứ phạm tội, vì đã được Đức Chúa Trời sinh ra. 10 Điều nầy cho biết ai là con cái Đức Chúa Trời, và ai là con cái ma quỷ: Ai không làm điều công chính thì không thuộc về Đức Chúa Trời, ai không yêu thương anh em mình cũng vậy.
11 Sứ điệp mà các con đã nghe từ lúc ban đầu, đó là: Chúng ta phải yêu thương nhau. 12 Đừng như Ca-in là người thuộc về ma quỷ và đã giết em mình. Tại sao Ca-in giết em? Vì những việc làm của ông ấy là xấu xa, còn những việc của em ông là công chính.
Suy ngẫm và hiểu
Các Cơ Đốc nhân là những người đã trở thành con cái Đức Chúa Trời bởi tình yêu thương vĩ đại của Ngài. Cho nên, họ phải sống một đời sống phù hợp với ‘con cái của Đức Chúa Trời’, và trước hết là sống một đời sống thanh sạch. Nói cách khác, chúng ta phải cố gắng từ bỏ tội lỗi. Thứ hai là phải sống một đời sống công chính, như Đức Chúa Jêsus đã sống. Những kẻ thuộc Sa-tan không thể sống đời sống công chính được, nhưng con cái của Đức Chúa Trời có thể thực hành những việc lành (yêu thương nhau) (c.1-12).
Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?
C.4-8 Đức Chúa Trời đã sai Đức Chúa Jêsus xuống thế gian này để hủy phá tội lỗi và các công việc của Sa-tan, và Đức Chúa Jêsus đã làm trọn điều này trên thập tự giá. Do đó, nếu chúng ta tiếp tục phạm tội, thì chúng ta phủ nhận thập tự giá của Đức Chúa Jêsus và chứng tỏ rằng chúng ta vẫn thuộc về Sa-tan.
Ngài ban cho tôi bài học gì?
C.7-10 Con cái Đức Chúa Trời bày tỏ nhân cách của họ và Đấng mà họ thuộc về qua đời sống họ. Điều này chỉ có thể làm được bằng việc thực hành sự công chính, chẳng hạn như yêu thương anh em mình (3:18). Vì vậy, những người không thực hành sự công chính và những người không yêu thương anh em mình đều không phải là con cái của Đức Chúa Trời. Nhân cách nào được bày tỏ trong bông trái của đời sống chúng ta (Ma-thi-ơ 7:20)?
Tham khảo
3:1 thế gian không biết chúng ta. Có sự va chạm gắn liền giữa những người biết và hầu việc Đấng Christ với những người không biết và không phục vụ Ngài (3:4). trái luật pháp (tiếng Hy lạp là anomia) là bị mất sự vận hành dẫn dắt của Đức Chúa Trời và việc vi phạm luật pháp. tội lỗi là trái luật pháp. Ngay cả các Cơ Đốc nhân cũng phạm tội (1:9; 2:1), cho nên dường như đó là một vấn đề không đáng kể. Nhưng coi nhẹ những dính líu nghiêm trọng vào tội lỗi là thảm họa.
3:6 ai ở trong Ngài thì không phạm tội. Những môn đồ thật của Đấng Christ không vi phạm một cách thiếu thận trọng và theo thói quen cản trở điều sự xức dầu của họ (2:20, 27) gieo trồng trong họ. Những người thường xuyên phạm tội thì không thấy hoặc không biết Ngài. Họ không phải là những Cơ Đốc nhân chân thật.
Cầu nguyện: Đức Chúa Trời ôi, là con cái của Ngài, xin hãy giúp con thực hành tình yêu thương và sự công chính trong đời sống của mình, những người đã kinh nghiệm tình yêu vĩ đại của Ngài.
