Home Dưỡng Linh Mạnh Sức Trong Chúa – Phần 9: Khôi phục và giữ niềm vui

Mạnh Sức Trong Chúa – Phần 9: Khôi phục và giữ niềm vui

by AdrianChua
30 đọc

“Đức Chúa Trời  được tôn cao nhất trong chúng ta khi chúng ta hoàn toàn thỏa lòng với Ngài”.

John Piper, một mục sư cải chánh Báp-tít, đã đặt ra thuật ngữ này trong cuốn sách năm 1986 của ông, “Khao khát Chúa” khi ông tóm tắt triết lý của đời sống Cơ đốc nhân.

Do đó, nếu chúng ta thành tâm mong muốn tôn vinh danh Ngài trong cuộc sống, trước tiên chúng ta phải học cách thỏa lòng nơi Ngài và làm thế nào để có được niềm vui trọn vẹn trong Ngài! Vinh quang của Đức Chúa Trời  và niềm vui của chúng ta không phải không song hành, hay loại trừ lẫn nhau như nhiều người đã nghĩ, nhưng đồng hành.

Giăng 15:11 đã chép:

 “11 Ta nói cùng các ngươi những điều đó, hầu cho sự vui mừng của ta ở trong các ngươi, và sự vui mừng các ngươi được trọn vẹn.” 

Điều quan trọng cần lưu ý là trong câu này, Chúa Giê-xu đã nói với các môn đồ, với những Cơ đốc nhân. Vậy, Ngài vẫn nói điều này mặc dù các môn đồ đã ở với Ngài gần ba năm, có lẽ vì các môn đồ không có niềm vui liên tục trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để chúng ta có được niềm vui trọn vẹn này?

Trước mặt Chúa có trọn sự khoái lạc 

Thi Thiên 16:11 có chép rằng:

   “11 Chúa sẽ chỉ cho tôi biết con đường sự sống;

 Trước mặt Chúa có trọn sự khoái lạc,

 Tại bên hữu Chúa có điều vui sướng vô cùng.”

Dường như có một nhận định trong câu này – Con đường cuộc đời dẫn chúng ta đến trước mặt Chúa để chúng ta có niềm vui trọn vẹn. Do đó, nếu chúng ta không tận hưởng niềm vui trọn vẹn hay tệ hơn, nếu chúng ta đã mất niềm vui, thì có lẽ chúng ta đang đi sai đường. Và từ câu này, chúng ta cũng học được rằng có những mức độ của niềm vui, một niềm vui trọn vẹn được tìm thấy trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

Nếu chúng ta muốn tận hưởng niềm vui trọn vẹn trong Chúa, chúng ta cần kiểm tra cuộc sống và con đường chúng ta đang đi. Chúng ta cần phải ăn năn tất cả những “ngã rẽ sai lầm” và trở về với con đường của Chúa. Cách để bảo đảm niềm vui của chúng ta, để giữ nó mãi mãi là dành thời gian đến với Chúa. Vậy làm thế nào để chúng ta đến với Chúa?

Cảm tạ – Cánh cửa đến với Đức Chúa Trời

 Thi Thiên 100: 4 có chép:

 “4 Hãy cảm tạ mà vào các cửa Ngài,

 Hãy ngợi khen mà vào hành lang Ngài,

 Khá cảm tạ Ngài, chúc tụng danh của Ngài.”

“Hành lanh” và “các cửa”  trong câu này đề cập đến hội thánh, nơi thờ phượng trong Cựu Ước nơi Đức Chúa Trời sẽ gặp gỡ dân của Ngài. Do đó, cảm tạ là cánh cửa đầu tiên để đến với Chúa, con đường của sự sống đến với sự khoan dung, ân điển và đầy ơn của Chúa.

