Home Dưỡng Linh Giao Ước Khác Với Hợp Đồng

Giao Ước Khác Với Hợp Đồng

by Ban Biên Tập
30 đọc

Áp-ra-ham chắc chắn sẽ chết, nhưng Đức Chúa Trời thì không bao giờ chết. Vì thế Ngài tìm kiếm một dòng dõi về phía Áp-ra-ham, là người có giao ước để Ngài có thể ban phước cho. Nói cách khác, chúng ta nói có giao ước nghĩa là “Điều gì của anh là của tôi và điều gì của tôi là của anh. Nếu anh chết, tôi sẽ tìm kiếm người họ hàng gần nhất của anh để tôi có thể cho người đó cùng những phước hạnh. Sau đó nếu người này cũng chết, tôi sẽ tìm kiếm người kế tiếp trong dòng dõi anh. Bao lâu tôi còn sống, giao ước đó vẫn còn hiệu lực. Và tôi sẽ tìm kiếm ai đó để đổ phước lành.”

Phước Lành của Y-sác: Khi Áp-ra-ham chết, Đức Chúa Trời tìm kiếm dòng dõi kế tục, đứa con của lời hứa, là Y-sác. Áp-ra-ham vâng lời Chúa, và Y-sác là con cháu của Áp-ra-ham. Những gì Đức Chúa Trời ban cho Áp-ra-ham, Ngài cũng ban cho Y-sác.

Y-sác gieo trồng trong xứ đó, năm ấy gặt hái được hơn trăm lần vì CHÚA ban phước cho ông. Y-sác thành ra giàu có, của cải ngày càng gia tăng đến mức trở nên cực thịnh. Ông có nhiều bầy chiên, bầy bò và nhiều tôi tớ nên bị dân Phi-li-tin ganh tị. Sáng thế ký 26:12-14 Người Phi-li-tin là “dân ngoại” hay “thế gian”. thấy Y-sác rất được phước nên ganh tị ! Hãy nhớ, đây là lúc giữa cơn đói kém. Tại sao những phước hạnh này đến trên Y-sác ? Bởi vì ông bước vào giao ước của Áp-ra-ham.

Còn về đức con của Y-sác là Gia-cốp, là hậu tự kế tiếp của Y-sác thì sao Phước Lành của Gia-cốp

Gia-cốp khấn nguyện : Nếu Đức Chúa Trời ở với con, gìn gìữ con trên đường con đang đi, cho con đủ ăn đủ mặc, và đưa con trở về nhà cha con bình an vô sự, thì CHÚA sẽ là Đức Chúa Trời của con. Còn tảng đá kỷ niệm này sẽ trở thành nhà Chúa và con sẽ dâng lại cho Chúa một phần mười mọi vật Chúa ban cho. (Sáng thế ký 28:20-22)

Gia-cốp biết các phước lành của Đức Chúa Trời bắt đầu với phần mười. Hãy xem kết quả trong Sáng thế 30:43, “Kết quả là bầy gia súc của Gia-cốp gia tăng nhanh chóng. Gia-cốp trở nên thịnh vượng, có nhiều súc vật, nhiều nô lệ, lạc đà và lừa.” Tại sao tất cả những phước lành này đến với Gia-cốp ? Bởi vì ông đã bước vào giao ước của Áp-ra-ham. Và khi Gia-cốp chết, phước hạnh này truyền lại cho con trai ông là Giô-sép qua giao ước. (Sáng thế ký 39:1-2).

Đức Chúa Trời làm thịnh vượng Giô-sép đang khi ông còn làm nô lệ tại nhà chủ mình. Sáng thế ký 39:3 nói, “Chủ thấy CHÚA ở với chàng trong mọi việc chàng làm, khiến việc gì chàng chịu trách nhiệm cũng đều được thành công.” Khi chúng ta theo dõi đời sống của Giô-sép, chúng ta thấy có người cáo buộc ông, và ông phải đi tù. Nhưng Giô-sép vẫn có giao ước. Pharaôn lập Giô-sép lên cai trị nhà của mình. Giô-sép đã đi từ ngục thất đến thủ tướng một quốc gia. Đức Chúa Trời ban phước cho cả quốc gia qua một người có giao ước. Tại sao ? Có phải vì dân chúng xứ đó tốt đẹp gì không ? Không phải ! Bởi vì Pharaôn giao uy quyền cho một người có giao ước. (Sáng thế ký 41:56-57).

