Home Chuyên Đề Thuyết Tiền Định Là Gì?

Thuyết Tiền Định Là Gì?

by Christianstt.com
30 đọc

Có nhiều quan điểm khác nhau về thuyết tiền định, ngay cả giữa vòng các Cơ-đốc nhân. Một số người xem thuyết tiền định về cơ bản đồng nghĩa với mệnh Trời. Rằng mọi lựa chọn và diễn biến của cuộc đời bạn đều do Đức Chúa Trời quyết định.

Những người khác thì cho rằng thuyết tiền định không hề tồn tại. Nó là một học thuyết phi Kinh Thánh. Tuy nhiên, sự tiền định đã được đề cập trong Công-vụ và trong một số sách khác của Phao-lô, vì vậy điều mà chúng ta đang nói đến là phù hợp với Kinh Thánh. Nhưng Kinh Thánh có ý gì khi sử dụng thuật ngữ này?

Định nghĩa thuyết tiền định

Từ tiếng Hy Lạp proorizō được sử dụng sáu lần trong Tân Ước. Trong bản Kinh Thánh Hiệu Đính, nó được dịch là:

Bản thân của từ này chỉ đơn giản là định sẵn hoặc an bài trước. Tất nhiên, điều đó làm dấy lên câu hỏi điều gì đã được định trước. Và để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần xem xét lại các phân đoạn Kinh Thánh nơi mà thuật ngữ này được sử dụng.

Cơ sở Kinh Thánh cho thuyết tiền định

Trong Công-vụ 4:28, Phi-e-rơ và Giăng đang kể lại với hội thánh việc họ bị xét xử trước giới cầm quyền Do Thái. Và trong khi thuật lại điều này, họ đề cập rằng Hê-rốt, Phi-lát cùng với các dân ngoại và dân Y-sơ-ra-ên ở Giê-ru-sa-lem đã âm mưu chống lại Chúa Giê-xu. Và rằng họ đã “làm mọi việc mà tay Ngài và ý Ngài đã định trước.

Điều Đức Chúa Trời đã định trước mà sẽ xảy ra đó là gì? Ít nhất, Lời Chúa đề cập đến việc Chúa Giê-xu bị đóng đinh. Liệu sự định trước của Đức Chúa Trời có ảnh hưởng đến vai trò của những người liên quan khác trong sự việc này chăng? Hay nó chỉ bị giới hạn trong hành động mà họ sẽ làm ?

Đó là một câu hỏi gây chia rẽ giới học giả ngày nay. Nhưng tôi hiểu nó theo một cách giải nghĩa hẹp hơn; rằng tiền định liên quan đến việc Chúa Giê-xu bị đóng đinh chứ không phải hành động cụ thể của những người âm mưu chống lại Ngài.

Trong Rô-ma 8:29-30, Phao-lô sử dụng thuật ngữ này hai lần. Trong câu 29, ông nói rằng “những người Ngài đã biết trước thì Ngài cũng định sẵn cho họ trở nên giống như hình ảnh Con Ngài”. Bất kể người ta có thể hiểu từ biết trước trong câu này như thế nào, thì vấn đề về sự tiền định là rõ ràng.

Chính những người được chọn sẽ trở nên giống như hình ảnh của Đấng Christ. Kế hoạch được định trước của Đức Chúa Trời là những ai ở trong Đấng Christ sẽ trở nên giống như Ngài. Sự tiền định trong phân đoạn này được định nghĩa rất hẹp. Không hề liên quan đến mọi lựa chọn hay hành động của tôi. Cũng không phải việc ai sẽ được cứu (còn ai thì không). Nhưng ở đây chỉ nói là những người được cứu sẽ trở nên giống như Đấng Christ.

Câu 30, trong phân đoạn này, tiếp tục nói rằng những người đã được định sẵn, thì được kêu gọi, ai được gọi, thì cũng đã được xưng công bình, và ai được xưng công bình, thì đã được làm cho vinh hiển. Vậy theo trình tự là được biết trước — được định sẵn để trở nên giống như hình ảnh của Đấng Christ — được kêu gọi — được xưng công bình —được làm cho vinh hiển.

Chúng ta không phải được gọi, được xưng công bình và được vinh hiển bởi vì chúng ta đã được định sẵn. Đúng hơn là, chúng ta được định sẵn, được gọi, được xưng công bình và được vinh hiển bởi vì chúng ta được Đức Chúa Trời biết trước.  Như đã đề cập ở trên, ý nghĩa của từ biết trước đang được tranh luận sôi nổi trong vòng các học giả nhưng nằm ngoài phạm vi của bài viết này.