Đọc KinhThánhtrong năm:Ê-xê-chi-ên 1-3
Được Sự Cho Phép Của Liên Đoàn Đọc Kinh Thánh Su Việt Nam
Ngày 02 – Thái Độ Đúng Đắn Của Đời Sống Một Cơ Đốc Nhân
1 Giăng 2: 12-29
12 Hỡi các con bé nhỏ, ta viết cho các con vì tội các con đã nhờ danh Ngài mà được tha thứ. 13 Thưa các phụ lão, tôi viết cho các ông vì các ông đã biết Đấng hiện hữu từ ban đầu. Hỡi các bạn trẻ, tôi viết cho các bạn vì các bạn đã chiến thắng ma quỷ. 14 Hỡi các con bé nhỏ, ta viết cho các con vì các con biết Đức Chúa Cha. Thưa các phụ lão, tôi viết cho các ông vì các ông biết Đấng hiện hữu từ ban đầu. Hỡi các bạn trẻ, tôi viết cho các bạn vì các bạn mạnh mẽ, lời Đức Chúa Trời ở trong các bạn, và các bạn đã chiến thắng ma quỷ. 15 Chớ yêu thế gian cùng những gì trong thế gian. Nếu ai yêu thế gian thì sự kính yêu Đức Chúa Cha không ở trong người ấy. 16 Vì mọi sự trong thế gian như dục vọng của xác thịt, ham muốn của mắt, và sự kiêu ngạo về cuộc sống, đều không đến từ Đức Chúa Cha mà đến từ thế gian. 17 Thế gian với những dục vọng của nó đều qua đi, nhưng ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời. 18 Hỡi các con bé nhỏ, đây là giờ cuối cùng! Các con đã nghe nói kẻ chống Đấng Christ phải đến, và hiện nay có nhiều kẻ chống Đấng Christ đã đến. Do đó, chúng ta biết đây là giờ cuối cùng. 19 Chúng phát xuất từ chúng ta, nhưng không thuộc về chúng ta. Vì nếu chúng thuộc về chúng ta thì phải ở với chúng ta; điều nầy xảy ra để minh chứng rằng tất cả những kẻ ấy không thuộc về chúng ta. 20 Nhưng các con đã được xức dầu bởi Đấng Thánh, và tất cả các con đều có sự hiểu biết. 21 Ta viết cho các con, không phải vì các conkhông biết chân lý, mà vì các con đã biết chân lý và hiểu rằng chẳng có điều gì dối trá ra từ chân lý. 22 Ai là kẻ nói dối nếu chẳng phải là kẻ không thừa nhận Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ? Ấy là kẻ chống Đấng Christ, kẻ không thừa nhận Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con! 23 Ai không thừa nhận Con thìcũng không có Cha; ai xưng nhận Con thì cũng có Cha. 24 Về phần các con, hãy giữ điều các con đã nghe từ ban đầu ở trong các con. Nếu điều đã nghe từ ban đầu luôn ởtrong các con thì các con sẽ ở trong Con và trong Cha. 25 Và sự sống đời đời là điều chínhNgài đã hứa cho chúngta.26 Ta viết cho các con những điều nầy liên quan đến những kẻ lừa dối các con. 27 Về phầncác con, sự xức dầu màcác con đã nhận từ Ngài ở trong các con, và cáccon khôngcầnai dạy mình cả. Vì sự xức dầu của Ngài dạy các con mọiđiều, và sự xứcdầu ấy là thật, không phải giả dối; hãy cứ ở trong Ngài, như sự xức dầu ấy đã dạy các con. 28 Và bây giờ, hỡi các con bé nhỏ, hãy ởtrong Ngài,để khi Ngài hiện ra, chúng ta có thểdạn dĩ,không hổ thẹn trước mặt Ngài lúc Ngài đến. 29 Nếu các con biết Ngài là công chính thì hãybiết rằng người nào làm điều công chính đều ra từNgài.
Suy ngẫm và hiểu
Giăng nói với Hội Thánh rằng họ thuộc về Đức Chúa Trời và khuyên họ chớ yêu mến thế gian hay bất kỳ thứ gì ở trong đó (c.12-17). Ngoài ra, vì những sự dối trá và lừa lọc của kẻ chống phá Đấng Christ (những kẻ phủ nhận Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ), Giăng khuyên các Cơ Đốc nhân phải luôn suy ngẫm về chân lý và chắc chắn rằng chân lý không rời khỏi lòng họ. Điều này là bởi lẽ chỉ những ai giữ Lời Chúa trong lòng họ mới có thể ở trong Đức Chúa Trời được (c.18-29).
