Home Chuyên Đề Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn – Phần 10: Trở nên yếu đuối để chia sẻ câu chuyện của chính mình

Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn – Phần 10: Trở nên yếu đuối để chia sẻ câu chuyện của chính mình

by AdrianChua
30 đọc

“Vậy hãy xưng tội cùng nhau và cầu nguyện cho nhau, hầu cho anh em được lành bịnh.” (Gia-cơ 5:16)

Ba đặc tính đặc trưng hàng đầu của những gia đình rối loạn chính là “không nói chuyện,” “không cảm thông,” và “không tin tưởng” nhau. Tuy nhiên, học cách mở lòng để chân thành sẻ chia, cởi mở chuyện trò và bày tỏ cảm xúc lẫn tin tưởng nhau là điều vô cùng quan trọng trong tiến trình được phục hồi.

Thực tế, những người lớn lên trong một gia đình rối loạn hay có nhiều nan đề có xu hướng không đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho nhau, vì vậy, đã gây ra tổn thương, đau khổ, thất vọng và bối rối cho các thành viên khác. Tuy nhiên, cách hiệu quả để tạo điều kiện cho việc thấu hiểu và trải nghiệm những cảm giác của chúng ta là nói về chúng với những người đáng tin và mang đến sự khích lệ cho mình. Bởi lẽ chia sẻ mang đến ích lợi dẫu cho chúng ta nói lắp hoặc lan man lúc ban đầu. Và một trong những lý do khiến con người ta không có đủ sự khích lệ hay ủng hộ trong tiến trình chữa ấy chính là vì họ đã không mở lòng về đời sống của mình với người khác. Vì vậy hãy dám mạo hiểm và bày tỏ chính xác những gì chúng ta cảm nhận, ngay cả khi đó là sự tức giận, xấu hổ, tội lỗi hay bất kể điều gì thậm chí không quan trọng hay đáng để đề cập đến.

Và dĩ nhiên khi chúng ta làm được điều đó, nó mang đến sức mạnh bứt phá cho sự chữa lành. Vì cớ, việc kể câu chuyện của chúng ta là một hành động mạnh mẽ cho việc khai phá và chữa lành đứa trẻ nội tâm ẩn sâu trong tâm hồn chúng ta. Đó cũng chính là nền tảng của quá trình khám phá ấy. Hơn nữa, khi chúng ta đối diện với chính mình hay việc độc thoại nội tâm sẽ giúp chúng ta bộc lộ chính mình và nhận thức được rằng chúng ta đã thực sự trải qua chấn thương, lạm dụng, mất mát, đau khổ và tổn thương. Chỉ sau đó chúng ta mới có thể cam kết đối diện với cảm xúc đau buồn. Tuy nhiên, chúng ta không thể chữa lành sự xấu hổ một mình. Chúng ta cần những người khác giúp đỡ trong tiến trình chữa lành ấy.

Câu chuyện của chúng ta có thể bày tỏ cho chúng ta hiểu nhiều điều về bản thân. Khi kể câu chuyện của chính mình, chúng ta bắt đầu thấy sự kết nối giữa những gì chúng ta đang làm và những gì đã xảy ra với chúng ta thời thơ ấu, đó là một nỗ lực trong việc khai phá và chữa lành tâm hồn chúng ta. Hành động đơn giản này khiến não bộ chúng ta thực hiện đồng thời một số nhiệm vụ bao gồm sự hợp nhất những cảm giác, hành vi và ý thức. Trong quá trình này, chúng ta có thể nhận ra và điều chỉnh lại các sự kiện, hành vi và cảm xúc trong cuộc sống nên một tổng thể sáng suốt và lành mạnh hơn. Bởi lẽ não bộ chúng ta càng toàn vẹn bao nhiêu, nó càng lành mạnh bấy nhiêu.

Mặt khác, một phần quan trọng tạo nên thành công trong quá trình phục hồi là học cách gọi tên chính xác những gì đã xảy ra và những điều đã cấu thành cảm xúc của chúng ta khi ấy cũng như học cách chịu đựng cảm xúc mà không cố gắng điều trị nó ngay. Để rồi bởi sự kiên nhẫn ấy chúng ta sẽ từ từ giải phóng những xung đột nội bộ chưa được giải quyết. Chúng ta dần khám phá ra rằng tương lai chúng ta là một đích đến chưa được xác định. Cuộc sống chúng ta là hiện tại, là nơi cuối cùng chúng ta có thể tìm được sự bình yên.

Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải nhận ra rằng sự chữa lành không xuất phát từ việc nhìn lại quá khứ mà hướng về tương lai. Thật dễ dàng để chúng ta quá bận lòng đến những nan đề trong quá khứ để rồi cứ tiếp tục nuôi hy vọng không hồi kết. Điều ấy chỉ khiến sự phẫn nộ bên trong chúng ta càng lớn thêm,  dẫn đến các bệnh gây nên do căng thẳng và vô tình trở nên nạn nhân của chu kỳ không lành mạnh.

Trái lại, một trong những nguyên tắc của sự chữa lành là học cách sống “từng ngày một”. Mặc dù chữa lành đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng có được sự nhìn nhận này có thể thay đổi quan điểm của chúng ta ngay lập tức, điều ấy giúp cho cuộc hành trình của chúng ta trở nên ý nghĩa và đứng vững trong thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, nếu chúng ta không có người đáng tin cậy để nói chuyện, chúng ta có thể viết xuống câu chuyện và cảm nhận của bản thân. Khi đã viết xuống đầy đủ những gì chúng ta đã trải qua, chúng ta sẽ cũng khám phá ra cách chúng ta cảm nhận và học được cách đối diện với những sự đau buồn. Mặt khác, cũng rất quan trọng để nhận ra rằng cuối cùng sự chữa lành là công việc do chính Đức Thánh Linh vận hành và ban cho năng quyền, do đó, điều quan trọng là nhận được sự dẫn dắt của Ngài chứ không chỉ làm theo chuyên môn. Thật vậy, lắm khi, chúng ta cần chỉ cần giãi bày với Chúa và đôi khi cũng cần giãi bày với con người.

Dịch: Someone

Nguồn: Adrian Chua

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like