Home Quốc Tế Sudan Chấm Dứt 30 Năm Theo Luật Hồi Giáo – Động Thái Mang Tính Lịch Sử Xóa Bỏ Án Tử Hình Cho Những Người Từ Bỏ Đạo Hồi

Sudan Chấm Dứt 30 Năm Theo Luật Hồi Giáo – Động Thái Mang Tính Lịch Sử Xóa Bỏ Án Tử Hình Cho Những Người Từ Bỏ Đạo Hồi

by Sưu Tầm
30 đọc

Sau 30 năm theo luật Hồi giáo, với nhiều bất công khác, khiến việc bỏ đạo Hồi trở thành bất hợp pháp, chính phủ chuyển tiếp của Sudan đã đưa ra một quyết định lịch sử cho quốc gia mà phần lớn là người theo đạo Hồi này — loại bỏ đạo Hồi khỏi tôn giáo chính thức của đất nước. Động thái mang tính cách mạng diễn ra như một phần của thỏa thuận hòa bình mà các nhà lãnh đạo đã ký với các nhóm nổi dậy.

Sự kiện này theo sau hàng triệu lời cầu nguyện cho nhà thờ ở Sudan. Sau khi nhà độc tài cũ của Sudan, là Omar al-Bashir, lên nắm quyền vào năm 1989, ông đã thi hành và thực thi nghiêm ngặt luật Sharia — các nhà thờ đã bị chính phủ phá bỏ hoặc tịch thu và các tín đồ đã bị bắt và tra tấn. Nếu ai đó muốn bỏ đạo Hồi để theo Chúa Giê-xu, đó bị coi là bội đạo và là một tội ác phải bị trừng trị bằng cái chết.

Thủ-tướng Sudan, ông Abdalla Hamdok và Abdel-Aziz al-Hilu, một thủ lĩnh của nhóm phiến quân Phong-trào Giải-phóng Nhân-dân Sudan ở miền Bắc, đã ký một tuyên bố tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.

Đây là bước mới nhất trong chuỗi các quyết định của chính phủ nhằm bãi bỏ các luật vi phạm nhân quyền. Những thay đổi nhằm đáp ứng các yêu cầu được đưa ra trong nhiều tháng biểu tình trên đường phố, dẫn đến việc Bashir bị lật đổ vào tháng 4 năm 2019 và việc thành lập chính phủ chuyển tiếp để thay thế.

Tuyên bố được ký kết bởi các nhà lãnh đạo thuộc chính phủ và các nhóm nổi dậy kêu gọi một nền dân chủ: “Để Sudan trở thành một quốc gia dân chủ, nơi mà quyền của mọi công dân được bảo vệ, hiến pháp phải dựa trên nguyên tắc ‘phân tách tôn giáo và nhà nước’, trong trường hợp quyền tự quyết phải được tôn trọng, ” tài liệu  này nêu rõ.

Lạc quan nhưng vẫn phải thận trọng

Tuy nhiên, trong khi nhiều người đang ăn mừng sự tự do mới được tìm thấy trên đường phố, các Cơ-đốc nhân ở Sudan vẫn giữ tâm thế “lạc quan một cách thận trọng.” Jo Newhouse, phát ngôn viên của tổ chức Open Doors ở Châu Phi Hạ Sahara (một vùng của lục địa Châu Phi nằm phía nam Sahara), nhận xét rằng Open Doors hoan nghênh những thỏa thuận mới này. Bà nhấn mạnh rằng nhiều vấn đề vẫn cần được giải quyết đối với các nhà thờ và tín đồ — bao gồm việc bãi bỏ các luật báng bổ và khuôn phép lễ nghi nơi công cộng, cũng như các vấn đề xung quanh việc đăng ký và xây dựng nhà thờ, cũng như các tài sản của nhà thờ đã bị tịch thu.