Ngài ban cho tôi bài học gì?
C.15-17 Tất cả những dục vọng của xác thịt, ham muốn của mắt và sự kiêu ngạo của con người đều là kết quả của thế gian nơi không có Đức Chúa Trời. Các Cơ Đốc nhân không được yêu mến những thứ này của thế gian, nhưng trong thế gian đầy những dục vọng và kiêu ngạo tội lỗi, thật khó cho các Cơ Đốc nhân để tránh được chúng. Chúng ta có thể giữ đức tin của chúng ta và yêu kính một mình Đức Chúa Trời trong một thế giới như thế được không?
C.21-23 Vào thời điểm viết bức thư này, các dị giáo, những thứ đã tách Đức Chúa Jêsus khỏi Đấng Christ và không thừa nhận bản chất thiên thượng hay trần thế của Đức Chúa Jêsus, được giảng dạy. Giăng đã gọi các giáo sư của những dị giáo này là những kẻ nói dối, và phản đối họ. Thậm chí ngày nay, có nhiều người mang đến những lý thuyết thông minh và dạy cho các Cơ Đốc nhân những điều sai trật, gây lẫn lộn cho đức tin của họ. Chúng ta hãy phơi bày sự dối trá của họ bằng đức tin thật và đúng đắn của chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, Con Đức Chúa Trời.
Tham khảo
2:23 Ai xưng nhận Con thì cũng có Cha (5:13; Giăng 14:6, Công vụ 4:12). Các đạo của thế gian không phải là “mọi con đường đều dẫn đến một Đức Chúa Trời, vì tất cả ngoại trừ đức tin Cơ Đốc đều từ chối xưng nhận rằng Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời (1 Giăng 4:3; 4:15).
2:27 sự xức dầu. Chính sự xức dầu này vẫn còn hàm ý rằng các Cơ Đốc nhân có nguồn lực để phân biệt được sự sai trật của giáo lý. không cần ai phải dạy mình cả. Tuy nhiên, bằng việc viết bức thư này, rõ ràng là Giăng đang dạy dỗ họ. Thật ra, ý của ông là họ không cần bất kỳ sự chỉ dạy nào xa rời khỏi sứ điệp Phúc Âm.
Cầu nguyện: Lạy Đức Chúa Trời, xin hãy giúp chúng con trông đợi lời hứa về sự sống đời đời của Ngài bằng đức tin chỉ ở trong Ngài và Lời Ngài.
Được Sự Cho Phép Của Liên Đoàn Đọc Kinh Thánh Su Việt Nam
1 Giăng 1: 1-10
Nói về lời sự sống, là điều đã có từ ban đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đã chạm đến. 2 Sự sống nầy đã được bày tỏ; chúng tôi đã thấy và làm chứng, nên chúng tôi công bố cho anh em sự sống đời đời vốn ở với Đức Chúa Cha, và đã được bày tỏ cho chúng tôi. 3 Chúng tôi lấy điều đã thấy, đã nghe mà công bố cho anh em để anh em có được sự tương giao với chúng tôi; còn chúng tôi vẫn có sự tương giao với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ. 4 Chúng tôi viết điều nầy cho anh em để niềm vui của chúng ta được trọn vẹn.
