Home Quốc Tế ‘Mang Lời Chúa Đến Cho Dân Mình’: Cơ Đốc Nhân Iran Dịch Kinh Thánh Sang Ngôn Ngữ Địa Phương

‘Mang Lời Chúa Đến Cho Dân Mình’: Cơ Đốc Nhân Iran Dịch Kinh Thánh Sang Ngôn Ngữ Địa Phương

by Cbn.com
30 đọc

Các Cơ-đốc nhân ở Iran đặt cược mạng sống của mình mỗi khi họ đọc Lời Chúa hoặc chia sẻ Phúc Âm với các thành viên trong gia đình. Giờ đây, một số tín đồ đang mạo hiểm mạng sống của mình dịch Kinh Thánh sang ngôn ngữ địa phương để bạn bè và hàng xóm của họ có thể tiếp cận với Lời Chúa.

Thông qua cơ quan dịch thuật Kinh Thánh, UnfoldingWord, hàng nghìn Cơ-đốc nhân đang dịch Lời Chúa sang “tiếng mẹ đẻ” của mình.

Mọi người trên thế giới đều cần Kinh Thánh trong ngôn ngữ mà họ hiểu rõ nhất,” một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ mạng lưới hội thánh ngầm trong việc dịch Kinh Thánh cho biết.

Đối với nhiều người, đó có có thể là chữ quốc ngữ hoặc phương ngữ được sử dụng trong văn hóa, khu vực hoặc cộng đồng của họ.

Có hơn 70 nhóm dân tộc ở Iran. Có hơn 6.000 ngôi làng. Từ làng này sang làng khác, ngôn ngữ có thể thay đổi. Tất nhiên tiếng Farsi là ngôn ngữ chính thức dùng trong giao tiếp, nhưng 55% người Iran không nói tiếng Farsi,” Mục sư người Iran Lazarus Yeghnazar nói với Unfolding Word.

Đối với một dịch giả người Iran, “Miriam”, việc giúp chuyển ngữ Kinh Thánh sang phương ngữ địa phương giúp cô không chỉ hiểu Phúc Âm mà còn giao tiếp hiệu quả với những người cô yêu thương.

Cô nói với tờ Christian Post, “Có Phúc Âm trong tiếng mẹ đẻ của mình giúp tôi nói chuyện với gia đình về Chúa Giê-xu dễ dàng hơn nhiều.”

Như CBN News đã đưa tin, Unfolding Word làm việc với những nhà truyền giáo đang tìm cách thành lập các hội thánh ở những vùng sâu vùng xa nhưng không có khả năng tiếp cận các bản dịch Kinh Thánh bằng các ngôn ngữ được sử dụng ở những khu vực đó.

Tổ chức đã áp dụng phương pháp dịch Kinh Thánh ngay tại hội thánh để trang bị cho các hội thánh tại các cộng đồng này nội dung, máy móc và tài nguyên để dịch Kinh Thánh cho chính họ sử dụng.

Những dịch giả như “Miriam” tận tâm với công việc của mình vì họ muốn mang lại hy vọng cho những người Iran khác.

Miriam nói, “Tôi thậm chí không thể tưởng tượng được mình sẽ thế nào nếu bỏ dở công việc này. Tôi phải hoàn thành công việc này và nhìn thấy kết quả. Tôi muốn thấy những người thân yêu của tôi kinh nghiệm sự cứu rỗi trong Đấng Christ. Đây là ước mơ của tôi: dân tộc của tôi có thể nói về Đức Chúa Trời và xưng danh Ngài một cách tự do mà không chút do dự; họ có thể nói về Chúa mà không hề sợ hãi.

Iran được xếp hạng là quốc gia nguy hiểm thứ tám đối với Cơ-đốc nhân theo danh sách cần được theo dõi của mục vụ Open Doors.

Tất cả những quốc gia bắt bớ đạo Chúa như Sudan, Iran, và một số quốc gia khác mà chúng tôi có thể kể tên, đang cố gắng Hồi giáo hóa toàn bộ dân số của họ,” Evan Thompson từ Unfolding Word nói với báo chí.

Ông tiếp tục, “Và một trong những cách họ làm điều đó là buộc người dân phải nói tiếng quốc ngữ và điều đó khiến phương ngữ của họ bị mai một.

Ông nói thêm, “Điều này rất giống với việc một người nào đó nhập cư đến Mỹ và chúng tôi đưa họ vào các trường học ở Mỹ để học tiếng Anh. Trừ khi gia đình họ quyết tâm giữ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình… bằng cách  duy trì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ đó trong gia đình, nếu không đến thế hệ thứ ba, những người trẻ sẽ không còn nói được tiếng mẹ đẻ nữa.

Đối với “Miriam”, việc đọc Kinh Thánh bằng phương ngữ hay tiếng mẹ đẻ của cô là điều quan trọng để cô hiểu được Phúc Âm.

Tôi có một cuốn Kinh Thánh bằng tiếng Farsi và tôi có thể đọc được. Nhưng tôi không thể hiểu những khái niệm phức tạp hơn trong đó vì tiếng Farsi không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi. Tôi không thể thiết lập mối liên hệ với Kinh Thánh bằng tiếng Farsi. Tôi rất thông thạo tiếng Farsi. Tôi học tập chăm chỉ từ những giáo viên ngôn ngữ giỏi. Tuy nhiên, tôi không thể thiết lập mối quan hệ với Kinh Thánh khi nghiên cứu Kinh Thánh bằng tiếng Farsi,” cô chia sẻ.

Cô nói tiếp, “Còn những người khác không có lợi thế về học vấn như tôi thì sao? Gia đình và bạn bè của tôi? Việc có Phúc Âm trong tiếng mẹ đẻ của mình giúp tôi nói chuyện với gia đình về Chúa Giê-su dễ dàng hơn nhiều. Họ có thể hiểu và tiếp nhận Ngài một cách dễ dàng.

Với mục tiêu đó, Unfolding Word đang giúp hàng trăm dịch giả có thể đáp ứng nhu cầu về Lời Chúa.

Miriam nói, “Chúa là Cha của tôi. Tôi cảm thấy vô cùng vinh dự được tham gia vào công việc mang Lời Chúa đến cho dân mình.

Dịch: Eunice Tu

Nguồn: cbn.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like