Home Chuyên Đề Tại Sao Chúa Cho Phép Đại Dịch Covid-19 Xảy Ra?

Tại Sao Chúa Cho Phép Đại Dịch Covid-19 Xảy Ra?

by Billy Graham
30 đọc

Dường như có nhiều câu hỏi hơn câu trả lời khi cộng đồng khoa học và y tế làm hết sức mình để chống lại sự lây lan nhanh chóng của COVID-19. Đại dịch cũng đã gây ra sự tò mò về tâm linh. Sau đây, ông Will Graham, phó chủ tịch Hiệp hội Truyền giáo Billy Graham và là giám đốc điều hành của Trung tâm đào tạo Billy Graham tại The Cove, xin chia sẻ câu trả lời của ông cho câu hỏi chung về sự bùng phát của coronavirus

Câu hỏi: Tại sao Chúa cho phép đại dịch toàn cầu này xảy ra?

Trả lời: Sự thật của vấn đề này tôi không biết, và có thể tôi không thể đưa ra câu trả lời thỏa mãn câu hỏi này. Theo phần trình bày này, chúng ta có thể học được một vài điều từ Kinh Thánh.

Đầu tiên, để giải quyết một khủng hoảng với khái niệm hiểu sai, các thảm họa không nhất thiết phải là phán xét của Chúa. Chẳng hạn, trong sách Gióp, chúng ta thấy sự đau khổ tột cùng của một người đàn ông,  “người ấy vốn trọn vẹn và ngay thẳng; kính sợ Đức Chúa Trời, và lánh khỏi điều ác.” (Gióp 1: 1). Trên thực tế, sự đau khổ của ông là vì ông trung tín, không có cách nào khác cả.

Trong Lu-ca 13:1-5, một cuộc trò chuyện diễn ra, Chúa Giê-xu nghe về thảm kịch: Phi-lát giết mấy người Ga-li-lê, và mười tám người bị tháp Si-lô-ê ngã xuống đè chết.

“Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Các ngươi tưởng mấy người đó vì chịu khốn nạn dường ấy, có tội lỗi trọng hơn mọi người Ga-li-lê khác sao? Ta nói cùng các ngươi, không phải; song nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy sẽ bị hư mất như vậy.”

Nói cách khác, các cuộc khủng hoảng sẽ đến trong thế giới sa ngã này, nhưng điều quan trọng nhất là đời sống tâm linh, chứ không phải thể chất.

Thứ hai, qua cách nhìn vào ông Gióp, chúng ta biết rằng Sa-tan đang làm việc trong thời đại hiện nay, gây ra đau khổ. Tôi không nói rằng Sa-tan gây ra tất cả đau khổ. Một số do chúng ta tự đưa ra quyết định kém. Tuy nhiên, cái ác trong thế giới này là lãnh địa của Sa-tan. Sa-tan cầu xin Chúa hãy để nó tàn phá người trung tín theo Chúa (Gióp 1:6-12).

Cuối cùng, trong một số tình huống, như trong sách Gióp chương 1, chúng ta thấy Chúa cho phép đau khổ diễn ra, mặc dù Ngài không phải là tác giả của nó. Đồng thời, (trong Gióp 42) Ngài đã khắc phục những bất công và phục hồi cho Gióp, Ngài ban cho ông gấp đôi những điều ông có trước.

Xin lưu ý, khi chúng ta xem Gióp chương 42, ông vẫn mang vết sẹo thử thách. Mặc dù ông được ban phước có một thế hệ mới có những con cháu trai và gái và nhiều nguồn lực hơn trước, nhưng anh chị em của ông vẫn đến thăm để cho ông thấy sự cảm thông và thoải mái trong tình trạng cảm xúc hỗn loạn.

Tương tự như vậy, mặc dù chúng ta thấy điều tốt ngay trong cơn thảm họa, chúng ta vẫn có thể cảm thấy đau đớn kéo dài. Tôi tin rằng đây là cái giá của cuộc sống trong một thế giới sụp đổ và tan vỡ.

Tôi không hiểu và tôi không có tất cả các câu trả lời, nhưng tôi vẫn bám vào hứa ngôn trong Giăng 16:33, Chúa Giê-xu phán: “Ta đã bảo các ngươi những điều đó, hầu cho các ngươi có lòng bình yên trong ta. Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi!”

Đau khổ tồn tại, nhưng chúng ta có thể có hy vọng vào những hứa ngôn vĩnh hằng của Chúa Giê-xu.

Dịch: NTKA

Nguồn: Billygraham.org

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like