Có một mối liên hệ lớn giữa lòng biết ơn và niềm vui. Sự biết ơn dựa trên nhận thức. Đó không phải là sự biết ơn mù quáng hay sự biết ơn bắt buộc. Thay vào đó hãy giữ cho đôi mắt chúng ta mở để xem những gì Đức Chúa Trời đã làm và đang làm, và đáp lại bằng cách công bố lòng biết ơn. Do đó, “suy nghĩ” và “cảm ơn” có liên quan đến nhau. Trước khi một người có thể cảm ơn đúng cách, người đó cần phải suy nghĩ đúng đắn. Những người biết nghĩ và biết đếm phước lành sẽ được cảm động để cảm ơn Ngài, Đấng đầy ơn ban cho tất cả.

Đức Chúa Trời  của chúng ta là nguồn sống mà mọi phước lành tuôn tràn. Chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào Chúa suốt đời. Tất cả những gì chúng ta trở nên và đang có là một món quà của Đức Chúa Trời tốt lành và ân điển.  “28  Vì tại trong Ngài, chúng ta được sống, động, và có, y như xưa một vài thi nhân của các ngươi có nói rằng: Chúng ta cũng là dòng dõi của Ngài (Công vụ các sứ đồ 17:28). Để cụ thể hơn, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chính nhờ Ngài mà chúng ta tiếp tục thưởng thức thực phẩm, sức khỏe, gia đình, sự nghiệp, đất nước, v.v…

Cảm tạ không phải là phủ nhận những nan đề thực sự chúng ta đang gặp phải, hay bị thổi phồng lên trong sự giả hình. Thay vào đó, đó là kết quả của suy nghĩ đúng đắn, tức là nhận ra chúng ta phục vụ một Đức Chúa Trời vượt lên trên mọi hoàn cảnh và tin rằng Ngài có thể khiến mọi việc hiệp lại làm ích của chúng ta!

 1 Tê-sa-lô-ni-ca. 5:18 đã chép:

“18 phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy.” 

Cuối cùng, Phao-lô đã khuyên chúng ta cảm tạ trong mọi hoàn cảnh sống vì đó là ý muốn của Đức Chúa Trời  dành cho chúng ta. Không có ngoại lệ, không có lời bào chữa, không có gì nằm ngoài những thước đo đó, nhưng trong tất cả mọi thứ hãy tạ ơn. Chúng ta phải biết ơn vì một trái tim biết ơn không xuất phát từ hoàn cảnh sống mà là từ chính nguồn sống. Chúng ta tạ ơn vì Chúa là chủ tể muôn vật, Chúa là tình yêu, Chúa thành tín , Chúa là Đấng tốt lành, v.v. Nói cách khác, chúng ta cảm tạ vì chúng ta tin vào bản chất và thiên tính của Đức Chúa Trời. Cảm tạ là lối sống và thái độ tối thiểu của Cơ đốc nhân.

Nguyên tắc bao trùm tất cả những điều này nằm ở sách Rô-ma 8:28  “28 Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn  Ngài đã định”. Ngay cả khi vấn đề không tốt, Đức Chúa Trời sẽ lấy những gì xấu xa để biến nó thành mục đích tốt đẹp cho sự tốt lành và vinh quang vĩnh cửu của chúng ta. Nếu chúng ta thực sự tin rằng Chúa đang làm việc, kiểm soát tất cả các tình huống của cuộc sống, hòa trộn tất cả chúng lại với nhau, từng thứ. để đưa đến một mục tiêu được hoạch định tốt nhất vì lợi ích và vinh quang của chúng ta, sau đó chúng ta có thể biết ơn vì chúng ta biết bất cứ điều gì xảy ra với chúng ta phù hợp với kế hoạch cuối cùng của Ngài!

Và quan trọng hơn, cảm tạ là con đường của sự sống và là cánh cửa dẫn đến chân Chúa và ở đó chúng ta có thể tận hưởng niềm vui trọn vẹn.

 Dịch: Hoàng Gia

Nguồn: Arian Chua

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like