Trong 1 Cô-rinh-tô 2:6-7, Phao-lô giảng sứ điệp về sự khôn ngoan, sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, đã được giấu kín trong quá khứ. Một sứ điệp “mà từ trước các đời, Đức Chúa Trời đã định sẵn cho sự vinh hiển chúng ta.” Ở đây, sự tiền định liên quan đến sứ điệp phúc âm, rằng Chúa Giê-xu đã đến thế gian với tư cách là Đức Chúa Trời nhập thể, chết như một của lễ chuộc tội cho tội lỗi của chúng ta, và ban sự cứu rỗi cho tất cả những kẻ tin.

Điều này về bản chất thì cũng tương tự như Công-vụ 4:28 mà chúng ta đã xem trước đó. Trong khi phân đoạn trong Công-vụ là nhắm vào chính sự đóng đinh, thì phân đoạn này đề cập đến thông điệp của thập tự giá, ý nghĩa của sự đóng đinh. Đức Chúa Trời đã định trước rằng sứ điệp phúc âm sẽ là phương tiện đưa chúng ta đến sự cứu rỗi.

Hai phân đoạn trong Ê-phê-sô 1 là một phần mô tả của Phao-lô về các phước lành thiêng liêng mà chúng ta có được “trong Đấng Christ.” Và tôi tin rằng bối cảnh là thứ quan trọng ở đây. Những điều ông mô tả là dành cho những người “ở trong Đấng Christ”.

Đối với nhiều người, bao gồm cả tôi, thì đây là tham chiếu cho một cuộc bầu cử nội bộ. Những phước lành này được ban cho những ai đã là một phần trong thân thể của Đấng Christ. Việc chúng được ban cho phụ thuộc vào việc chúng ta đang ở đâu, chứ không phải là phương tiện để đưa chúng ta đến đó.

Trong Ê-phê-sô 1:5, Phao-lô nói, “Trong tình yêu thương, Ngài đã định sẵn cho chúng ta địa vị làm con nuôi của Ngài bởi Đức Chúa Giê-xu Christ” Nếu không xét bối cảnh, có vẻ như Đức Chúa Trời đã định trước cho chúng ta sự cứu rỗi. Nhưng vì bối cảnh liên tục đề cập đến việc những phước lành này sẽ đến với những người “ở trong Đấng Christ”, nên có vẻ như những kẻ tin, đã ở trong Đấng Christ, là những người được định sẵn để làm con. Đức Chúa Trời đã định trước rằng tất cả những ai đến với Đấng Christ đều được bước vào mối quan hệ gia đình đó với tư cách là con cái Đức Chúa Trời.

Trong Ê-phê-sô 1:11, Phao-lô dùng thuật ngữ này một lần nữa để nói: “Cũng trong Ngài, chúng ta được chọn làm người thừa hưởng cơ nghiệp được định sẵn theo kế hoạch của Đức Chúa Trời, Đấng hoàn thành mọi sự theo mục đích Ngài muốn.”  Trong câu này và câu sau, Phao-lô dường như đang nói về chính mình và những tín hữu khác vào thời đó, là những người đầu tiên đặt hy vọng vào Đấng Christ.

Trong thân thể Đấng Christ, Phao-lô cùng những tín hữu ban đầu khác được Đức Chúa Trời chọn để rao truyền lẽ thật, sứ điệp phúc âm; để đưa nhiều người khác vào trong thân thể của Đấng Christ.

Vậy, sự tiền định ở đây dường như chỉ giới hạn trong những cá nhân cụ thể trong Đấng Christ cho một mục đích cụ thể. Nói rộng ra, bạn có thể thấy rằng mỗi chúng ta đều được định trước để đảm nhận một vai trò cụ thể nào đó trong thân thể của Đấng Christ.

Điều này có nghĩa là gì?

Từ những thảo luận về các phân đoạn trên, bạn có thể thấy thuyết tiền định không bao giờ được sử dụng theo nghĩa của thuyết vận mệnh do Trời định, rằng bất kỳ mọi hành động nào của chúng ta đều do Chúa quyết định. Đúng hơn là nó được sử dụng theo nghĩa hẹp hơn nhiều. Đức Chúa Trời đã định trước rằng tất cả những ai ở trong Đấng Christ sẽ trở nên giống như hình ảnh của Đấng Christ và được nhận làm con cái của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời cũng đã định trước từ lúc sáng thế rằng Đấng Christ sẽ bị đóng đinh và sứ điệp về thập tự giá sẽ là phương tiện để đưa chúng ta đến sự vinh hiển. Và cuối cùng, Đức Chúa Trời đã định sẵn một vị trí cụ thể cho các tín hữu trong thân thể Đấng Christ.

Dịch: Eunice Tu

Nguồn: christianity.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like