5 Đây là sứ điệp chúng tôi đã nghe nơi Ngài và công bố cho anh em: Đức Chúa Trời là ánh sáng, trong Ngài không có bất cứ bóng tối nào. 6 Nếu chúng ta nói mình được tương giao với Ngài mà vẫn bước đi trong bóng tối thì chúng ta nói dối và không làm theo chân lý. 7 Nhưng nếu chúng ta bước đi trong ánh sáng, cũng như chính Ngài ở trong ánh sáng, thì chúng ta được tương giao với nhau, và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, tẩy sạch mọi tội của chúng ta. 8 Nếu chúng ta nói mình không có tội thì chúng ta tự lừa dối mình, và chân lý không ở trong chúng ta. 9 Còn nếu chúng ta xưng tội mình thì Ngài là thành tín, công chính sẽ tha tội cho chúng ta và tẩy sạch chúng ta khỏi mọi điều bất chính. 10 Nhưng nếu chúng ta nói mình chẳng từng phạm tội thì chúng ta cho Ngài là người nói dối, và lời Ngài không ở trong chúng ta.
Suy ngẫm và hiểu
Đức Chúa Jêsus là Lời sự sống, Đấng đã có từ ban đầu và Đấng đã giáng thế trong thân xác con người (c.1-4). Đức Chúa Jêsus đã bày tỏ Đức Chúa Trời là sự sáng, và cho phép loài người được ở trong mối tương giao với Đức Chúa Trời qua sự sáng của Ngài. Vì thế, những ai ở trong mối tương giao với Đức Chúa Trời thì không thể tiếp tục ở trong sự tối tăm được (tội lỗi); họ tích cực chiến đấu chống lại tội lỗi. Tuy nhiên, vì con người không có sức lực để chiến thắng tội lỗi, nên họ phải thừa nhận họ là tội nhân và nương cậy vào sự chuộc tội của Đức Chúa Jêsus (c.5-10).
Đức Chúa Jêsus là Đấng như thế nào?
C.1-4 Đức Chúa Jêsus là Lời sự sống có từ ban đầu. Sứ đồ Giăng nói rằng ‘Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, sống giữa chúng ta’ (c.2; Giăng 1:14). Có nghĩa là Đức Chúa Jêsus đã không bỏ mặc thế giới sau khi tạo dựng nên nó, mà Ngài đã bước sâu vào trong đời sống của chúng ta để chúng ta có thể nghe thấy, nhìn thấy và chạm đến Ngài. Chúng ta có đang ở trong mối tương giao với Đức Chúa Trời qua Lời hằng sống (Kinh Thánh) không? Chúng ta hãy bước vào mối tương giao mang đến cho chúng ta đầy dẫy niềm vui và ban cho chúng ta sự sống đời đời.
Ngài ban cho tôi bài học gì?
C.6-8Nếu chúng tađang ở trong mối tương giao với Đức Chúa Trời, Đấng là sự sáng, thì chúng ta không thể tiếp tục ở trong sự tối tăm (tội lỗi) được. Chúng ta phải nương cậy nơi huyết của Đức Chúa Jêsusđiều thanh tẩy chúng ta và chiến đấu chống lại tội lỗi.
Tham khảo
1:1-4 Phần mở đầu. Một tá hoặc khoảng vậy những sự đề cập bằng số nhiều ngôi thứ nhất (“chúng tôi”, “của chúng tôi”, “chúng tôi”) nhấn mạnh lời chứng bởi chứng kiến tận mắt của Giăng và những Cơ Đốc nhân đầu tiên, đặc biệt là các sứ đồ. Họ nhận biết “sự tương giao với Đức Chúa Cha và với Con Ngài” (c.3) và ước ao được thấy nó được phổ biến đến các độc giả.
1:8 Chúng ta tự lừa dối mình. Ma quỷ (3:8) hay thế gian (2:15) có thể góp phần vào sự đi lạc của con người, nhưng cuối cùng mỗi người phải chịu trách nhiệm về tội lỗi của riêng mình. Một số tội lỗi vẫn còn trong mọi đời sống của Cơ Đốc nhân (“có” thì hiện tại), thậm chí cả trong đời sống sứ đồ trưởng lão Giăng (“chúng ta”).
Cầu nguyện: Như Chúa đã tha thứ tội lỗi của chúng con, xin hãy giúp chúng con tha thứ cho người khác.
Đọc KinhThánhtrong năm: Giê-rê-mi 45-48
Được Sự Cho Phép Của Liên Đoàn Đọc Kinh Thánh Su Việt Nam