Home Dưỡng Linh Mạnh sức trong Chúa – Phần 8: Mạnh sức bản thân qua niềm vui

Mạnh sức trong Chúa – Phần 8: Mạnh sức bản thân qua niềm vui

by AdrianChua
30 đọc

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng!  (Tôn Vũ – Binh pháp tôn tử)

Do đó, thành công phụ thuộc vào sự chuẩn bị, dự đoán mọi chiến lược đối thủ có thể sử dụng để chống lại chúng ta và định trước cách phản đòn để khi cuộc tấn công xảy ra, hành động thích hợp có thể trở thành bản năng và tự động.

Vì lý do đó, Phi-e-rơ cảnh báo chúng ta “8 Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được (1 Phi-e-rơ 5:8). Và Phao-lô cũng nhắc nhở chúng ta không được quên kẻ thù của mình “11 hầu đừng để cho quỉ Sa-tan thắng chúng ta, vì chúng ta chẳng phải là không biết mưu chước của nó” (2 Cô-rinh-tô 2:11)

Niềm vui của Chúa là sức mạnh của chúng ta

Nê-hê-mi 8:10 có chép:

 “10 Nê-hê-mi nói với chúng rằng: Hãy đi ăn vật gì béo, uống đồ gì ngọt, và hãy gởi phần cho những người không có sắm sửa gì hết; vì ngày nay là thánh, biệt riêng ra cho Chúa của chúng ta. Chớ buồn thảm, vì sự vui vẻ của Đức Giê-hô-va là sức lực của các ngươi.”

Nếu niềm vui của Chúa là sức mạnh của chúng ta, thì niềm vui là trọng tâm chính để kẻ thù tấn công; vì nếu chúng ta đánh mất niềm vui, chúng ta sẽ không có sức mạnh để mạnh sức chính mình trong Chúa. Mặt khác, nếu chúng ta học cách giữ sự vui vẻ của Chúa trong chúng ta, chúng ta có sức mạnh để vượt qua mọi tình huống trong cuộc sống. Do đó, niềm vui giống như hệ thống miễn dịch trong tinh thần của chúng ta trước mọi cuộc tấn công cảm xúc từ kẻ thù.

Một Cơ đốc nhân không có niềm vui cũng như một người không có khả năng miễn dịch chống lại các cuộc tấn công của Sa-tan. Do đó, Sa-tan sử dụng tất cả các loại thử thách trong cuộc sống để cướp đi niềm vui của chúng ta. Bởi vì một khi hệ thống miễn dịch của chúng ta ngừng hoạt động, Sa-tan có thể dễ dàng tấn công và đánh bại chúng ta.

Gia-cơ 1:2 đã chép rằng:

 “2 Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn.”

 Trong câu này, sứ đồ Gia-cơ không chỉ bảo chúng ta giữ thái độ và tinh thần đúng đắn khi chúng ta rơi vào những thử thách khác nhau trong cuộc sống; đúng hơn, ông đã cho chúng ta Chìa Khóa để thoát khỏi những thử thách và cám dỗ, vì cách duy nhất để vượt qua mọi cám dỗ và thử thách là nhờ Niềm vui của Chúa.

Niềm vui & Hạnh phúc

Niềm vui bao gồm hạnh phúc nhưng hạnh phúc không nhất thiết bao gồm niềm vui. Niềm vui thường nhất quán hơn và được nuôi dưỡng bên trong chúng ta. Niềm vui đến khi chúng ta học cách làm hòa với anh em chúng ta trước mặt Chúa, trong khi hạnh phúc có xu hướng đến từ bên ngoài và dựa trên hoàn cảnh, sự vật, địa điểm, suy nghĩ và sự kiện.

Hạnh phúc là được thỏa mãn trong tâm hồn và thể xác. Tuy nhiên, khi Kinh Thánh nói về Niềm vui của Chúa, không phải là nói về cảm giác hay kinh nghiệm mà là được thỏa mãn về tinh thần. Niềm vui là một cái gì đó bên trong chúng ta, đến từ tinh thần. Chúng ta có thể có niềm vui bất chấp mọi hoàn cảnh trong cuộc sống.

Thư Phi-líp được viết khi Phao-lô ở trong tù, nhưng đó là một thư tín đầy niềm vui. Trong thực tế, từ khóa trong bức thư này là sự vui mừng. Ở Phi-líp 4:4, Phao-lô khích lệ chúng ta “4 Hãy vui mừng trong Chúa luôn luônPhao-lô đang dạy chúng ta rằng niềm vui đến từ quan điểm đúng đắn và quan trọng nhất, niềm vui là một sự lựa chọn. Nó không phải cảm xúc, mà là một lựa chọn mà chúng ta phải thực hiện mỗi ngày.