Một động thái cho phép đại diện của các nhóm tôn giáo thiểu số trong Bộ Tôn Giáo với các đại biểu mà họ đã tự mình chọn ra là cần thiết,” bà Jo Newhouse cho biết.

Ủy-ban Tự-do Tôn-giáo Quốc-tế của Hoa Kỳ (USCIRF) đã hoan nghênh các bước do chính phủ lâm thời của Sudan thực hiện, và gọi các cải cách lập pháp này là đáng chú ý và mang tính lịch sử.

Chính phủ chuyển tiếp của Sudan đang tiếp tục thực hiện cam kết đối với công lý, hòa bình và tự do,” Phó Chủ-tịch của USCIRF, Tony Perkins cho biết trong một tuyên bố. “Những biện pháp mới này rất quan trọng để bảo vệ quyền tự do của người dân Sudan để họ được tự do lựa chọn và thực hành đức tin của mình mà không bị trừng phạt.

Vào tháng trước, một nhóm gồm 29 tổ chức phi chính phủ cho biết các sửa đổi chưa đi đủ xa và không giải quyết được các nguyên tắc cơ bản về nhân quyền.

‘Điều này phải được thực thi’

Việc ký kết tuyên bố hòa bình là nhằm chấm dứt nhiều năm chiến tranh ở Darfur và các bang Nam Kordofan và Blue Nile của Sudan, vốn đã khiến ít nhất 300.000 người thiệt mạng và 2,7 triệu người phải di dời chỉ riêng ở Darfur, theo Liên Hiệp Quốc.

Đúng như dự đoán, thỏa thuận hòa bình và động thái chấm dứt 30 năm theo luật Hồi giáo không phải là không gặp sự chống đối. Các nhóm Hồi giáo trung thành với al-Bashir đã thách thức các quyết định gần đây của chính phủ, nhấn mạnh luật Sharia nên duy trì hiệu lực cũng như kêu gọi quân đội can thiệp và “bảo vệ luật pháp của Chúa”.

Và không phải tất cả các nhóm nổi dậy đều ủng hộ thay đổi này. Phong-trào Giải-phóng Nhân-dân Sudan ở miền Bắc, đã đấu tranh giành quyền tự quyết ở khu vực Nam Kordofan nơi có nhiều Cơ-đốc nhân sinh sống, cho biết hiệp định này thiếu sự tách biệt rõ ràng giữa nhà nước và tôn giáo cũng như các biện pháp bảo vệ bình đẳng về quyền công dân và cơ hội kinh tế, ChristianToday đã đưa tin.

Tuy nhiên, các nhà phân tích hy vọng các nhóm sẽ chấp nhận thay đổi này. “Đó là một thỏa thuận của Sudan, được đàm phán bởi Sudan mà không có thời hạn hay tác động từ bên ngoài. Cả hai bên đều biết rằng điều này phải được thực thi nếu không thử nghiệm dân chủ sẽ thất bại,” Edward Thomas, thành viên của Viện Rift Valley ở Kenya (một tổ chức nghiên cứu và đào tạo độc lập, phi lợi nhuận), và Alex de Waal, là giám đốc điều hành của Tổ-chức Hòa-bình Thế-giới tại Đại-học Tufts ở Mỹ, cho biết.

Cầu nguyện với Hội-thánh ở Sudan

Ngợi khen Đức Chúa Trời vì bước tiến mới nhất giúp các Cơ-đốc nhân ở Sudan có thể thờ phượng Chúa Giê-xu trong hòa bình.

Hãy cầu nguyện cho chính phủ lâm thời có sự khôn ngoan và bãi bỏ các luật báng bổ và khuôn phép lễ nghi nơi công cộng, cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản đăng ký của nhà thờ.

Cầu nguyện để các nhóm tôn giáo thiểu số sẽ được phép có đại diện trong Bộ Tôn Giáo với các đại biểu mà họ đã tự mình chọn ra.

Dịch: Eunice Tu

Nguồn: opendoorsusa.org

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like