Nếu chúng ta tiếp tục theo dõi giao ước, chúng ta sẽ đến Đa-vít. Đa-vít bắt đầu là một cậu bé chăn chiên mà Đức Chúa Trời lập làm vua. Trong 1Samuên 22, Đa-vít nhóm hiệp quân đội của ông tại một nơi gọi là hang đá A-đu-lam. Ông có 400 người khốn đốn, nợ nần và bất mãn – họ liên kết với một người có giao ước. Đến lúc con Đa-vít, Salômôn chuẩn bị xây đền thờ trong 1 Sử ký 29, Đa-vít đã dâng hiến vàng trị giá trên 1 tỉ đô từ kho báu của ông. Sau đó sống cả đời trong sự thịnh vượng giàu có đến độ ông đã dâng, tính theo tiêu chuẩn thời nay, số vàng trị giá khoảng 1,4 tỉ đô la để giúp xây đền thờ (1 Sử ký 29:3-4).

Còn nữa trong danh sách Sử ký thứ nhì, chúng ta thấy thế hệ kế tiếp. Đức Chúa Trời phán với con Đa-vít, Salômôn, rằng, “Nên khôn ngoan và hiểu biết sẽ được ban cho ngươi. Ta cũng sẽ ban cho ngươi của cải, giàu có, danh vọng đến nỗi không một vua nào trước hay sau ngươi được như vậy” (2 Sử ký 1:12).

Đức Chúa Trời đã hứa với người con của Đa-vít, “Ta sẽ ban phước cho ngươi vượt quá tất cả những vua nào trước hay sau ngươi”. Salômôn giàu có hơn cha ông là Đa-vít. Các phước lành của Đa-vít đã truyền lại cho Salômôn.


LờI Hứa cho Một Dòng Dõi

Khi Chúa Giê-su đến trên đất, Ngài vận hành theo cùng một giao ước. Galati 3:16 nói, “Về các lời hứa đã được ban cho Áp-ra-ham và dòng dõi ông, Kinh Thánh nói, “Nếu anh chị em thuộc về Chúa Cứu Thế thì anh chị em là dòng dõi Áp-ra-ham, tức là những người thừa kế theo lời hứa” (Galati 3:29). Những người được sanh lại là những người thừa hưởng tất cả phước hạnh của giao ước Áp-ra-ham. Chúng ta không bước vào giao ước này qua tiến trình tự nhiên; chúng ta bước vào giao ước này qua đức tin nơi Chúa Cứu Thế Giêsu. Khi chúng ta được tái sanh, chúng ta trở thành con cháu của Áp-ra-ham. Có nghĩa là chúng ta thừa hưởng cùng một lời hứa. Những gì thuộc về Áp-ra-ham cũng được truyền lại cho Y-sác, Gia-cốp, Giô-sép, Salômôn, và cuối cùng cho Chúa Giê-su; sau đó chúng ta bước vào giao ước qua Chúa Giê-su. Có nghĩa là những gì Chúa Giê-su nhận được, chúng ta sẽ nhận được. Chúng ta là người thừa kế của Đức Chúa Trời và là đồng thừa kế với Chúa Chúa Giê-su, theo Rôma 8:17. Khi các tín hữu ở nhà thờ nói, “Chúng tôi không tin sự thịnh vượng”, chúng ta có thể nói với họ, “Quý vị có thể tin bất cứ gì quý vị muốn; nhưng chúng tôi có một giao ước.”

Của cải thế gian này đang đến với chúng ta bởi vì chúng ta có một giao ước. Cách duy nhất để thịnh vượng không thuộc về hội thánh Chúa ngày nay là Đức Chúa Trời phải phá vỡ giao ước của Ngài với Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời trước đây không hề làm điều đó, và Ngài sẽ không bao giờ làm vậy. Đức Chúa Trời tìm kiếm một dân đủ can đảm lột bỏ “cái mặt nạ tôn giáo”, quên đi những gì truyền thống dạy dỗ trong nhiều thế hệ, quên đi những gì người khác suy nghĩ, và nắm chặc lấy Lời của Ngài.

Sự thịnh vượng là một phần của phước hạnh giao ước của chúng ta. Nó đã được mua và trả giá bằng chính huyết của Chúa Giê-su. Nó thuộc về mỗi một tín hữu được tái sanh cách hợp pháp và nó là một phần của cơ nghiệp chúng ta.

Các phước lành giao ước không đến với chúng ta bởi vì chúng ta là những con người tốt đẹp, hoặc bởi vì Đức Chúa Trời quyết định Ngài muốn “chơi đẹp” với chúng ta. Các phước hạnh này đến với chúng ta bởi vì chúng ta ở trong gia đình của Chúa. Giao ước Đức Chúa Trời đã lập với Áp-ra-ham vẫn còn hiệu nghiệm ngày nay. Chúng ta đã thừa hưởng giao ước này, và giao ước này bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống chúng ta !

MARK BRAZEE (theo Prayer, Power & Prosperty, Anh-rê dịch)

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like