Trong 2 Cô-rinh-tô 8:2, Phao-lô đã khích lệ người Cô-rinh-tô thực hiện lời hứa dâng hiến cho các hội thánh ở Giê-xu-sa-lem. Để khích lệ lòng rộng rãi của họ, Phao-lô đã nhắc tới lòng rộng rãi của các hội thánh ở xứ Ma-xê-đoan và Phao-lô đã nói một điều khác thường nhất, “2 Đang khi họ chịu nhiều hoạn nạn thử thách, thì lòng quá vui mừng, và cơn rất nghèo khó của họ đã rải rộng ra sự dư dật của lòng rộng rãi mình”. những hội thánh này đã trải qua thử thách nghiêm trọng và họ cũng sống trong cảnh “rất nghèo khó”, tuy nhiên, tấm lòng họ vẫn “quá vui mừng”.

Đức tin của Phao-lô – buồn rầu, nhưng luôn vui mừng

2 Cô-rinh-tô 6:3-5 đã chép:

“ 3 Chúng tôi chẳng làm cho ai vấp phạm, hầu cho chức vụ của mình khỏi bị một tiếng chê bai nào. 4 Nhưng chúng tôi làm cho mình đáng trượng trong mọi sự, như kẻ hầu việc Đức Chúa Trời, bởi lòng nhịn nhục lắm trong những sự hoạn nạn thiếu thốn, khốn khổ, 5 đòn vọt, lao tù, rối loạn, khó nhọc, tỉnh thức, kiêng ăn;”

Và ở câu 10 “ngó như buồn rầu, mà thường được vui mừng; ngó như nghèo ngặt, mà thật làm cho nhiều người được giàu có; ngó như không có gì cả, mà có đủ mọi sự”!

Phao-lô đã trải qua nhiều đau đớn và đau khổ trong chức vụ, tuy nhiên, ông không cho phép nó làm dập tắt niềm vui. Giữa mọi đau khổ, ông chọn vui mừng trong Chúa luôn!

 Đức tin của Ha-ba-cúc

Trong số các sách tiên tri, Ha-ba-cúc có phần độc đáo ở chỗ nó không bao gồm lời sấm truyền nào tới dân I-sơ-ra-ên. Nó đúng hơn là một cuộc đối thoại giữa nhà tiên tri và Đức Chúa Trời .

Hai đoạn đầu tiên xoay quanh các câu hỏi của Ha-ba-cúc và câu trả lời của Đức Chúa Trời. Ha-ba-cúc đã chứng kiến ​​sự suy đồi nhanh chóng về đạo đức và thuộc linh của dân Giu-đa, và điều này làm ông vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, câu trả lời của Chúa làm ông khó hiểu hơn nữa. Làm thế nào một Đức Chúa Trời tốt lành và công chính có thể sử dụng một quốc gia độc ác hơn (Ba-by-lon) để trừng phạt một dân ít độc ác hơn (Giu-đa)? Chúa nói rõ rằng cả hai quốc gia sẽ bị phán xét và trừng phạt thích đáng vì tội lỗi của họ. Mặc dù Ha-ba-cúc có thể không hoàn toàn hiểu được, ông đã học cách vâng theo sự tể trị của Đức Chúa Trời và tin vào sự khôn ngoan và công bình của Ngài. Điều này khiến ông cuối cùng đáp lại bằng một lời xưng nhận đức tin đẹp đẽ và có lẽ là một trong những tuyên bố đức tin mạnh mẽ nhất trong Kinh thánh. Ha-ba-cúc quyết tâm vui mừng với Chúa ngay cả khi mọi thứ khác trong cuộc sống gặp vấn đề.

Ha-ba-cúc 3:17-19 đã chép

    “17 Vì dầu cây vả sẽ không nứt lộc nữa,

 Và sẽ không có trái trên những cây nho;

 Cây ô-li-ve không sanh sản,

 Và chẳng có ruộng nào sanh ra đồ ăn;

 Bầy chiên sẽ bị dứt khỏi ràn,

 Và không có bầy bò trong chuồng nữa.

 18 Dầu vậy, tôi sẽ vui mừng trong Đức Giê-hô-va,

 Tôi sẽ hớn hở trong Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi tôi.

 19 Đức Giê-hô-va là Chúa, là sức mạnh của tôi,

 Ngài làm cho chân tôi giống như chân con hươu,

 Khiến tôi đi trên các nơi cao của mình.

Cụm từ quan trọng, “4 Nầy, lòng người kiêu ngạo, không có sự ngay thẳng trong nó; song người công bình thì sống bởi đức tin mình” trong Ha-ba-cúc câu 2:4 đã tóm tắt kế hoạch của Đức Chúa Trời  cho con cái của Ngài. Vâng, chỉ khi chúng ta có thể hoàn toàn nắm lấy bản chất và thiên cách của Đức Chúa Trời, chúng ta luôn có thể vui mừng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào!

Dịch: Hoàng Gia

Nguồn: Arian Chua

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like